Môi trường hiện đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ đối với Việt Nam mà đối với nhiều quốc gia trên thế giới, dù đó là quốc gia đang phát triển hay quốc gia đã phát triển. Trên phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam, sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường đang làm cho môi trường có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những thay đổi đối với các yếu tố mang tính tự nhiên như nước, đất, không khí, hệ thực vật, hệ động vật. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự tác động theo chiều hướng tiêu cực của con người tới môi trường ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam có rất nhiều trường hợp tranh chấp môi trường ngoài tòa án như trường hợp nhà máy sản xuất phôi thép Thái Hưng, công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương, công ty sản xuất men AB Mauri & Công ty Mía đường La Ngà, điển hình như Vedan, Miwon, Tung-kuan, Sonadezi, Nicotex Thanh Thái, Formosa… Trong những trường hợp trên thường diễn ra tranh chấp kéo dài giữa những người bị hại (đa số là nông dân) và những tổ chức/ cá nhân gây thiệt hại ô nhiễm môi trường rất căng thẳng và bức xúc. Các vụ trên đều được giải quyết bằng phương thức thương lượng hòa giải, chưa có vụ việc nào phải khởi kiện ra tòa.

Ông Phan Tuấn Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khai mạc Hội thảo

TS Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phát biểu
Ở Hoa Kỳ, các loại vụ việc thi hành luật môi trường bao gồm các vụ việc hành chính, vụ tư pháp dân sự, và các vụ tư pháp hình sự. Các biện pháp khắc phục được ưu tiên theo thứ tự: chấm dứt hành vi gây thiệt hại, buộc đối tượng phải tuân thủ pháp luật, dọn sạch môi trường, bồi thường thiệt hại, xử phạt đối tượng vi phạm và ngăn chặn vi phạm trong tương lai và tòa án là đơn vị giám sát tư pháp đối với việc các biện pháp khắc phục . Trong nhiều trường hợp khó có thể chứng minh được ai chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm ở mức độ nào sẽ căn cứ vào "trách nhiệm pháp lý chung và cá nhân", có nghĩa là mỗi đối tượng góp phần tạo nên vấn đề có thể bị buộc phải chịu trách nhiệm về mọi chi phí dọn sạch một khu vực có chất thải ô nhiễm.
Có nhiều cách thức, biện pháp khác nhau được đưa ra nhằm bảo vệ môi trường, ngăn chặn, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó các biện pháp pháp lý với nội dung chính là quy định trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đã và đang được các nước trên thế giới và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Pháp luật Việt Nam đã quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường trong Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ môi trường.
Các quy định của pháp luật, bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, các quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường hiện vẫn còn dừng lại ở mức quy định chung, mang tính nguyên tắc, gây khó khăn cho việc giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên trên thực tế.


Bà Hoàng Hồng Hạnh–Trưởng ban Môi trường và Phát triển bền vững, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường trình bày về Nghiên cứu thực trạng và đề xuất cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường ngoài tòa án ở Việt Nam


PGS.TS. Phạm Văn Lợi - Viện trưởng Viện KHQL môi trường nêu tổng quan về pháp luật bồi thường thiệt hại về môi trường của Việt Nam

Thẩm phán Kathie Stein nêu tổng quan các biện pháp khắc phục thiệt hại về môi trường của Hoa Kỳ
Toàn cảnh hội thảo
An Bình
Ngày 29/8/2017, trong khuôn khổ rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường và các luật khác có liên quan theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, Vụ Pháp chế và Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo khoa học “Pháp luật bồi thường thiệt hại về môi trường – Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và đề xuất cho Việt Nam”.