Tên nhiệm vụ
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất chính sách công cụ kinh tế mới trong bảo tồn đa dạng sinh học
Chủ nhiệm nhiệm vụ
TS. Lại Văn Mạnh
Thư ký khoa học
CN. Đỗ Thị Thanh Ngà
4. Các thành viên chính
- TS. Lại Văn Mạnh
- CN. Đỗ Thị Thanh Ngà
- PGS.TS. Trần Thị Tuyến
- TS. Nguyễn Hoàng Nam
- TS. Hoàng Thị Huê
- ThS. Đặng Thị Phương Hà
- ThS. Tạ Đức Bình
- ThS. Vũ Đăng Tiếp
- ThS. Phan Mai Linh
- ThS. Đặng Trọng Hải
Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất được các chính sách công cụ kinh tế mới trong bảo tồn đa dạng sinh học hướng tới mục tiêu phát triển bền vững phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Cung cấp được cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về các chính sách công cụ kinh tế mới trong bảo tồn đa dạng sinh học;
- Đánh giá được thực trạng áp dụng các chính sách công cụ kinh tế trong bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam;
- Đề xuất được các chính sách công cụ kinh tế mới phù hợp và có tiềm năng áp dụng trong bảo tồn đa dạng sinh học hướng tới mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.
Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện
Nội dung 1: Tổng quan về bảo tồn đa dạng sinh học và nhận diện các chủ thể tham gia bảo tồn đa dạng sinh học
Nội dung 2. Cơ sở lý luận về chính sách công cụ kinh tế trong bảo tồn đa dạng sinh học
Nội dung 3: Nghiên cứu xu hướng, kinh nghiệm quốc tế áp dụng công cụ kinh tế mới trong bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới
Nội dung 4: Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định, chính sách, pháp luật liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học, công cụ kinh tế trong bảo tồn đa dạng sinh học (bao gồm Luật Đa dạng sinh học 2008, Luật BVMT 2020, Luật Lâm nghiệp 2017 và các văn bản khác liên quan)
Nội dung 5. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng các chính sách công cụ kinh tế trong bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
Nội dung 6. Phân tích, đánh giá tiềm năng áp dụng các chính sách công cụ kinh tế mới trong bảo tồn đa dạng sinh học
Nội dung 7: Nghiên cứu đề xuất các chính sách công cụ kinh tế mới phù hợp và có tiềm năng áp dụng trong bảo tồn đa dạng sinh học hướng tới mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.
Nội dung 8. Đề xuất giải pháp để phát huy vai trò của các công cụ kinh tế mới trong bảo tồn đa dạng sinh học hướng tới mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam và lộ trình áp dụng
Nội dung 9: Đánh giá sự phù hợp và tác động chính sách của các công cụ kinh tế mới trong bảo tồn đa dạng sinh học
Thời gian thực hiện
24 tháng (Từ tháng 01/2024 đến tháng 12/2025)