ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Đề xuất Dự thảo “Hướng dẫn kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT) trong ngành sản xuất giấy, bột giấy”

Ngày đăng: 19 | 06 | 2024

Theo Điều 105, Luật BVMT năm 2020 và Điều 53 Nghị định số 08/NĐ-CP, ngành sản xuất giấy và bột giấy thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT) theo lộ trình do Chính phủ quy định; cung cấp thông tin theo yêu cầu để phục vụ xây dựng hướng dẫn kỹ thuật áp dụng BAT và khuyến khích chủ dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường áp dụng BAT đối với ít nhất một hoạt động hoặc công đoạn sản xuất sớm hơn lộ trình quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này. Trong khuôn khổ bài viết, nhóm tác giả giới thiệu sơ bộ đề xuất Dự thảo “Hướng dẫn kỹ thuật áp dụng BAT cho ngành sản xuất giấy, bột giấy” tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp để áp dụng BAT vào thực tiễn.

   

Sản xuất giấy tại Tổng công ty Giấy Việt Nam

1. Giới thiệu tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật áp dụng BAT cho ngành sản xuất giấy, bột giấy

1.1. Khung dự thảo Hướng dẫn

    Nghiên cứu tài liệu BAT của các nước như Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Nga, nhóm tác giả so sánh các tài liệu và điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam và đã xây dựng Đề xuất Dự thảo “Hướng dẫn kỹ thuật áp dụng BAT cho ngành sản xuất giấy, bột giấy”, với các nội dung gồm:

    Phần 1. Khái quát về ngành sản xuất giấy, bột giấy: Mô tả về vài trò, giá trị sản xuất, các loại sản phẩm chính; Phân bố địa lý; Lao động; Dự báo nhu cầu phát triển của ngành đến 2030.

    Phần 2. Khái quát về quy trình công nghệ sản xuất giấy, bột giấy gồm: Quy trình công nghệ sản xuất: Bột giấy (Bột giấy hóa học và Bột giấy cơ học); Quy trình công nghệ sản xuất giấy (sản xuất giấy in, giấy viết, giấy photocopy; giấy tissue; giấy bao bì công nghiệp); Công nghệ sản xuất giấy đặc biệt; Đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất trong ngành.

    Phần 3. Thực trạng sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, các vấn đề tác động đến môi trường của sản xuất bột giấy, sản xuất giấy: Thực trạng sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu của ngành (Nguyên liệu; Sử dụng nước; Nhiên liệu; Hóa chất và phụ gia); Các tác động đến môi trường của sản xuất bột giấy; Các tác động đến môi trường của sản xuất giấy; Thực trạng kỹ thuật quản lý sử dụng tài nguyên và kiểm soát ô nhiễm: Kỹ thuật sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, kiểm soát ô nhiễm môi trường (không khí, nước, chất thải rắn, mùi, tiếng ồn).

    Tương tự cấu trúc của tài liệu tham chiếu BAT (BREF) Hàn Quốc nội dung về mô tả kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu là một phần rất quan trọng vì sẽ có rất nhiều BAT được dẫn chiếu theo các nội dung này.

    Phần 4. Xác định BAT: Quy trình xác định BAT cho ngành sản xuất giấy và bột giấy; Đề xuất các BAT cho ngành sản xuất giấy, bột giấy (Quản lý môi trường (BAT chung)); BAT về tiết kiệm năng lượng, nước và nguyên liệu; BAT về giảm phát thải; BAT theo sản phẩm.

    Phần 5. Hệ số phát thải theo BAT (BAT – AEL): Mức phát thải liên quan đến kỹ thuật tốt nhất hiện có đối với các chất gây ô nhiễm không khí trong sản xuất bột giấy, giấy và các tôngMức phát thải liên quan đến BAT đối với các chất gây ô nhiễm nước.

1.2. Đề xuất các BAT áp dụng cho ngành sản xuất giấy, bột giấy

    Các BAT được đề xuất áp dụng cho ngành sản xuất giấy, bột giấy đưa vào trong Dự thảo tài liệu được phân thành nhóm: Quản lý môi trường (BAT chung); BAT về tiết kiệm năng lượng, nước và nguyên liệu; BAT về giảm phát thải; BAT theo sản phẩm (Bột giấy hóa học (bột giấy kraft); Bột giấy cơ học (bột hóa nhiệt cơ); Giấy bao bì công nghiệp; Giấy vệ sinh).

    Các giải pháp kỹ thuật chi tiết của các BAT được nhóm nghiên cứu trình bày tại bản Dự thảo đầy đủ “Hướng dẫn kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT) trong ngành sản xuất giấy, bột giấy”. Tại đây là Đề xuất các BAT tóm tắt áp dụng cho ngành sản xuất giấy, bột giấy.

    a) Quản lý môi trường (BAT chung)

    BAT 1. Giảm thiểu tác động môi trường của một địa điểm kinh doanh, BAT phải vận hành Hệ thống quản lý môi trường (EMS) bao gồm xây dựng chính sách môi trường; Lập kế hoạch; Vận hành; Kiểm tra và Điều chỉnh.

    b) BAT về tiết kiệm năng lượng, nước và nguyên liệu

    BAT 2. Tiết kiệm năng lượng, BAT phải bảo trì đúng cách hệ thống nồi hơi/lò hơi sử dụng một hoặc kết hợp các kỹ thuật bao gồm (a) Hợp lý hóa quản lý vận hành nồi hơi/hệ thống hơi; (b) tận dụng nhiệt thải từ hệ thống lò hơi/lò hơi và (c) Ứng dụng thiết bị hiệu suất cao vào hệ thống lò hơi/lò hơi.

    BAT 3. Tiết kiệm năng lượng, BAT phải quản lý đúng cách các hệ thống khí nén bằng cách sử dụng kỹ thuật bao gồm: (a) Thay đổi ưu tiên; (b) Tận dụng nhiệt thải trong hệ thống khí nén; (c) Ứng dụng thiết bị hiệu suất cao vào hệ thống khí nén.

    BAT 4. Tiết kiệm năng lượng, BAT phải quản lý đúng cách các hệ thống bơm (bơm/quạt) bằng cách sử dụng kỹ thuật hoặc sự kết hợp của các kỹ thuật dưới đây về Điều tiết thay đổi tốc độ của quạt, thiết bị quạt gió và bơm.

    BAT 5. Tiết kiệm năng lượng, BAT phải thực hiện đánh giá năng lượng.

    BAT 6. Các kỹ thuật giảm phát thải không khí (bụi, NOx, Sox...).

    BAT 7. Các kỹ thuật giảm nước thải xả ra môi trường.

    BAT 8. Các kỹ thuật giảm chất thải rắn.

    BAT 9. Các kỹ thuật giảm phát thải nhất thời.

    BAT 10. Các kỹ thuật giảm mùi.        

    BAT 11. Hướng dẫn các kỹ thuật xử lý mùi.

    BAT 12. Kỹ thuật giảm phát thải các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.

    BAT 13. Quản lý tiếng ồn và độ rung.

    BAT 14. Kỹ thuật giảm ô nhiễm đất.

    c) BAT theo sản phẩm

    Bột giấy hóa học (bột giấy kraft)

    BAT 15. Nhằm giảm tổng lượng phát thải, BAT phải ngăn sự phát thải khuếch tán bằng cách thu giữ tất cả các khí thải lưu huỳnh có chứa lưu huỳnh dựa trên quy trình, bao gồm bộ phận xả hơi, bằng cách áp dụng tất cả các kỹ thuật bao gồm: (a) Khí thải thu gom vào hệ thống cần đảm bảo; (b) Hệ thống đo đạc không khí tự động được lắp đặt bên trong đầu ra khí đốt của nồi nấu, lò nung vôi, thiết bị thu hồi hóa chất, lò hơi để theo dõi các điều kiện vận hành quá trình đốt cháy, đồng thời giảm lượng khí thải NOx bằng cách cải thiện hiệu quả đốt.

    BAT 16. Để giảm phát thải chất ô nhiễm vào nguồn nước tiếp nhận từ nhà máy, BAT sử dụng tẩy trắng TCF hoặc ECF hiện đại và sự kết hợp phù hợp của các kỹ thuật bao gồm: (a) Áp dụng quy trình nấu cải tiến; (b) Xác định quy trình tẩy phù hợp từng loại nguyên liệu; (c) Tận dụng tái chế nguồn nước từ các bộ phần rửa tại các công đoạn; (d) Duy trì đủ công suất lò hơi thu hồi để đối phó với trường hợp quá tải tại giờ cao điểm; (e) Giám sát và ngăn chặn sự cố phù hợp.

    BAT 17. Nâng cao hiệu quả vận hành quy trình trong việc cung cấp bột giấy và xử lý nguyên liệu thô, BAT sẽ áp dụng quy trình giấy-bột giấy tích hợp.

    Bột giấy cơ học (bột hóa nhiệt cơ)

    BAT 18. Với mục tiêu giảm năng lượng tiêu thụ cho sản xuất, BAT áp dụng một hoặc nhiều biện pháp tích hợp bao gồm: (a) Tăng độ khô của vỏ cây sau khi bóc, bằng cách sử dụng máy ép, phơi khô hoặc sử dụng phương pháp bóc vỏ khô; (b) Sử dụng nồi hơi hiệu suất cao, ví dụ nhiệt độ khí thải thấp; (c) Sử dụng tuần hoàn nước nội vi; (d) Thu hồi và sử dụng các dòng nhiệt độ thấp từ nước thải và các nguồn nhiệt thải khác; (e) Sử dụng hợp lý nhiệt và nước ngưng thứ cấp; (f) Giám sát và kiểm soát các quy trình, sử dụng các hệ thống kiểm soát tiên tiến.

    Bột giấy cơ học (bột hóa nhiệt cơ)

    BAT 19. Giúp tiết kiệm năng lượng, BAT kết hợp một hoặc các kỹ thuật sau đây: (a) BAT là để giảm phát thải các hợp chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng từ gỗ bóc vỏ bằng phương pháp bóc vỏ khô. Trong số các phương pháp tách vỏ khô được sử dụng để loại bỏ vỏ cây bằng cách sử dụng lượng nước tối thiểu trong quy trình tách vỏ và gỗ; (b) Trong quy trình bột cơ, phế liệu tạo ra từ máy làm sạch và sàng ly tâm được thu hồi, tinh chế lại trong sàng phế liệu, cải tạo thành bột giấy chất lượng cao và được tái sử dụng để giảm thiểu phát sinh chất thải.

    BAT 20. Xử lý hiệu quả nước thải có nồng độ cao phát sinh từ quy trình bột cơ, BAT phải sử dụng các kỹ thuật xử lý lượng nước thải có nồng độ cao phát sinh từ quy trình rửa, nghiền hóa, cơ, nhiệt phù hợp với tải lượng của nhà máy xử lý nước thải.

    BAT 21. Để tạo ra hơi nước, BAT phải vận hành đúng lò đốt tại nhà máy bột  cơ có tính đến các yếu tố như sau: (a) Chất thải và bùn sinh ra trong quy trình có thể được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình đốt; (b) Cần có quy trình khử nước để ứng dụng làm nguyên liệu thô cho lò đốt; (c) Cần lựa chọn loại lò đốt phù hợp với đặc tính của chất thải; (d) Cải thiện hiệu quả sử dụng hơi bằng cách sử dụng tuabin giảm áp.

    Giấy in viết

    BAT 22. Xử lý nước thải hiệu quả và giảm chi phí, BAT kết hợp các BAT (phần trên) và các kỹ thuật, bao gồm: (a) Xử lý nước thải bằng quy trình đạt chuẩn, sử dụng nước tuần hoàn nội vi cho quá trình sản xuất; (b) Sử dụng phương pháp sinh học thân thiện môi trường trong quá trình xử lý nước thải;(c) Chất lượng nước sử dụng cho sản xuất và xả thải phải luôn được theo dõi, giám sát chặt chẽ.

    BAT 23. Với mục đích giảm mức tiêu thụ năng lượng nhà máy, BAT thực hiện các kỹ thuật BAT và các kỹ thuật như sau: (a) Tiết kiệm năng lượng từ các công đoạn, lọc, sàng; (b) Thu hồi nước ngưng và nhiệt; (c) Tối ưu hóa hệ thống chân không;(d) Sử dụng động cơ hiệu suất cao; (5) Tận dụng nhiệt từ bùn khô tại nhà máy

    Giấy bao bì công nghiệp

    BAT 24. Giảm tải lượng ô nhiễm của nước thải từ một hoạt động, BAT phải sử dụng các kỹ thuật bao gồm: (a) Sử dụng hiệu quả bể tuyển nổi áp suất (DAF), để cải thiện hiệu quả phân tách các chất gây ô nhiễm, chất keo tụ polyme, tận dụng tối đa lượng bột giấy trong nước thải; (b) Sử dụng phương pháp xử lý nước thải tiên tiến, hiệu quả như ozone, fenton, kỵ khí,...

    BAT 25. Giảm phát thải bùn thải từ nước thải, BAT phải sử dụng kỹ thuật hoặc kết hợp các kỹ thuật bao gồm: (a) Giảm bùn thải bằng cách sử dụng thiết bị khử nước hiệu suất cao; (b) Áp dụng phương pháp sinh học xử lý bùn thải như: làm phân bón, thuốc trừ sâu,

    BAT 26. Giảm lượng khí thải gây ô nhiễm không khí từ nơi làm việc, BAT phải áp dụng các kỹ thuật sau: (a) Rà soát thường xuyên, quản lý nghiêm ngặt bộ phận phát sinh khí thải; (b) Sử dụng phương pháp ngăn chặn mùi hôi không gây ảnh hưởng môi trường và chất lượng sản phẩm.

    Giấy vệ sinh

    BAT 27. Giảm tải lượng ô nhiễm của nước thải từ một hoạt động, BAT phải áp dụng các kỹ thuật sau: (a) Bằng cách tăng tỷ lệ tái sử dụng nước thải và giảm lượng nước thải thông qua việc sử dụng các thiết bị lọc; (b) Bằng việc áp dụng phương pháp sục khí nâng cao hiệu quả xử lý nước thải.

    BAT 28. Giảm tiêu hao nguyên liệu và năng lượng trong chế biến nguyên liệu, BAT áp dụng các kỹ thuật như BAT 23.

    Giấy đặc biệt

    BAT 29. Giảm tải lượng ô nhiễm của nước thải, tiết kiệm năng lượng, BAT phải áp dụng các kỹ thuật ở BAT 24, BAT 25, BAT 26.

2. Kiến nghị giải pháp áp dụng BAT cho ngành giấy và bột giấy Việt Nam

    Căn cứ Điều 53, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì các Chủ dự án đầu tư hoặc Chủ cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với ít nhất một hoạt động hoặc công đoạn sản xuất theo lộ trình: Chủ dự án thuộc Mức I, Mức II, Mức III (Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định) áp dụng BAT lần lượt theo lộ trình: 1/1/2027; 1/1/2028 và 1/1/2029; Chủ cơ sở sản xuất thuộc Mức I, Mức II, Mức III (Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định) áp dụng BAT lần lượt theo lộ trình: 1/1/2028; 1/1/2029 và 1/1/2030.

    Như vậy, nhằm thực hiện đúng lộ trình nêu trên cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

    Thứ nhất, bổ sung, hoàn thiện các quy định về áp dụng BAT

    Bộ TN&MT cần có đầu mối tuyển chọn và thành lập nhóm công tác kỹ thuật; Xây dựng kế hoạch ngân sách và lập báo cáo tham vấn  BAT (BREF); Tổ chức thu thập dữ liệu; Lập Hội đồng đánh giá và ra quyết định về BAT và ELVs để trình Bộ TN&MT phê duyệt. Bộ cần sớm ban hành tài liệu tham chiếu áp dụng BAT cho ngành giấy và bột giấy để các doanh nghiệp sử dụng để tham khảo, áp dụng.

    Để xác định các hệ số phát thải khi áp dụng BAT phù hợp với điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cần thu thập đầy đủ dữ liệu của các nhóm doanh nghiệp khác nhau, đảm bảo tính công bằng khi áp dụng vào thực tiễn.

    Bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở không tuân thủ, áp dụng BAT theo quy định.

    Bổ sung các quy định liên quan đến cơ chế khuyến khích các đối tượng không thuộc nhóm phải bắt buộc áp dụng BAT theo quy định.

    Thứ hai, nâng cao năng lực của các bên liên quan

    Cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương cần kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền sâu, rộng cập nhật các thay đổi trong chính sách áp dụng và thực hiện BATs của Nhà nước để các doanh nghiệp tìm hiểu, nghiên cứu để có kế hoạch đầu tư hoặc thay đổi quy trỉnh sản xuất, quản lý để đáp ứng yêu cầu pháp luật.

    Bộ TN&MT phải có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng thực thi BAT có các cán bộ có liên quan. Đồng thời cần có chiến lược để xây dựng đội ngũ các chuyên gia đáp ứng được yêu cầu cho công tác hỗ trợ Bộ TN&MT trong triển khai áp dụng BAT tại Việt Nam.

    Áp dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào hoạt động áp dụng, thực hiện BAT, phục vụ công tác thống kê, đánh giá hiệu quả và giúp thông tin nhanh chóng, nhằm tăng khả năng, mức độ áp dụng của BAT cũng như tăng hiệu suất thực hiện.

    Đối với doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trong tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng; giảm phát thải các chất độc hại ra môi trường để có kế hoạch áp dụng phù hợp với điều kiện doanh nghiệp. Đồng thời cần chú trọng trong đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp để có thể hiểu và áp dụng BAT theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý.

    Thứ ba, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế

    Trong thời gian tới, Bộ TN&MT cần phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia quốc tế, trong đó nên tập trung vào xây dựng các nội dung thành lập, điều hành Tổ công tác kỹ thuật, tài liệu tham chiếu áp dụng BAT cho ngành.

    Học tập kính nghiệm trong rà soát, đánh giá hiệu quả khi áp dụng BAT cho một ngành.

    Học tập về các cơ chế ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp khi tham gia áp dụng BAT.

TS. Nguyễn Thị Phương Mai, Lưu Thị Hương

Viện Khoa học Môi trường, biển và hải đảo, Bộ TN&MT

TS. Lương Chí Hiếu 

Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam 

PGS.TS Nguyễn Nguyên Cự

Đại học Hòa Bình

(Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 5/2024)

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển kinh tế tuần hoàn nhìn từ cuộc “Cách mạng tái chế” rác thải ở Thụy Điển và một số đề xuất cho Việt Nam

25-6-2024

  Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là mô hình kinh tế phát triển tất yếu trong tiến trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững (PTBV) trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam, nhằm đạt 3 mục tiêu: (i) Giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên; (ii) Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; (iii) Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế gắn với BVMT. Ngoài ra, nền KTTH còn mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu sự biến động giá và rủi ro đến từ nhà cung cấp, gia tăng tính đổi mới sáng tạo bằng việc thay thế các sản phẩm.

Kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia trên thế giới và liên hệ với Việt Nam

25-6-2024

Những năm gần đây, để hạn chế tình trạng lãng phí nguồn nguyên liệu từ mô hình kinh tế tuyến tính, giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường, Việt Nam đã và đang thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn, hướng đến phát triển bền vững. Bài viết khái quát kinh nghiệm các quốc gia đi trước trên thế giới, từ đó rút ra kinh nghiệm triển mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. 

Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật môi trường đối với các doanh nghiệp Việt Nam

25-6-2024

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta ngày càng diễn biến phức tạp, trong khi các quy định xử lý vi phạm pháp luật môi trường còn chưa hiệu quả, ý thức, trách nhiệm của các cá nhân, các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường chưa cao. Vì vậy, các quy định cụ thể, các chế tài xử lý, trừng phạt các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là biện pháp cần thiết. Bài viết tập trung phân tích về những nguyên nhân chính của thực trạng vi phạm pháp luật môi trường và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật môi trường đối với các doanh nghiệp trong nước.

Thiết kế tổng thể hệ thống thông tin bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học quốc gia đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường

27-6-2024

Nhận thức được tầm quan trọng của ĐDSH, trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thúc đẩy hợp tác quốc tế về bảo tồn ĐDSH…

Bài học kinh nghiệm tài trợ tài chính khí hậu từ một số quốc gia trên thế giới

1-7-2024

Bài viết đúc rút kinh nghiệm tài trợ tài chính khí hậu ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra một số định hướng giải pháp góp phần thúc đẩy hiệu quả tài trợ tài chính khí hậu trong thời gian tới. Để huy động nguồn lực này, các quốc gia trên thế giới có xu hướng triển khai đa dạng các chính sách tài chính khí hậu. Hiệu quả triển khai và áp dụng các chính sách này rất khác nhau và tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia.

Đánh giá định kỳ 10 năm Khu Dự trữ sinh quyển thế giới - Thực hiện cam kết quốc tế và pháp luật về quản lý di sản thiên nhiên tại Việt Nam

2-7-2024

 Trong thời gian qua, Việt Nam đã có đóng góp tích cực trong việc phát triển mạng lưới các khu DTSQ trên toàn cầu với 11 khu DTSQTG được UNESCO công nhận, gồm có: Rừng ngập mặn Cần Giờ (2000); Đồng Nai (2001/2011); Châu thổ sông Hồng (2004); Quần đảo Cát Bà (2004); Kiên Giang (2006); Miền Tây Nghệ An (2007); Cù Lao Chàm - Hội An (2009); Mũi Cà Mau (2009); Langbiang (2015); Núi Chúa (2021); Cao nguyên Kon Hà Nừng (2021).

Chuyển đổi logistics xanh trong thương mại điện tử là yêu cầu cần thiết

3-7-2024

Trong những năm qua, tốc độ phát triển Thương mại điện tử tại Việt Nam luôn nằm trong top đầu của các nước trong khu vực và cả trên thế giới, với những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng kéo theo những hệ luỵ xấu đến môi trường từ dịch vụ logistics như quy trình đóng gói sử dụng nhiều nhựa, nilon, rác thải, rồi quy giao nhận hàng hoá gây phát thải CO2. Logistics trong TMĐT được chia thành nhiều chặng như chặng đầu, chặng giữa và chặng cuối. Càng có nhiều lớp vận chuyển thì càng tạo áp lực cho môi trường.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

4-7-2024

 Ngày 4/6/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 81-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT.

Sáng kiến biến rác thành năng lượng đang thay đổi cách xử lý chất thải thế nào?

5-7-2024

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và thay đổi cuộc sống nhanh chóng đã dẫn đến việc phát sinh một lượng lớn chất thải tại các khu đô thị và khu công nghiệp trên thế giới.

Tái sử dụng chất thải trong khu công nghiệp sinh thái, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

8-7-2024

Khu công nghiệp sinh thái (KCNST) là một mô hình của nền kinh tế tuần hoàn, hướng đến một nền kinh tế khép kín. Theo đó, rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp (DN), góp phần giảm thiểu chất thải ra môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp (KCN).

Kinh tế tuần hoàn trong xu thế phát triển bền vững đô thị

9-7-2024

Đô thị đóng vai trò quan trọng trong thực thi chính sách phát triển bền vững (PTBV) và xây dựng lộ trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH). Với tình trạng bùng nổ dân số như hiện nay, các thành phố (TP) sẽ ngày càng đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường. Hơn nữa, các đô thị đóng góp chính vào biến đổi khí hậu (BĐKH) và chịu trách nhiệm cho 60 - 80% lượng phát thải khí nhà kính (KNK), chiếm 75% lượng tiêu thụ tài nguyên, phát sinh 50% chất thải rắn toàn cầu (EMF, 2017). Nghị quyết số 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và PTBV đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị ban hành ngày 24/1/2022 cho thấy, cần phải có những giải pháp mới, đột phá gắn với sự PTBV của đô thị Việt Nam. Bài báo chia sẻ cách tiếp cận từ KTTH với những mô hình áp dụng cho các ngành, lĩnh vực quan trọng trong đô thị trên thế giới và một số lĩnh vực tiềm năng ở Việt Nam, bao gồm: Xử lý rác thải đô thị; Phát triển năng lượng tái tạo (NLTT); Nông nghiệp; Giao thông đô thị; Công tác quản trị và đổi mới sáng tạo. Cuối cùng, bài báo trình bày một số khó khăn và thách thức trong quá trình triển khai mô hình KTTH, phục vụ phát triển đô thị ở Việt Nam.

Đo lường đóng góp giá trị tăng thêm của kinh tế biển vào tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam

15-7-2024

  Biển và các ngành kinh tế biển nói chung đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia thông qua việc cung cấp nguồn thực phẩm, việc làm, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như thúc đẩy thương mại thông qua đường biển.