ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Đánh giá kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2023

Ngày đăng: 24 | 10 | 2024

Hiện nay, tình trạng kê khai giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) trên hợp đồng thường thấp hơn thực tế. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình hình chuyển nhượng QSDĐ và biến động giá đất giai đoạn từ năm 2019 - 2023 trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội. Số liệu chuyển nhượng và thông tin hợp đồng chuyển nhượng của một số tuyến đường của một số xã, thị trấn trong giai đoạn 2019-2023 được thu thập từ cơ quan đăng ký đất đai, giá chuyển nhượng thu thập thông qua phỏng vấn cán bộ địa chính cấp xã, nhân viên môi giới hoặc người sử dụng đất.

    Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc giao dịch chuyển nhượng QSDĐ tại huyện Chương Mỹ có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2019 - 2023 với tốc độ tăng giá đất thị trường là 8,95%; đất ở khu vực đô thị, đất mặt đường quốc lộ, tỉnh lộ có tốc độ tăng giá cao hơn 2,46 lần so với đất ở khu dân cư nông thôn. Giá khai báo trên hợp đồng chuyển nhượng luôn thấp và chỉ bằng 48,9% so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, trong khi Bảng giá đất của TP. Hà Nội chỉ bằng 29,88% so với giá chuyển nhượng trên thị trường. Để kiểm soát việc khai báo giá chuyển nhượng QSDĐ, các cơ quan có thẩm quyền cần xây dựng Bảng giá đất phù hợp với giá thị trường để làm căn cứ tính thuế phí và khuyến khích người sử dụng đất kê khai trung thực giá đất, kiểm soát thu nhập và có chế tài xử lý nghiêm trường hợp vi phạm khi chuyển nhượng.

1.  Đặt vấn đề

    Theo khoản 10, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013, chuyển nhượng QSDĐ là một trong 8 quyền cơ bản của người sử dụng đất; là một trong 5 hình thức chuyển QSDĐ: Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ và góp vốn bằng QSDĐ (Quốc hội, 2013. Luật Đất đai 2013). Chuyển nhượng QSDĐ là cơ sở hình thành thị trường QSDĐ và giá đất thị trường. Số lượng giao dịch chuyển nhượng và tốc độ tăng giá đất là những chỉ số phản ánh rõ thị trường bất động sản của khu vực hoặc địa phương. Thu thập thông tin đầy đủ, chính xác về giá chuyển nhượng giúp cơ quan nhà nước xây dựng được chính sách tài chính về đất đai hợp lý và hiệu quả.

    Hiện nay, người sử dụng đất thường không kê khai trung thực giá đất chuyển nhượng trên hợp đồng. Đây là nguyên nhân dẫn đến thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước, đặc biệt là việc xây dựng các chính sách tài chính dựa trên giá chuyển nhượng không chính xác trên hợp đồng, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về tài chính đất đai (ví dụ, giá bồi thường thấp hơn giá thị trường, làm người dân không đồng ý với phương án bồi thường đất; Bảng giá đất xây dựng thường chỉ bẳng 30 - 50% so với giá trị thị trường...).

    Huyện Chương Mỹ nằm phía Tây của thủ đô Hà Nội, là vùng ven đô, chịu ảnh hưởng của thị trường bất động sản TP, nhất là giai đoạn sốt đất từ năm 2019 2023. Vì vậy, việc nghiên cứu kết quả chuyển nhượng QSDĐ và biến động giá đất của địa phương là rất cần thiết, nhằm giúp địa phương có giải pháp và cơ chế kiểm soát giá chuyển nhượng QSDĐ và xây dựng chính sách tài chính đất đai phù hợp.

 2.   Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

    Giao dịch chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Áp dụng thông qua thu thập các số liệu thứ cấp đã được công bố từ chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) huyện Chương Mỹ; Phòng TN&MT; UBND các xã, thị trấn; các nghiên cứu liên quan khác về chủ đề và khu vực nghiên cứu.

    - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Được thực hiện thông qua phỏng vấn 30 người sử dụng đất theo hình thức lấy mẫu ngẫu nhiên từ người sử dụng đất đã tham gia giao dịch chuyển nhượng QSDĐ tại chi nhánh VPĐKĐĐ từ năm 2019 - 2023 ở Thị trấn Xuân Mai, Thị trấn Chúc Sơn; các xã Phụng Châu, Thủy Xuân Tiên, Phú Nghĩa, Đông Phương Yên; cán bộ địa chính các xã điều tra; nhân viên chi nhánh VPĐKĐĐ; các nhà môi giới bất động sản ở khu vực. Hoạt động giao dịch chuyển nhượng được lựa chọn chia đều cho từng năm, vị trí; việc điều tra, khảo sát được thực hiện vào năm 2023. Đề tài lựa chọn vị trí 1 của các tuyến đường để khảo sát giá thị trường, biến động giá thị trường giai đoạn 2019 2023.

    - Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng Excel thông qua các chỉ tiêu phân tích, so sánh như giá thị trường, giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng, giá đất theo Bảng giá đất của từng vị trí, từng năm và 3 xã nghiên cứu.

3.  Kết quả và thảo luận

3.1. Tình hình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đất đai tại huyện Chương Mỹ giai đoạn 2019 - 2023

Bảng 1. Kết quả tiếp nhận hồ sơ đất đai của huyện Chương Mỹ giai đoạn 2019 - 2023

24 10 24 1

Nguồn: Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Chương Mỹ, 2023)

    Từ Bảng 1 cho thấy, trong giai đoạn 2019 - 2023, huyện Chương Mỹ đã cấp được 852 Giấy chứng nhận QSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân tại khu vực huyện có đủ điều kiện và 45.940 hồ sơ đăng ký biến động (trong đó có chuyển nhượng QSDĐ). Như vậy, số hồ sơ cấp lần đầu chỉ bằng 1,85% so với số hồ sơ đăng ký biến động đất đai. Năm 2021, 2022 có số hồ sơ giải quyết cao nhất, đặc biệt là đăng ký biến động do sốt đất.

3.2. Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại huyện Chương Mỹ giai đoạn 2019 - 2023

3.2.1. Kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    Xu hướng biến động của thị trường bất động sản được thể hiện thông qua biến động của giao dịch chuyển nhượng QSDĐ. Kết quả tổng hợp tình hình chuyển nhượng QSDĐ giai đoạn 2019 2023 của huyện Chương Mỹ thể hiện qua Bảng 2.

Bảng 2. Tổng hợp kết quả chuyển nhượng QSDĐ của huyện Chương Mỹ giai đoạn 2019 - 2023

                                                                                                         Đơn vị: hồ sơ

24 10 24 2

 (Nguồn: Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Chương Mỹ, 2023)

    Qua Bảng 2 cho thấy, tổng số giao dịch đất đai tại huyện Chương Mỹ là 13.759 vụ, trung bình 2.759 hồ sơ/năm; giao dịch có xu hướng tăng trong giai đoạn 2019 - 2023, đặc biệt là năm 2021 có tốc độ tăng tới 245% so với năm 2020. Số lượng giao dịch thường tập trung ở thị trấn và các xã ven thị trấn, tuy nhiên, sau giai đoạn sốt thì hoạt động giao dịch có xu hướng dịch chuyển về phía trung tâm TP. Hà Nội (thường tập trung khu vực ven đô).

3.2.2. Tình hình biến động giá đất thị trường giai đoạn 2019 - 2023

    Mặc dù, bảng giá đất của thành phố ban hành 5 năm một lần để tính thuế, phí khi chuyển quyền sử dụng đất không thay đổi, nhưng tốc độ tăng giá đất thị trường trung bình/năm giai đoạn từ năm 2019 2023 của khu vực lên tới 8,95%; khu vực nông thôn trung bình tăng 3,87%, trong khi các trực giao thông (quốc lộ, tỉnh lộ, trục huyện) có tốc độ tăng trung bình lên đến 9,52%, cao nhất là ở Quốc lộ 6A, đoạn qua các xã Thủy Xuân Tiên, Phú Nghĩa (15,93%). Quốc lộ 6 cũ từ Ngã tư Ninh đến Trung tâm Khuyết tật trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn tăng 15,36%; đường đê Đáy, đoạn từ Quốc lộ 6A thuộc địa bàn thị trấn Trúc Sơn đến hết địa phận xã Thụy Hương tăng 15,2%; đoạn qua thị trấn Chúc Sơn tăng 13,8%. Đây là các địa điểm đầu tư sẽ có hiệu quả cao. Thời điểm tăng giá tập trung vào các năm 2021, 2022 và liên quan đến các tuyến đường lớn (Quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh). Năm 2023, địa điểm tăng giá cao chuyển sang các xã ven đô (Phụng Châu) và xã ven trục Quốc lộ 6 (Phú Nghĩa), do khởi công dự án mở rộng đường quốc lộ, đoạn Ba La - Hà Đông đến Thị trấn Xuân Mai.

Bảng 3. Biến động giá đất thị trường vị trí 1 tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2019 – 2023

24 10 24 3

24 10 24 4

24 10 24 5

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Bảng 4. Tình hình kê khai giá đất chuyển nhượng QSDĐ tại một số khu vực của huyện Chương Mỹ năm 2023

24 10 24 6

24 10 24 7

24 10 24 8

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Ghi chú:                                                                                                                                                       

    - KDC NT: Khu dân cư nông thôn;

    - QL6A - Tr TDTT: Quốc lộ 6A - Trường Đại học Thể dục thể thao;

    - TT: Thị trấn

    Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá khai báo trên hợp đồng chuyển nhượng luôn thấp hơn so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, trung bình bằng 48,9%, nhưng có xu hướng ngày càng khai báo trung thực hơn trong giai đoạn 2019 - 2023, từ 26,8% (năm 2019) lên 69,71% so với giá thực tế (năm 2023). Trong khi giá tại Bảng giá đất do TP. Hà Nội ban hành để tính thuế, phí trung bình chỉ bằng 29,88% so với giá chuyển nhượng thực tế. Đa số người dân (chiếm 76%) khai báo giá trên hợp đồng cao hơn giá tại Bảng giá do TP ban hành để tính thuế, phí khi chuyển QSDĐ.

3.3. Khó khăn

    Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, hoạt động chuyển nhượng QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội giai đoạn từ năm 2019 - 2023 còn gặp một số khó khăn, hạn chế nhất định, cụ thể: (i) Công tác đo đạc và hồ sơ đăng ký ban đầu còn nhiều sai lệch, tồn tại rất nhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai và quyền lợi của người sử dụng đất. (ii) Giá chuyển nhượng QSDĐ thực tế cao hơn khá nhiều so với bảng giá đất do Nhà nước quy định, điều này cho thấy vẫn còn tình trạng giá trên hợp đồng chuyển nhượng có sự chênh lệch so với giá hai bên chuyển nhượng nhằm giảm bớt các loại phí, thuế… gây thất thoát ngân sách nhà nước. (iii) Cán bộ chuyên ngành ở cấp xã, thị trấn còn yếu về kiến thức chuyên môn và thiếu kinh nghiệm, không chuyên sâu, gây nhiều sai sót trong quá trình giải quyết, thẩm định hồ sơ. Việc thay đổi nhân sự, điều chuyển nhân sự cũng làm giảm hiệu quả làm việc của các phòng ban.

3.4. Đề xuất một số giải pháp

3.4.1. Giải pháp kỹ thuật và công nghệ

    UBND thành phố sớm nghiệm thu công trình đo đạc địa chính tổng thể và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đồng bộ, trong đó có cơ sở dữ liệu giá đất thị trường thông qua thu thập giá chuyển nhượng trên các hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, qua đó có cơ sở xác định được giá thị trường ở từng vị trí để làm căn cứ xây dựng Bảng giá đất hằng năm theo Luật Đất đai 2024; căn cứ tính thuế, phí khi chuyển QSDĐ. Xây dựng được vùng giá trị đất đai thông qua cơ sở dữ liệu về giá đất và vùng giá trị đất đai (thể hiện trên nền bản đồ địa chính).

3.4.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật

    Chính phủ cần quy định đồng bộ các giải pháp về kê khai giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất với việc giám sát, kiểm soát thu nhập, gắn với kê khai tài sản để người sử dụng đất có ý thức chấp hành và ghi đúng giá trị chuyển nhượng thực tế trên hợp đồng.

    Các giao dịch chuyển nhượng cần phải thực hiện qua sàn giao dịch bất động sản để kiểm soát giá thị trường và giám sát việc kê khai giá chuyển nhượng của người sử dụng đất.

    Nhà nước nên cân nhắc giảm tỷ suất thuế, phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất hằng năm (sát với giá thị trường) theo Luật Đất đai 2024 để khuyến khích người dân kê khai trung thực mà không phát sinh nghĩa vụ tài chính quá cao với người sử dụng đất. Cần có chế tài xử phạt nặng đối với những trường hợp kê khai không trung thực.

3.4.3. Đẩy mạnh tuyên truyền

    Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai tới người dân thường xuyên, kịp thời để người dân có ý thức sử dụng đất hợp lý, đúng luật pháp, nhất là phải trung thực kê khai đúng giá thực tế chuyển nhượng QSDĐ.

3.4.4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đất đai

    Đội ngũ cán bộ thực hiện việc kê khai, đăng ký đất đai cần có thái độ văn minh, lịch sự, nhiệt tình khi giải đáp thắc mắc và hướng dẫn thủ tục hành chính về đất đai theo quy định pháp luật cho người dân; công khai thủ tục hành chính để người dân có thể nắm bắt được đầy đủ thông tin, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết hồ sơ các biến động về đất đai.

    Tiến hành liên thông giữa các cơ quan (Văn phòng đăng ký đất đai, thuế và kho bạc/ngân hàng) để tránh mất thời gian, gây khó khăn cho người sử dụng đất như thủ tục nộp thuế, phí.

4. Kết luận và khuyến nghị

    - Giao dịch chuyển nhượng QSDĐ tại huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2019 - 2023, trung bình đạt 2.759 hồ sơ/năm; đạt đỉnh cao nhất là năm 2021 với tốc độ tăng hồ sơ chiếm 245%. Số lượng giao dịch chuyển nhượng thường tập trung ở thị trấn và các xã ven thị trấn, tuy nhiên, sau giai đoạn sốt đất lại có xu hướng dịch chuyển về các xã ven đô, gần trung tâm TP. Hà Nội (như xã Phụng Châu và trục Quốc lộ 6).

    - Tốc độ tăng giá đất thị trường giai đoạn từ năm 2019 - 2023 của huyện là 8,95%, khu vực nông thôn trung bình tăng 3,87% trong khi các trục giao thông (quốc lộ, tỉnh lộ, trục huyện) thì tốc độ tăng bình quân lên đến 9,52%.

    - Giá khai báo tại hợp đồng chuyển nhượng luôn thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, trung bình bằng 48,9%, nhưng người dân có xu hướng ngày càng khai báo giá chuyển nhượng trung thực hơn. Bảng giá đất do TP. Hà Nội ban hành (5 năm một lần) để tính thuế, phí không phù hợp với thị trường (trung bình chỉ bằng 29,88% so với giá chuyển nhượng thực tế). Phần lớn người dân khai báo giá trên hợp đồng cao hơn giá bảng giá đất do thành phố ban hành.

    - Giá chuyển nhượng, biến động giá đất giai đoạn 2019-2023 mới điều tra ở vị trí 1 nên chưa phản ánh được toàn diện thị trường khu vực nên cần có nghiên cứu mở rộng ra các vị trí (2,3,4) và các xã khác nhau trên địa bàn để đánh giá toàn diện hơn.

    - Để tăng cường quản lý nhà nước về chuyển nhượng QSDĐ thì Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai, điều chỉnh thuế suất khi tính thuế, tính phí nhưng đồng thời phải giám sát chặt chẽ việc chuyển nhượng thông qua xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất; xây dựng Bảng giá đất phù hợp với giá thị trường, kiểm soát thu nhập và có chế tài xử lý nghiêm trường hợp người kê khai không trung thực tài sản, kê khai giá chuyển nhượng không đúng thực tế.

Nguyễn Bá Long

Trường Đại học Lâm nghiệp

Đào Thị Vân Anh

Văn phòng Công chứng Quang San

(Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 8/2024)

Tài liệu tham khảo

1. Chính phủ, 2014. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

2. Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Chương Mỹ, 2023. Kết quả công tác năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024.

3. Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Chương Mỹ, 2022. Kết quả công tác năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023.

4. Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Chương Mỹ, 2021. Kết quả công tác năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022.

5. Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Chương Mỹ, 2020. Kết quả công tác năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021.

6. Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Chương Mỹ, 3019. Kết quả công tác năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020.

7. Quốc hội, 2013. Luật Đất đai năm 2013.

 

 

NỘI DUNG KHÁC

Kinh nghiệm đốt rác phát điện trên thế giới và đề xuất giải pháp cho Việt Nam

25-10-2024

 Hiện nay, dân số đô thị ở nước ta đang ngày càng tăng do tình trạng đô thị hóa, cụ thể: Năm 2015, dân số đô thị là 35 triệu người, chiếm 38% dân số cả nước, năm 2020 là 44 triệu người, chiếm 45% dân số và ước tính năm 2025 sẽ là 52 triệu người, chiếm 50% dân số cả nước. Tình trạng này kéo theo sự gia tăng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) hàng năm, với mức tăng trung bình khoảng 10%/năm.

Giải pháp xây dựng Hệ thống giao dịch phát thải Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của châu Âu

28-10-2024

 Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhanh chóng với nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên, sự phát triển này cũng kéo theo mức phát thải khí nhà kính (KNK) ngày càng tăng. Vì vậy, việc xây dựng Hệ thống giao dịch phát thải (ETS) là một trong những giải pháp hiệu quả để kiểm soát và giảm thiểu phát thải KNK, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững (PTBV).

Phát triển kinh tế xanh - Từ nhận thức, chính sách đến thực tiễn ở Việt Nam

29-10-2024

​​​​​​​Kinh tế xanh là sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Cho nên, phát triển kinh tế xanh góp phần hiện thực hóa sự kết hợp giữa các yếu tố trên, đồng thời góp phần nâng cao đời sống của con người, cải thiện môi trường xã hội và giảm thiểu những rủi ro về môi trường. Bài viết làm rõ về quá trình nhận thức và thực tiễn phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam; từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam theo hướng bền vững thời gian tới. 

Áp dụng cơ chế “Đặt cọc - Hoàn trả” để thu gom chai nhựa - Tình huống nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh

30-10-2024

 Thực trạng thải bỏ chai nhựa không đúng cách trong cộng đồng dân cư gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh, đang là một vấn đề đáng lo ngại. Nhằm góp phần vào hoạt động quản lý rác thải và giảm rác thải nhựa (RTN) ra môi trường, nhóm nghiên cứu áp dụng công cụ “Đặt cọc - Hoàn trả” trong họat động thu gom chai nhựa PET để xây dựng mô hình "mượn chai nước” tại địa phương. Thông qua phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM), phỏng vấn trực tiếp 202 người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh bằng bảng hỏi khảo sát mức sẵn lòng chi trả dựa trên giả định người tiêu dùng sẵn lòng trả thêm bao nhiêu tiền khi mua một chai nước làm bằng nhựa PET, nhóm tác giả xác định mức phí “Đặt cọc” cho hoạt động thu gom chai PET sau sử dụng. Kết quả cho thấy, mức sẵn lòng chi trả cho chi phí “Đặt cọc” là từ 1.200 - 2.000 đồng/chai tùy dung tích; sự sẵn lòng tham gia vào chương trình “mượn chai nước” của người tiêu dùng là trên 88%. Từ kết quả này, nghiên cứu đề xuất thực hiện mô hình “mượn chai nước” tại TP. Hồ Chí Minh để thu gom chai PET sau sử dụng cho hoạt động tái chế, tái sử dụng, BVMT.

Bộ tiêu chí chấm điểm về quyền tiếp cận và đăng ký đất đai đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

31-10-2024

 Để giúp các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn xây dựng các chiến lược, chính sách đất đai cho đối tượng là doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nói riêng, thì rất cần có một công cụ quản lý mới, hằng năm có thể căn cứ vào kết quả đó để đánh giá hiệu quả quản lý đất đai ở địa phương trong việc tạo môi trường đầu tư, kinh doanh ở địa phương. Nghiên cứu đề xuất Bộ tiêu chí chấm điểm cho các địa phương về quyền tiếp cận đất đai và đăng ký đất đai đối với DNNVV. Đây là bộ chỉ số đo lường và đánh giá thực tiễn chất lượng, hiệu quả quản lý đất đai của các tỉnh/thành phố, được coi là tấm gương phản chiếu, thể hiện hiệu quả quản lý đất đai thông qua đánh giá của các DNNVV đối với hệ thống quản lý đất đai.

Thực trạng về chất thải rắn sinh hoạt và tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn từ rác thải nhựa cho Thành phố Hồ Chí Minh

4-11-2024

    Chất thải rắn (CTR) phát sinh cùng với sự phát triển của con người gần như là quy luật không thể tránh khỏi, đáng chú ý là rác thải nhựa (RTN). Bằng phương pháp lý thuyết và thực tiễn, nghiên cứu đề xuất mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) cho ngành nhựa, giảm thiểu RTN cho TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Kết quả cho thấy chưa đến 44% rác nhựa được thu hồi, còn lại hơn 56% người dân thải bỏ. Thành phần RTN phần lớn là nhựa polypropylen (27,1%), polyetylen (51,2%) và polyvinyl clorua (13,4%). Đặc biệt, thông qua phương pháp phân tích SWOT và thang đo Likert, nghiên cứu đã chỉ ra cơ hội trong việc tái thu nhập tài chính và những thách thức cần giải quyết khi áp dụng giải pháp đề xuất cho khu vực nghiên cứu.

Lối sống xanh - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

4-11-2024

 Lối sống xanh có vai trò và ý nghĩa lớn với sự phát triển bền vững, là lối sống hiện đại thể hiện thái độ, hành vi của con người, hướng tới giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực tới môi trường. Nghiên cứu tổng hợp, phân tích tài liệu nhằm khái quát một số vấn đề cơ bản về lối sống xanh, chỉ ra kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới trong thực hành lối sống xanh trên các khía cạnh tiêu dùng thực phẩm bền vững, sử dụng sản phẩm tái chế và tiết kiệm năng lượng, từ đó khuyến nghị một số bài học trong xây dựng và phát triển lối sống xanh ở Việt Nam.

Đề xuất Bộ tiêu chí đánh giá điều kiện chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp

5-11-2024

 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, trong đó có chuyển đổi đất trồng lúa sang đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp là một thực tế khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của đất nước. Cây lúa là loại cây trồng đặc biệt, có ý nghĩa và vai trò rất lớn đối với an ninh lương thực quốc gia, nên pháp luật cũng đặt ra các quy định ràng buộc và chỉ cho phép chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp khi đáp ứng được các yêu cầu và thủ tục. Tuy nhiên, trên thực tế, trong giai đoạn vừa qua, việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp bên cạnh các kết quả tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH và phát huy tiềm năng từ đất đai thì cũng còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Mặc dù, pháp luật đã có một số quy định liên quan, tuy nhiên các quy định hiện hành về tiêu chí chuyển đổi đất lúa chưa cụ thể, rõ ràng để triển khai hiệu quả trong thực tiễn, gây ra nhiều khó khăn trong chuyển đổi hoặc chuyển đổi kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực đất đai. Do vậy, việc xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá điều kiện chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp là cần thiết, nhằm cung cấp cơ sở cho việc quyết định chuyển đổi đất trồng lúa, phục vụ cho nhu cầu quản lý, cũng như nghiên cứu, đầu tư, tăng cường năng lực của tổ chức, cá nhân liên quan.

Phòng ngừa, ứng phó các xung đột môi trường biển trên địa bàn thành phố Hải Phòng

7-11-2024

 Thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề về an ninh môi trường (ANMT) mang tính quy mô toàn cầu. Ở Việt Nam, ANMT, trong đó có ANMT biển đang đứng trước những thách thức như xung đột môi trường (XĐMT), ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn; ô nhiễm đất, nguồn nước tại các khu vực sản xuất công nghiệp; suy thoái về tài nguyên, đa dạng sinh học; vấn đề biến đổi khí hậu và thiên tai, bệnh dịch ngày càng nghiêm trọng; tình hình vi phạm và tội phạm về môi trường diễn ra phổ biến, hết sức phức tạp, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển bền vững của nước ta.

Các tác động đến môi trường tự nhiên và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm thực hiện hiệu quả Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ

8-11-2024

Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò quan trọng, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và đảm bảo an ninh - quốc phòng toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, trong thời gian qua, khi triển khai và thực hiện Quy hoạch có nhiều bất cập, tác động đến môi trường tự nhiên do đó cần có các giải pháp BVMT để quy hoạch có hiệu quả hơn.

Cần có những hành động khẩn cấp để bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt

11-11-2024

Hệ sinh thái nước ngọt mang lại những giá trị quan trọng cho con người và góp phần thích ứng với khí hậu bằng cách giảm thiểu lũ lụt cực đoan, xây dựng khả năng phục hồi trước hạn hán, điều hòa nhiệt độ và vi khí hậu…

Tác động của cách tiếp cận dự báo dài hạn (foresight) tới chính sách khoa học và công nghệ về môi trường: Kinh nghiệm Hà Lan

14-11-2024

 Toàn cầu hóa cũng như các vấn đề về môi trường hiện nay khiến các nhà hoạch định chính sách phải nhìn nhận lại khả năng các nghiên cứu về tương lai đối với quá trình xây dựng chính sách. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, các nghiên cứu tương lai khắp châu Âu được biết dưới tên là dự báo dài hạn (foresight). Trong các nghiên cứu này, dù ít hay nhiều, các nghiên cứu cố gắng làm nổi bật vai trò của dự báo dài hạn trong việc hỗ trợ xây dựng chính sách, đặc biệt là chính sách khoa học và công nghệ.