ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Kiểm kê khí nhà kính từ truy xuất nguồn gốc

Ngày đăng: 29 | 08 | 2024

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. Nguyên nhân biến đổi khí hậu là khi khí nhà kính bao phủ Trái Đất, chúng sẽ giữ lại nhiệt của mặt trời. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI bởi biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người.

 

 

Lộ trình thực hiện kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của 1912 cơ sở theo Quyết định số 01 (Ảnh: Ngọc Thuỵ)

Là một trong những quốc gia bị tác động của biến đổi khí hậu lớn nhất trên thế giới, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với tác động không mong muốn từ hiện tượng này như: Gia tăng tần suất mưa to, bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn…

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), tất cả 197 quốc gia tham gia đã thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow với cam kết “tăng tốc các nỗ lực hướng tới giảm thiểu điện than và loại bỏ trợ cấp dành cho nhiên liệu hóa thạch có hiệu suất kém”. Việt Nam đã đưa ra mục tiêu cam kết giảm 45% lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010 và về 0 vào 2050.

Sau cam kết của Việt Nam tại COP26, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP (Nghị định số 06) ngày 07/1/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone.  Tiếp theo đó, ngày 18/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 ban hành danh mục 1.912 cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê.

Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải và hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc là một hoạt động còn khá mới nhưng đã và đang được triển khai mạnh mẽ, nhận được sự quan tâm chung từ hệ thống các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Áp dụng truy xuất nguồn gốc trong kiểm kê khí nhà kính cũng được triển khai thời gian qua.

Việc kết hợp hai hệ thống bằng cách tích hợp hệ số phát thải và công thức tính toán phát thải trong kiểm kê khí nhà kính vào hệ thống truy xuất nguồn gốc sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp, nâng cao tính minh bạch, chính xác qua đó giúp nâng cao khả năng kiểm kê và thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Một ví dụ được Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia đưa ra trong việc kết hợp truy xuất nguồn gốc hỗ trợ kiểm kê khí nhà kính là tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Hiệp, đơn vị được thành lập năm 1991, có hơn 30 năm hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê, là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu mặt hàng nông sản, thuộc Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia đã hợp tác với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Hiệp xây dựng và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử sản phẩm cà phê tích hợp tính toán phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp. Hệ thống này giúp xác định nguồn gốc nguyên liệu, các nhà cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…; quá trình sản xuất từ khâu chăm sóc, chế biến tạo ra các sản phẩm hạt cà phê được hệ thống truy xuất lưu trữ như chế độ tưới, làm cành, thu hoạch, vận chuyển, sấy); kiểm soát chất lượng; tính toán được lượng CO2 phát thải cho 1 kg sản phẩm và tổng lượng phát thải trong phạm vi sản xuất.

Kết quả cho thấy, giải pháp tích hợp kiểm kê khí nhà kính vào hệ thống truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp cùng lúc giải quyết hai vấn đề về minh bạch chuỗi cung ứng và kiểm soát lượng phát thải khí nhà kính vào khí quyển. Đặc biệt, kết quả này có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu khi mà các nước phát triển trên thế giới yêu cầu ngày càng cao về nguồn gốc sản phẩm và sản phẩm “xanh”.

 

 

Phạm vi kiểm kê khí nhà kính (Ảnh: Ngọc Thụy)

Trong tương lai, doanh nghiệp có thể tích hợp kiểm kê khí nhà kính, truy xuất nguồn gốc cùng với các giải pháp chuyển đổi số để đưa ra được bộ số liệu, biểu đồ phân tích về phát thải khí nhà kính trong từng công đoạn, dự đoán được xu hướng và đưa ra các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho quá trình tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và hội nhập.

Cũng theo Tiến sỹ Hà Minh Hiệp, quyền Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, để đảm bảo tính chính xác, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế của các báo cáo kiểm kê khí nhà kính, các phương pháp kiểm kê khí nhà kính phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời, chuẩn hóa năng lực đội ngũ chuyên gia kiểm kê, chuyên gia thẩm tra, thẩm định khí nhà kính…

Ông Hà Minh Hiệp cho biết, Ủy ban cũng thực hiện xây dựng, soát xét gần 20 tiêu chuẩn liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu, phát thải khí nhà kính, trung hòa carbon, công cụ tín dụng xanh… Các tiêu chuẩn này sẽ giúp nâng cao uy tín và hài hòa các thông lệ quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam, việc sử dụng tiêu chuẩn này nhằm loại bỏ sự nhầm lẫn, cải thiện niềm tin vào thị trường, dẫn đến tăng đầu tư và cải thiện niềm tin của nhà đầu tư, cũng như lợi ích với môi trường.

Thu Phương

(Theo dangcongsan.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Quản lý đất ô nhiễm do các loại kim loại nặng gây ra

29-8-2024

Ô nhiễm đất chính là do sự xuất hiện của hóa chất Xenobiotic trong đất. Hóa chất này chủ yếu đến từ các hoạt động nông nghiệp, hóa chất trong nông nghiệp, xả rác không đúng nơi quy định... Làm cho môi trường đất bị ô nhiễm ngày một nghiêm trọng.

Quy hoạch đô thị nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay

29-8-2024

Biến đổi khí hậu đang là vấn đề toàn cầu, gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi có mật độ dân số cao, nhiều nhà cao tầng và lượng cây xanh ít. Do vậy, cần có giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quy hoạch đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay.

Chính sách, pháp luật và một số giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

29-8-2024

Phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) là xu thế tất yếu mà các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đang hướng tới và thực hiện. Đây được xác định là một trong những giải pháp chính để thực hiện định hướng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý bền vững, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường đã được đề cập trong các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước từ những năm cuối thế kỷ XX.

Xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá phát triển bền vững hoạt động khoáng sản: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

30-8-2024

Trong phạm vi bài viết, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá PTBV hoạt động khoáng sản ở một số quốc gia trên thế giới, qua đó rút ra bài học đối với Việt Nam.

Tình hình thực hiện chỉ số hoạt động môi trường (EPI) của Việt Nam năm 2024

4-9-2024

Chỉ số Hoạt động môi trường (EPI - Environmental Performance Index) do Đại học Yale (Mỹ) xây dựng từ năm 2006 và công bố định kỳ 2 năm một lần. Chỉ số EPI tập hợp các chỉ số trong các lĩnh vực khác nhau nhằm đánh giá nỗ lực của các quốc gia trong việc thực hiện các mục tiêu môi trường. Theo kết quả báo cáo EPI mới nhất vừa công bố vào tháng 6/2024, điểm số của Việt Nam tiếp tục giảm. Bài viết tập trung cập nhật phương pháp tính của bộ chỉ số và kết quả thực hiện chỉ số EPI của Việt Nam năm 2024.

Xử lý vướng mắc khi áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất (K) theo Nghị định số 12/2024/NĐ-CP về định giá đất ở tại tỉnh Hưng Yên

6-9-2024

Để giải quyết những khó khăn vướng mắc của các địa phương về định giá đất, Bộ TN&MT  đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2024/NĐ-CP ngày 05/02/2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất và Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03/4/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Nghị định đã tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các địa phương.

Vận dụng cách tiếp cận dự báo dài hạn (foresight) trong định hướng chính sách bảo vệ môi trường các làng nghề

9-9-2024

 Làng nghề là hình thức đặc thù của nông thôn Việt Nam. Cùng với phát triển kinh tế của đất nước, các làng nghề cũng phát triển, tuy nhiên, quy mô mở rộng dẫn đến phát sinh chất thải làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Thời gian qua, việc quản lý và xử lý chất thải tại các làng nghề vẫn còn nhiều bất cập. Do vậy, để hỗ trợ giải quyết vấn đề này, cách tiếp cận dự báo dài hạn (foresight) được xem như là phương thức trao đổi và thỏa thuận giữa các thành phần khác nhau trong xã hội, từ đó phát hiện ra nhiều giá trị có thể đóng góp cho xã hội, đồng thời tích hợp được trong quá trình dự báo các vấn đề cần thảo luận, đề xuất chính sách thành một quá trình tổng hợp, liên ngành. Cách tiếp cận dự báo dài hạn này có thể hỗ trợ công tác dự báo trong xây dựng chiến lược môi trường nói chung cũng như xây dựng chiến lược, chính sách BVMT làng nghề nói riêng. Theo đó, các vấn đề về giải quyết ô nhiễm môi trường của các làng nghề cần được tích hợp ngay trong quá trình thảo luận, đánh giá, phân tích, đề xuất chiến lược, chính sách phù hợp.

Tác động của ô nhiễm ánh sáng đối với môi trường

12-9-2024

Trong những thế kỷ gần đây, việc sử dụng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm đã được con người mở rộng, tăng cường với những tiến bộ của công nghệ LED. Công nghệ đã cho phép con người đẩy lùi biên giới của bóng tối, kéo dài thời gian làm việc, giải trí của con người mà quên rằng hệ sinh thái và các loài hoang dã đã tiến hóa để đối phó, phụ thuộc, tận dụng bóng tối tự nhiên.

Thương mại điện tử và tác động của thương mại điện tử tới môi trường Việt Nam

12-9-2024

 Thương mại điện tử (TMĐT) là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, TMĐT cũng đã gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường.

Huy động vốn đầu tư chuyển đổi năng lượng

12-9-2024

Việt Nam đang trong quá trình đẩy nhanh thực hiện chuyển dịch năng lượng, trọng tâm là chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo và năng lượng mới. Tổng vốn đầu tư cho nguồn, lưới điện truyền tải giai đoạn 2021-2030 trong Quy hoạch điện VIII khoảng 134,7 tỷ USD và đây là một thách thức rất lớn.

Các hình thức tích tụ ruộng đất chủ yếu trong nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

19-9-2024

Tích tụ ruộng đất đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển bền vững, cải thiện điều kiện kinh tế xã hội ở nông thôn. Bài viết này phân tích các hình thức tích tụ ruộng đất chủ yếu trong nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Qua đó xác định điều kiện ruộng đất và trình độ nền nông nghiệp ở các vùng của Việt Nam rất khác nhau, do đó việc lựa chọn hình thức nào cho phù hợp và hiệu quả cần được xem xét cụ thể. Bài viết đồng thời góp phần hỗ trợ cho các nhà đầu tư lựa chọn được hình thức phù hợp cũng như hỗ trợ cho các nhà quản lý có chính sách phát triển nông nghiệp hợp lý nhằm mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nông nghiệp và cộng đồng nông thôn.

Luật Đất đai 2024: Cơ hội thu hút đầu tư vào nông nghiệp xanh

19-9-2024

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đang tạo ra những bước ngoặt mang tính đột phá cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam. Những điểm mới của luật cũng đã “cởi trói” về mặt phát lý cho phân khúc bất động sản trong nông nghiệp. Đặc biệt, mở ra nhiều cơ hội để các dự án, mô hình nông nghiệp xanh có thể thu hút được nhà đầu tư.