ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Các giải pháp số có thể là chìa khóa giúp Đông Nam Á ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu

Ngày đăng: 21 | 10 | 2024

 Một báo cáo do Google và Deloitte công bố mới đây cho thấy, các quốc gia đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương (APAC) vốn có ít nguồn lực nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thực hiện các dự án thích ứng, trong khi vẫn dễ bị tổn thương trước các cú sốc về khí hậu. Trong bối cảnh đó, các giải pháp số có thể là chìa khóa giúp khu vực này tăng cường khả năng phục hồi trước những tổn thất kinh tế và các sự kiện thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra.

    Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động nặng nề đối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là vấn đề mực nước biển dâng cao là nguyên nhân đe doạ đến cơ sở hạ tầng, cuộc sống của người dân các nước trong khu vực. Theo Báo cáo của Viện Nghiên cứu Deltares, Hà Lan, hiện nay, khoảng 157 triệu người đang sống ở những nơi thấp 2 m so với mực nước biển, con số này sẽ tiếp tục tăng lên nếu như mực nước biển dâng cao trong những thập niên tới. Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) còn đưa ra cảnh báo mực nước biển có thể sẽ dâng thêm 0,8 m  năm 2100). Nếu như mực nước biển tăng lên 1m khiến cho một số vùng đồng bằng đông dân cư sẽ chìm sâu trong nước, 28 triệu người tại Indonesia, 23 triệu người tại Thái Lan và 38 triệu người Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ đó. 

    Hiện nay, các nước Đông Nam Á luôn nỗ lực thực hiện để đạt phát thải ròng bằng 0 và đạt được mục tiêu nhiệt độ không vượt ngưỡng 1,5 độ C cho tới năm 2030, tuy nhiên, những chiến lược của các nước để đạt được mục tiêu đó vẫn vướng phải những hạn chế nhất định. Theo báo cáo của Bain & Company và Temasek dựa trên những số liệu đầu vào từ Microsoft, các nước Đông Nam Á cần phải cắt giảm lượng carbon dioxide ít nhất 45% cho tới năm 2030. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, Đông Nam Á vẫn đang ở mức phát thải 3 triệu tấn carbon dioxide từ khoảng 647 triệu xe ô tô trên đường mỗi năm. Điều đó khiến cho việc thực hiện mục tiêu cho tới năm 2030 vẫn đang bị bỏ xa. Thêm vào đó, chiến lược đầu tư để giảm phát thải khí carbon của một số nước chưa đạt được hiệu quả. Hiện nay, mức đầu tư đang ít hơn 20 triệu USD so với tiêu chuẩn là tương đương từ 1 đến 3 nghìn tỷ USD để thực hiện giảm phát thải khí các-bon. Báo cáo của Bain & Company và Temasek cho rằng mức đầu tư cần phải được nâng lên gấp 15 - 20 lần cho tới năm 2030.

lood Hub là một giải pháp trong công tác ứng phó khủng hoảng của Google nhằm cung cấp

cho mọi người quyền truy cập vào thông tin và tài nguyên đáng tin cậy trong những thời điểm quan trọng (Ảnh: Google)

    Bên cạnh đó, chính sách giảm phụ thuộc vào năng lượng hoá thạch tại một số nước trong khu vực chưa cho thấy được kết quả. Ví dụ điển hình là Indonesia, nước này sẽ áp dụng thuế đối với than vào tháng 7 năm 2022. Tuy nhiên với mức 30.000 rupiah (tương đương với 2,06 usd) được Bain & Company và Temasek dự đoán Indonesia sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Một thách thức khác đối với một số nước Đông Nam Á trong việc đối phó với biến đổi khí hậu là quá trình đô thị hoá nhanh tại các vùng ven biển dẫn tới việc bảo vệ môi trường khó khăn… 

    Theo dữ liệu mới nhất của Trung tâm Giảm nhẹ thiên tai châu Á, chỉ riêng trong năm 2022, các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, mưa bão, nhiệt độ khắc nghiệt và cháy rừng đã ảnh hưởng đến gần 13 triệu người ở Đông Nam Á. Là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất do khí hậu trên toàn thế giới, Đông Nam Á phải đối mặt với thách thức kép: Thích ứng với biến đổi khí hậu chủ yếu do khí thải từ các nền kinh tế tiên tiến và xem xét lại các chính sách phát triển đang làm trầm trọng thêm tình trạng nóng lên toàn cầu. Trước những thách thức này, Ủy ban Kinh tế - xã hội Liên hợp quốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP) cho rằng, chuyển đổi số là chìa khóa để APAC có thể giải quyết được cả hai vấn đề trên, cũng như bảo vệ các thành phố và nền kinh tế trong tương lai.

    Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng chỉ ra, đến cuối thế kỷ 21, các thảm họa liên quan đến thời tiết và khí hậu dự kiến sẽ làm giảm 11% GDP của các nền kinh tế Đông Nam Á. Trong kịch bản nghiêm trọng nhất, vào năm 2050, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan có thể mất tổng sản lượng kinh tế cao gấp 7 lần GDP năm 2019 do những cú sốc khí hậu gây ra.

    Trong bối cảnh những rủi ro khí hậu đang ngày càng gia tăng, đầu tư vào các hệ thống cảnh báo sớm đầy sáng tạo dưới dạng các giải pháp kỹ thuật số là một cách hiệu quả để bù đắp những tổn thất kinh tế và bảo vệ mạng sống con người. Google cam kết sẽ phát triển các giải pháp tiềm năng để giảm thiểu các cú sốc về khí hậu và tạo điều kiện để công nghệ đó được mở rộng quy mô. Trong đó, một trong những giải pháp là Flood Hub - sử dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) để cung cấp cảnh báo và dự báo thời gian thực về thông tin lũ lụt trước một tuần, cho phép các chính quyền địa phương có đủ thời gian để sơ tán và chuẩn bị ứng phó với thảm họa.

    Ben King - Giám đốc điều hành quốc gia của Google tại Singapore cho biết, Công ty đã phát triển các mô hình dự báo lũ lụt siêu cục bộ bằng AI để dự báo nơi lũ lụt ven sông sẽ xảy ra và mô hình này hiện có sẵn ở những nơi dễ bị lũ lụt như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Bên cạnh đó, các giải pháp kỹ thuật số cũng có thể cung cấp cho các thành phố, đặc biệt là các thành phố đang phát triển, quyền truy cập có giá cả phải chăng vào dữ liệu khí thải, cho phép những thành phố này đo lường và giải quyết lượng khí thải carbon của thành phố, để từ đó hướng tới mục tiêu giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

    Báo cáo của Google và Deloitte cho rằng, để tối đa hóa tác động của chuyển đổi số đối với khả năng phục hồi trước các rủi ro khí hậu của Đông Nam Á, cần cải thiện các lĩnh vực như kỹ năng kỹ thuật số, nhân lực có chuyên môn cao, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật số chiến lược trong giám sát khí hậu, cơ sở hạ tầng và đổi mới.

Hồng Cẩm

(Theo tapchimoitruong.vn)

 

NỘI DUNG KHÁC

Thúc đẩy hành động khắc phục sa mạc hóa để đảm bảo tương lai bền vững

21-10-2024

   Ngày 14/10/2024, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua các kết luận quan trọng nhằm đối phó với những thách thức cấp bách của sa mạc hóa, thoái hóa đất và hạn hán (DLDD), khẳng định sự cần thiết của một phương pháp tiếp cận thống nhất và toàn diện trong quản lý môi trường trên khắp EU, đồng thời cảnh báo về tần suất, mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng của hạn hán, sa mạc hóa, thoái hóa đất không chỉ trên toàn cầu mà còn ngay trong nội bộ châu Âu.

Chương trình Danh lục xanh: Bộ tiêu chuẩn cho các khu bảo vệ và bảo tồn

21-10-2024

  Chương trình Danh lục Xanh IUCN là một bộ tiêu chuẩn toàn cầu cho các khu bảo vệ và bảo tồn, cung cấp thước đo thành công trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững, đồng thời đóng góp vào các mục tiêu toàn cầu và các mục tiêu Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal.

Kinh nghiệm bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên tại rạn san hô Great barrier của Ôxtrâylia và bài học cho Việt Nam

22-10-2024

 Theo Công ước Di sản Thế giới, di sản thiên nhiên (DSTN) là các đặc điểm tự nhiên bao gồm sự hình thành vật lý, sinh học hoặc các sự cấu thành tương tự có giá trị nổi bật toàn cầu theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học; sự hình thành địa chất, địa văn và các khu vực được phân định chính xác tạo thành môi trường sống của các loài sinh vật bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu theo quan điểm của khoa học hoặc bảo tồn; các địa điểm tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên được phân định chính xác có giá trị phổ quát nổi bật theo quan điểm khoa học, bảo tồn hoặc có vẻ đẹp tự nhiên (UNESCO, 1972).

Giải pháp thành lập hệ thống giao dịch phát thải tại Việt Nam

22-10-2024

 Việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải (ETS) được xem là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy hoạt động giảm phát thải khí nhà kính (KNK), đồng thời giúp Việt Nam chủ động hơn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) nhằm đạt được cam kết mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trên cơ sở giới thiệu thực tiễn, lộ trình cụ thể giảm nhẹ phát thải KNK tại Việt Nam, bài viết đề xuất phương án, điều kiện, lộ trình và giải pháp thành lập ETS tại Việt Nam như: Xây dựng khung pháp lý; Hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ cho ETS; Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại đáp ứng hoạt động của ETS; Phát triển nguồn nhân lực phục vụ hệ thống giao dịch phát thải…

Một số rào cản trong tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam

23-10-2024

Tại Việt Nam, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tái sử dụng chất thải trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được quy định tại Luật BVMT 2020 và các văn bản hướng dẫn. Bên cạnh đó, “cộng sinh công nghiệp” được Chính phủ quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế cũng đề cập đến hoạt động tái sử dụng chất thải. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiến hành đánh giá việc thực hiện tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp trong khu công nghiệp, xác định những rào cản, vướng mắc, từ đó đề xuất giải pháp về quản lý/tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường trong khu công nghiệp, hướng tới chuyển đổi sang mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam.

Thực trạng và đề xuất giải pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải tại một số cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

23-10-2024

 Trong thời gian gần đây, nhiều sự cố chất thải (nước thải, khí thải) do hoạt động sản xuất đã xảy ra ở nhiều tỉnh/thành phố, tuy nhiên, việc phòng ngừa, ứng phó các sự cố chất thải từ hoạt động sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố (UPSC) chất thải (nước thải, khí thải) tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở xử lý chất thải cần được thực hiện theo đúng quy định của Luật BVMT năm 2020.

Đánh giá các cơ hội và thách thức trong việc giảm phát thải khí nhà kính tại một số cụm công trình khai thác dầu khí, ngoài khơi Việt Nam

23-10-2024

  Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một trong những thách thức toàn cầu mang tính cấp bách nhất hiện nay, tác động sâu sắc đến môi trường, kinh tế - xã hội. Xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), từ năm 2014 - 2022, Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) đã chủ động thực hiện kiểm kê khí nhà kính (KNK) tại 4 tổ hợp công trình khai thác dầu khí (CTKTDK).

Đánh giá kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2023

24-10-2024

Hiện nay, tình trạng kê khai giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) trên hợp đồng thường thấp hơn thực tế. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình hình chuyển nhượng QSDĐ và biến động giá đất giai đoạn từ năm 2019 - 2023 trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội. Số liệu chuyển nhượng và thông tin hợp đồng chuyển nhượng của một số tuyến đường của một số xã, thị trấn trong giai đoạn 2019-2023 được thu thập từ cơ quan đăng ký đất đai, giá chuyển nhượng thu thập thông qua phỏng vấn cán bộ địa chính cấp xã, nhân viên môi giới hoặc người sử dụng đất.

Kinh nghiệm đốt rác phát điện trên thế giới và đề xuất giải pháp cho Việt Nam

25-10-2024

 Hiện nay, dân số đô thị ở nước ta đang ngày càng tăng do tình trạng đô thị hóa, cụ thể: Năm 2015, dân số đô thị là 35 triệu người, chiếm 38% dân số cả nước, năm 2020 là 44 triệu người, chiếm 45% dân số và ước tính năm 2025 sẽ là 52 triệu người, chiếm 50% dân số cả nước. Tình trạng này kéo theo sự gia tăng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) hàng năm, với mức tăng trung bình khoảng 10%/năm.

Giải pháp xây dựng Hệ thống giao dịch phát thải Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của châu Âu

28-10-2024

 Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhanh chóng với nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên, sự phát triển này cũng kéo theo mức phát thải khí nhà kính (KNK) ngày càng tăng. Vì vậy, việc xây dựng Hệ thống giao dịch phát thải (ETS) là một trong những giải pháp hiệu quả để kiểm soát và giảm thiểu phát thải KNK, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững (PTBV).

Phát triển kinh tế xanh - Từ nhận thức, chính sách đến thực tiễn ở Việt Nam

29-10-2024

​​​​​​​Kinh tế xanh là sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Cho nên, phát triển kinh tế xanh góp phần hiện thực hóa sự kết hợp giữa các yếu tố trên, đồng thời góp phần nâng cao đời sống của con người, cải thiện môi trường xã hội và giảm thiểu những rủi ro về môi trường. Bài viết làm rõ về quá trình nhận thức và thực tiễn phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam; từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam theo hướng bền vững thời gian tới. 

Áp dụng cơ chế “Đặt cọc - Hoàn trả” để thu gom chai nhựa - Tình huống nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh

30-10-2024

 Thực trạng thải bỏ chai nhựa không đúng cách trong cộng đồng dân cư gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh, đang là một vấn đề đáng lo ngại. Nhằm góp phần vào hoạt động quản lý rác thải và giảm rác thải nhựa (RTN) ra môi trường, nhóm nghiên cứu áp dụng công cụ “Đặt cọc - Hoàn trả” trong họat động thu gom chai nhựa PET để xây dựng mô hình "mượn chai nước” tại địa phương. Thông qua phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM), phỏng vấn trực tiếp 202 người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh bằng bảng hỏi khảo sát mức sẵn lòng chi trả dựa trên giả định người tiêu dùng sẵn lòng trả thêm bao nhiêu tiền khi mua một chai nước làm bằng nhựa PET, nhóm tác giả xác định mức phí “Đặt cọc” cho hoạt động thu gom chai PET sau sử dụng. Kết quả cho thấy, mức sẵn lòng chi trả cho chi phí “Đặt cọc” là từ 1.200 - 2.000 đồng/chai tùy dung tích; sự sẵn lòng tham gia vào chương trình “mượn chai nước” của người tiêu dùng là trên 88%. Từ kết quả này, nghiên cứu đề xuất thực hiện mô hình “mượn chai nước” tại TP. Hồ Chí Minh để thu gom chai PET sau sử dụng cho hoạt động tái chế, tái sử dụng, BVMT.