HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ ở Việt Nam

Ngày đăng: 27 | 03 | 2016

  1. Mục tiêu: - Cung cấp cơ sở khoa học về lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ; - Đề xuất một số vấn đề đổi mới về cấp quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam.   2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu, đánh giá tổng quan về phân vùng lãnh thổ ở Việt Nam; - Nghiên cứu cơ sở lý luận về lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ; - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ; - Đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam; - Đề xuất một số vấn đề đổi mới về cấp quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam.   3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu của đề tài:   4. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu các nội dung trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp chuyên gia.   5. Kết quả đạt được Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận của lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và đánh giá thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất ở nước ta hiện nay, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất các cấp, đó là: Nâng cao chất lượng công tác dự báo trong lập quy hoạch sử dụng đất; tăng cường, nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản về tài nguyên đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai từ trung ương đến các địa phương, trong đó toàn bộ thông tin, dữ liệu đất đai của tất cả các địa phương trong cả nước phải được thống nhất quản lý tại trung ương, cần tạo cơ chế để chia sẻ thông tin dễ dàng giữa các bộ, ngành; giữa cá nhân với cơ quan nắm giữ thông tin; quy hoạch sử dụng đất cần được lập trên nguyên tắc đối thoại giữa các bên có liên quan tới sử dụng đất là Nhà nước, người đang sử dụng đất, cộng đồng dân cư, các nhà đầu tư muốn có đất để thực hiện dự án; không bố trí các khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp bám sát các trục đường cao tốc, quốc lộ; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, để tạo điều kiện thu hút nguồn lực nhằm giảm áp lực sử dụng đất ở các vùng đồng bằng; quy hoạch sử dụng đất phải được xây dựng dựa trên tầm nhìn dài hạn, dự báo hai chiều cả về nhu cầu sử dụng cho các mục đích và những biến động về diện tích, chất lượng nguồn tài nguyên đất do những tác động của tự nhiên và con người.   6. Thời gian thực hiện đề tài: 2012 7. Kết quả nghiệm thu - Đề tài đã được nghiệm thu - Kết quả: Đạt.   8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường   9. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Phạm Thị Minh Thủy

 

1. Mục tiêu:

- Cung cấp cơ sở khoa học về lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ;

- Đề xuất một số vấn đề đổi mới về cấp quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam.

 

2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu, đánh giá tổng quan về phân vùng lãnh thổ ở Việt Nam;

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ;

- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ;

- Đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam;

- Đề xuất một số vấn đề đổi mới về cấp quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam.

 

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

 

4. Phương pháp nghiên cứu:

Để nghiên cứu các nội dung trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp chuyên gia.

 

5. Kết quả đạt được

Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận của lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và đánh giá thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất ở nước ta hiện nay, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất các cấp, đó là: Nâng cao chất lượng công tác dự báo trong lập quy hoạch sử dụng đất; tăng cường, nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản về tài nguyên đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai từ trung ương đến các địa phương, trong đó toàn bộ thông tin, dữ liệu đất đai của tất cả các địa phương trong cả nước phải được thống nhất quản lý tại trung ương, cần tạo cơ chế để chia sẻ thông tin dễ dàng giữa các bộ, ngành; giữa cá nhân với cơ quan nắm giữ thông tin; quy hoạch sử dụng đất cần được lập trên nguyên tắc đối thoại giữa các bên có liên quan tới sử dụng đất là Nhà nước, người đang sử dụng đất, cộng đồng dân cư, các nhà đầu tư muốn có đất để thực hiện dự án; không bố trí các khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp bám sát các trục đường cao tốc, quốc lộ; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, để tạo điều kiện thu hút nguồn lực nhằm giảm áp lực sử dụng đất ở các vùng đồng bằng; quy hoạch sử dụng đất phải được xây dựng dựa trên tầm nhìn dài hạn, dự báo hai chiều cả về nhu cầu sử dụng cho các mục đích và những biến động về diện tích, chất lượng nguồn tài nguyên đất do những tác động của tự nhiên và con người.

 

6. Thời gian thực hiện đề tài: 2012


7. Kết quả nghiệm thu

- Đề tài đã được nghiệm thu

- Kết quả: Đạt.

 

8. Đơn vị chủ trì:

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

 

9. Chủ nhiệm đề tài:

Ths. Phạm Thị Minh Thủy

NỘI DUNG KHÁC

Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí xác định vùng đất thuộc hạ lưu các sông lớn ở Việt Nam

27-3-2016

  1. Mục tiêu: - Cung cấp cơ sở khoa học xác định ranh giới và diện tích vùng đất hạ lưu các sông lớn ở Việt Nam; - Đề xuất định hướng xây dựng tiêu chí xác định ranh giới và diện tích vùng đất hạ lưu các sông lớn ở Việt Nam, nhằm phục vụ xây dựng chiến lược sử dụng đất vùng hạ lưu các sông lớn ở Việt Nam.   2. Nội dung - Nghiên cứu cơ sở lý luận xác định ranh giới và diện tích vùng đất hạ lưu các sông - Phân tích, đánh giá tình hình khai thác, sử dụng đất thuộc vùng hạ lưu hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long - Đề xuất định hướng xây dựng tiêu chí xác định ranh giới và diện tích vùng đất hạ lưu các sông lớn ở Việt Nam   3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tiêu chí xác định ranh giới và diện tích vùng đất hạ lưu các sông lớn ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tiến hành nghiên cứu khu vực đất thuộc hạ lưu hai hệ thống sông lớn nhất ở Việt Nam là hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long.   4. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu các nội dung trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp thu thập tài liệu; Phương pháp tổng hợp, phân tích; Phương pháp chuyên gia.   5. Kết quả đạt được Cung cấp cơ sở khoa học cho đề xuất xây dựng chiến lược sử dụng đất vùng hạ lưu các sông lớn ở Việt Nam, phục vụ công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai hiệu quả và bền vững.   6. Thời gian thực hiện đề tài: 2015 7. Kết quả nghiệm thu - Đề tài đang thực hiện   8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường   9. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Phạm Thị Minh Thủy/Ban Đất đai

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất các chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước

27-3-2016

1. Mục tiêu: Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng tài nguyên nước và các chính sách quản lý nhằm đề xuất các chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam.   2. Nội dung - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài nguyên nước; - Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá hiệu quả sử dụng nước ở Việt Nam; - Nghiên cứu một số kinh nghiệm sử dụng hiệu quả tài nguyên nước trên thế giới; - Thu thập, phân tích các chính sách quản lý về tài nguyên nước, các mục tiêu, chương trình nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước; - Đề xuất, khuyến nghị một số chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam.   3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước tiêu biểu trên thế giới. Tổng hợp, phân tích tìm ra các bất cập trong việc khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước, từ đó có những đề xuất, khuyến nghị khắc phục và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam, rà soát các văn bản pháp luật, chính sách về quản lý tài nguyên nước nhằm đề xuất các chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước.   4. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập, kế thừa các thông tin, kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, kinh nghiệm quốc tế có liên quan đến đề tài; - Phương pháp phân tích, đánh giá; - Phương pháp chuyên gia và hội thảo tham vấn.   5. Thời gian thực hiện đề tài: 2011 6. Kết quả đạt được Báo cáo cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất các chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước   7. Kết quả nghiệm thu - Đề tài đã được nghiệm thu - Kết quả: đạt   8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường   9. Chủ nhiệm đề tài: Lưu Lê Hường/Ban Biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu

Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất cơ chế phối hợp liên ngành trong xây dựng quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ ở Việt Nam.

27-3-2016

  1.Mục tiêu: Tổng kết cơ sở khoa học cho việc đề xuất cơ chế phối hợp liên ngành trong xây dựng quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ phù hợp với điều kiện của Việt Nam.   2.Nội dung: -Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và các quy định pháp luật về xây dựng quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ ở Việt Nam -Nghiên cứu tổng hợp kinh nghiệm quốc tế xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong quy hoạch vùng bờ, các kết quả nghiên cứu mẫu về xác lập cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch. -Đề xuất nội dung tổng hợp về cơ sở khoa học cho việc đề xuất cơ chế phối hợp liên ngành trong xây dựng quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ ở Việt Nam.   3.Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp chuyên gia   4.Kết quả đạt được: -Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong xây dựng quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ công tác quản lý, khai thác, sử dụng bền vững vùng ven biển Việt Nam. -Báo cáo khoa học (báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, báo cáo kiến nghị); kết quả dự báo; mô hình; quy trình; phương pháp nghiên cứu mới; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu và các sản phẩm khác. -Bài báo, sách chuyên khảo và các sản phẩm khác   5.Thời gian thực hiện đề tài: 7 tháng (từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015) 6.Kết quả nghiệm thu: -Đề tài đang trong quá trình thực hiện   7.Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 8.Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Đặng Trung Tú 1. Tên đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất cơ chế phối hợp liên ngành trong xây dựng quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ ở Việt Nam. - Cấp quản lý: cấp cơ sở - Cơ quan chủ quản: Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan quản lý: Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường 2. Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Đặng Trung Tú 3. Thời gian thực hiện đề tài: 7 tháng (từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015) 4. Mục tiêu nghiên cứu: Tổng kết cơ sở khoa học cho việc đề xuất cơ chế phối hợp liên ngành trong xây dựng quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ phù hợp với điều kiện của Việt Nam. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp chuyên gia 7. Nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và các quy định pháp luật về xây dựng quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ ở Việt Nam - Nghiên cứu tổng hợp kinh nghiệm quốc tế xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong quy hoạch vùng bờ, các kết quả nghiên cứu mẫu về xác lập cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch. - Đề xuất nội dung tổng hợp về cơ sở khoa học cho việc đề xuất cơ chế phối hợp liên ngành trong xây dựng quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ ở Việt Nam. 8. Kết quả đạt được: - Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong xây dựng quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ công tác quản lý, khai thác, sử dụng bền vững vùng ven biển Việt Nam. - Báo cáo khoa học (báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, báo cáo kiến nghị); kết quả dự báo; mô hình; quy trình; phương pháp nghiên cứu mới; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu và các sản phẩm khác. - Bài báo, sách chuyên khảo và các sản phẩm khác 9. Kết quả nghiệm thu: - Đề tài đang trong quá trình thực hiện