ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Cần tăng cường thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

Ngày đăng: 11 | 06 | 2024

Trước thực trạng ô nhiễm không khí toàn cầu, WHO cho rằng, các quốc gia phải có cam kết mạnh mẽ hơn trong cải thiện chất lượng không khí. Theo đó, cần tăng cường năng lực hệ thống theo dõi, giám sát chất lượng không khí và chia sẻ thông tin, số liệu với công chúng, nhằm tăng cường các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu phát thải khí trong giai đoạn ô nhiễm không khí đã vượt quá ngưỡng khuyến cáo này. Đồng thời, nguồn gây ô nhiễm cần được xác định thấu đáo trong xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch dài hạn nhằm đảm bảo không khí sạch.

    Chính sách giảm ô nhiễm không khí được WHO đưa ra bao gồm cả những công nghệ sạch nhằm giảm phát thải khí công nghiệp; cải thiện quản lý chất thải đô thị và nông nghiệp; thu hồi khí mê tan từ các bãi thải để thay thế cho thiêu đốt rác; đảm bảo tiếp cận năng lượng sạch tại hộ gia đình dùng vào đun nấu, sưởi ấm và chiếu sáng.

    Một giải pháp cần ưu tiên là sử dụng phương tiện vận chuyển đô thị với tốc độ cao, các mạng lưới đi bộ và đi xe đạp trong thành phố; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt giữa các đô thị. Cùng với thay đổi phương tiện di chuyển, cần tăng cường thực hiện chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch, ít phát khí thải (nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp), năng lượng có thể tái tạo được như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và thủy điện; cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của các tòa nhà, giúp thành phố xanh hơn…

    Tại Việt Nam, theo nhận định của Bộ TN&MT, trong thời gian tới, nước ta sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ sự phục hồi, phát triển của các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, nhất là sau đại dịch Covid-19, do đó sẽ gây áp lực rất lớn đối với môi trường không khí. Cùng với đó, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, làm phát sinh nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế, gia tăng bệnh dịch và rủi ro về sức khỏe cộng đồng… Trong khi đó, công tác quản lý và kiểm soát các nguồn ô nhiễm không khí của Việt Nam còn nhiều bất cập như: Văn bản pháp luật về quản lý môi trường không khí chưa hoàn thiện; chưa có Luật không khí sạch; công nghệ sản xuất của nhiều ngành công nghiệp lạc hậu; nguồn lực đầu tư cho BVMT không khí hạn chế; công tác quản lý nguồn thải ô nhiễm không khí chưa đáp ứng yêu cầu; ý thức BVMT không khí của người dân chưa cao.

    Để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay, cần hoàn thiện hệ thống chính sách và các quy định pháp luật để quản lý chất lượng môi trường không khí; nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy quản lý môi trường không khí ở Trung ương và các địa phương; tăng cường kiểm soát, kiểm tra nguồn thải từ các phương tiện giao thông cơ giới. Tập trung kiểm soát, kiểm tra,  xử lý nghiêm ngặt các nguồn thải ô nhiễm bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng mới và sửa chữa công trình nhà cửa, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; phổ biến áp dụng các công nghệ xây dựng ít ô nhiễm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải bụi phát sinh từ vận chuyển nguyên vật liệu rời, đặc biệt là vận chuyển về ban đêm. Thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý đúng kỹ thuật vệ sinh 100% rác thải của đô thị; Giáo dục nhân dân giữ gìn vệ sinh đường phố, không xả rác ra đường, cống, rãnh. Kiểm soát nguồn thải công nghiệp chặt chẽ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý bụi phát sinh từ sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ở bên trong cũng như xung quanh các khu vực đô thị. Vận động nhân dân và áp dụng các chính sách ưu đãi để đạt được mục tiêu đến năm 2030 không còn bếp đun than ở các đô thị; đối với người dân ngoại thành áp dụng các công nghệ xử lý rơm rạ hợp lý, chấm dứt việc đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch nông nghiệp.

    Trước thực trạng các chỉ số chất lượng không khí đang ở mức báo động như hiện nay, TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp. Trong đó có giải pháp kiểm soát phát thải khí thải từ ô tô, xe máy, tăng cường các phương tiện giao thông xanh như xe chạy bằng nhiên liệu sạch, ô tô điện, xe máy điện hiện đã xuất hiện trên thị trường, đây cũng là một giải pháp lâu dài cho việc giảm thiểu ô nhiễm không khí. Đồng thời, cần khuyến khích sử dụng nhiều hơn phương tiện công cộng như xe bus, xe điện trên cao; kiểm soát tốt việc đốt rác trong tự nhiên, che chắn kín những công trình xây dựng và kiểm soát thật chặt quá trình sản xuất công nghiệp. Đối với những ngày có chỉ số AQI cao, người dân cần hạn chế ra đường nếu không có việc thật sự cần thiết. Những khung giờ cao điểm, lưu lượng xe đi lại tăng, người dân cũng cần tránh lưu thông để giảm thiểu lượng bụi hít phải trong không khí. Khi cần đi ra ngoài, nên đi tranh thủ để hạn chế thời gian di chuyển, lưu lại trên đường", TS. Hoàng Dương Tùng khuyến cáo.

    Sau khi Luật BVMT 2020 có hiệu lực, nhiều Nghị định, Thông tư đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý trong thực hiện BVMT không khí. Đặc biệt, theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ, trường hợp ô nhiễm không khí ở mức nghiêm trọng, tùy vào quy mô và mức độ, cơ quan quản lý có thể đưa ra các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ người dân và cải thiện chất lượng không khí.

    Trong những hoàn cảnh đặc biệt, nếu không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trong khoảng thời gian dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, theo cấp độ Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp trên phạm vi quốc gia, UBND tỉnh thành phố sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp khẩn cấp trên địa bàn quản lý. Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi nội tỉnh, UBND cấp tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp như hạn chế, tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí thải lưu lượng lớn ra môi trường và thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Hạn chế, phân luồng hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đường bộ, thậm chí được phép đưa ra các quy định cấm hay hạn chế phương tiện đi vào tỉnh, thành phố.

Bào Bình

(Theo tapchimoitruong.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Bàn về hành vi vi phạm nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do sự kiện bất khả kháng

12-6-2024

Các nguyên nhân thuộc sự kiện bất ngờ, trở ngại khách quan và sự kiện bất khả kháng đã gây ảnh hưởng và tác động đến hoạt động khai thác khoáng sản cho không ít doanh nghiệp trong khai thác khoáng sản.

Thiết lập tài khoản chất thải rắn theo Khung Hệ thống Hạch toán Kinh tế - Môi trường (SEEA-CF) của Liên hợp quốc - nghiên cứu thí điểm tại Quảng Ninh

12-6-2024

Khung Hệ thống Hạch toán Kinh tế - Môi trường là tiêu chuẩn thống kê quốc tế hướng dẫn đo lường môi trường và mối quan hệ của môi trường với nền kinh tế, xem xét sự thay đổi của các tài sản môi trường. Tài khoản chất thải rắn (CTR) rất hữu ích trong việc tổ chức thông tin về việc phát sinh chất thải rắn và quản lý dòng chất thải rắn đến các cơ sở tái chế, đến các bãi chôn lấp được kiểm soát hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Các thước đo về lượng chất thải tổng hợp hoặc số lượng từng loại chất thải cụ thể có thể là những chỉ số quan trọng về áp lực môi trường. Nghiên cứu thiết lập tài khoản CTR theo hướng dẫn của SEEA-CF đã được thí điểm tại tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu, đánh giá hiện trạng quản lý, xác định dòng chất thải từ nguồn phát sinh đến điểm xử lý cuối cùng, đồng thời, thiết lập tài khoản CTR trên cơ sở các dữ liệu thu thập và tính toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tài khoản CTR đã thể hiện khối lượng chất thải được phát sinh, thu gom, xử lý cũng như lượng tồn lưu trong môi trường cho các năm 2015 và 2022. Những thông tin này cung cấp một bức tranh tổng thể về hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý phù hợp, hiệu quả và bền vững trong thời gian tới.

Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam

13-6-2024

Thuế carbon là loại thuế được áp dụng trực tiếp cho việc sản xuất khí thải nhà kính hoặc nhiên liệu thải ra các loại khí thải này khi chúng bị đốt cháy, thường là các loại nhiên liệu hóa thạch. Cơ sở nền tảng của việc áp thuế carbon là đưa ra chi phí bổ sung cho mỗi tấn CO2 phát thải vào khí quyển. Vì thế, thuế carbon được xem là một chính sách kinh tế và là một công cụ hiệu quả về mặt chi phí để khuyến khích giảm phát thải khí nhà kính (KNK) tại nơi diễn ra phát thải theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả phí. Hiện nhiều quốc gia đã áp dụng thuế carbon nhằm thúc đẩy nền kinh tế giảm phát thải và điều này tác động rất lớn tới Việt Nam. Việc áp dụng thuế carbon như một công cụ chính thức tuy mang lại nhiều lợi ích trong việc giúp Việt Nam giảm phát thải và tăng thu ngân sách nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, do đó cần nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện thí điểm và áp dụng rộng rãi.

Cần bảo vệ những loài di cư trên thế giới

14-6-2024

Trên thế giới hiện có hàng tỷ động vật thường xuyên di chuyển mỗi năm. Các loài này di cư trên đất liền, dưới nước và trên bầu trời. Trong đó có một số loài mang tính biểu tượng nhất trên hành tinh như rùa biển, cá voi và cá mập trong đại dương; voi, mèo hoang và các loài có móng guốc băng qua đồng bằng và sa mạc; chim ăn thịt, chim nước và chim biết hót bay qua bầu trời và thậm chí cả các loài côn trùng như bướm vua. Chúng hường xuyên đi du lịch, đôi khi hàng ngàn dặm để đến được nơi chúng sinh sản hoặc kiếm ăn, tuy nhiên chúng cũng phải đối mặt với những thách thức và mối đe dọa to lớn trên đường đi. Khi các loài vượt qua biên giới quốc gia, sự sống còn của chúng phụ thuộc vào nỗ lực của tất cả các quốc gia nơi chúng sinh sống.

Thu phí chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng tại Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

14-6-2024

Với sự gia tăng không ngừng của dân số và sự phát triển kinh tế, lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động của xã hội cũng đã tăng lên đáng kể. Đây không chỉ là một vấn đề về môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và cả cơ sở hạ tầng đô thị. Trong bối cảnh này, áp dụng mô hình thu phí theo khối lượng hoặc thể tích chất thải trở nên cần thiết nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải, tạo động lực cho người dân tham gia vào các hoạt động tái chế và tái sử dụng. Các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canađa, Tây Ban Nha, Phần Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… đã áp dụng hệ thống thu phí chất thải rắn (CTR) theo lượng chất thải phát sinh hay chính sách trả tiền cho những gì bạn bỏ/ném đi (PAYT). Bài viết sẽ phân tích việc áp dụng PAYT tại Mỹ, một trong những quốc gia tiên phong và thành công khi thực hiện chương trình này, từ đó, đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong thực hiện công tác này tại Việt Nam.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo tồn và phát triển loài voi

14-6-2024

Voi là động vật có vú thuộc họ Elephantidae và là động vật trên cạn lớn nhất hiện nay. Trên thế giới hiện có ba loài được công nhận: voi đồng cỏ châu Phi, voi rừng châu Phi và voi châu Á. Trong thế kỷ qua, quần thể voi đã trải qua sự suy giảm đáng kể, voi châu Phi ước tính còn khoảng 350.000 cá thể phân bố ở 18 quốc gia ở châu Phi cận Sahara[1]; voi châu Á chỉ còn khoảng 8.000 - 11.000 cá thể phân bố ở 8 quốc gia, bao gồm Campuchia, miền Nam Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam [3]. Mối đe dọa lớn nhất đối với voi châu Phi là tội phạm động vật hoang dã, chủ yếu là săn trộm để buôn bán ngà voi bất hợp pháp, trong khi mối đe dọa lớn nhất đối với voi châu Á voi là mất môi trường sống, dẫn đến xung đột giữa người và voi. Trước thực trạng đó, các tổ chức bảo tồn trên thế giới đã ứng dụng khoa học công nghệ để theo dõi, quản lý loài voi nói riêng và động vật hoang dã nói chung.

Một số trường hợp điển hình trên thế giới về sử dụng công nghệ kỹ thuật số thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

14-6-2024

Công nghệ kỹ thuật số đã trở thành động lực cơ bản cho sự thay đổi của nhân loại trong thế kỷ XXI. Từ năm 2015, các quốc gia trên thế giới đã khai thác công nghệ kỹ thuật số để đẩy nhanh tiến độ đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) vào năm 2030. Theo đó, 17 SDG - trải rộng từ xóa đói giảm nghèo đến làm sạch đại dương cho đến thúc đẩy bình đẳng giới - đều đang nhận được sự thúc đẩy từ các chiến lược kỹ thuật số mới nhất.

Đánh thuế đất đô thị bỏ trống: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

14-6-2024

Hiện nay, Bộ Tài chính đang nghiên cứu xây dựng Dự thảo Luật Thuế Bất động sản (BĐS), trong đó có nội dung đánh thuế đối với nhà ở thứ hai, thuế đối với nhà, đất bỏ trống phù hợp với thông lệ quốc tế. Bài viết cung cấp một góc nhìn từ kinh nghiệm quốc tế đối với đất đô thị bỏ trống, hay còn gọi là thuế đất trống (TĐT). Đây là loại thuế chủ yếu do chính quyền địa phương ban hành với mục đích tạo thêm nguồn thu cho chính quyền thành phố và chống đầu cơ, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Định giá carbon và giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

17-6-2024

Để giảm phát thải khí nhà kính với chi phí hiệu quả nhất, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã và đang lựa chọn công cụ định giá carbon. Bắt nhịp với xu hướng này, Việt Nam cũng đang trong quá trình tăng cường năng lực xây dựng các công cụ thị trường, tạo điều kiện cho việc hình thành thị trường carbon.

Hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn khi thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường trong EVFTA 

18-6-2024

Định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần trợ giúp các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm thiểu phát thải ra ngoài môi trường...

Khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

19-6-2024

Trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, có nhiều quy định về hoạt động khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường.

Theo đó, hoạt động khoáng sản phải bảo đảm nhiều nguyên tắc, trong đó có 2 nguyên tắc liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường.

Đề xuất Dự thảo “Hướng dẫn kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT) trong ngành sản xuất giấy, bột giấy”

19-6-2024

Theo Điều 105, Luật BVMT năm 2020 và Điều 53 Nghị định số 08/NĐ-CP, ngành sản xuất giấy và bột giấy thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT) theo lộ trình do Chính phủ quy định; cung cấp thông tin theo yêu cầu để phục vụ xây dựng hướng dẫn kỹ thuật áp dụng BAT và khuyến khích chủ dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường áp dụng BAT đối với ít nhất một hoạt động hoặc công đoạn sản xuất sớm hơn lộ trình quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này. Trong khuôn khổ bài viết, nhóm tác giả giới thiệu sơ bộ đề xuất Dự thảo “Hướng dẫn kỹ thuật áp dụng BAT cho ngành sản xuất giấy, bột giấy” tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp để áp dụng BAT vào thực tiễn.