TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tọa đàm "Quy trình thực hiện, quản lý và kinh nghiệm đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ”

Ngày đăng: 30 | 08 | 2017

Ngày 30/8/ 2017, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức Tọa đàm"Quy trình thực hiện, quản lý và kinh nghiệm đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ”. Tại buổi tọa đàm, các nghiên cứu viên được nghe giới thiệu, hướng dẫn lại quy trình, các bước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, chia sẻ kinh nghiệm đề xuất nhiệm vụ thành công. Bên cạnh đó, các nghiên cứu viên có thể trao đổi thẳng thắn, thảo luận các giải pháp tháo gõ vướng mắc trong quá trình đề xuất, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp. Tòa đàm do Viện trưởng - PGS.TS Nguyễn Thế Chinh chủ trì.

Th.S Đặng Thị Phương Hà -  Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế giới thiệu quy trình các bước thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp

Sau khi nghe Th.S Đặng Thị Phương Hà -  Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế (ISPONRE) giới thiệu quy trình các bước thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp, các nghiên cứu viên lần lượt nói lên những khó khăn vướng mắc của bản thân, đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm của chính bản thân mình trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ.

Phó Viện trưởng TS Nguyễn Trung Thắng

Phó Viện trưởng TS Nguyễn Trung Thắng chia sẻ: “Một ý tưởng nghiên cứu tốt là một ý tưởng giải quyết được vấn đề chính sách chiến lược, cần thiết, có tính mới, nêu được những bức xúc trong xã hội, phục vụ được cho công tác của Ngành, đồng thời phải có cơ sở pháp lý rõ ràng và hướng đến một sản phẩm cụ thể. Muốn tìm kiếm được một ý tưởng nghiên cứu như vậy các nghiên cứu viên cần nghiên cứu kỹ các văn bản chính sách pháp luật trong nước, cập nhật thông tin ngoài nước và thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, cần nắm đầy đủ các yếu tố cần thiết để soạn thảo đề xuất, đề tài, và trang bị các kỹ năng viết, đọc sách báo, thông thạo tiếng Anh… và làm công tác nghiên cứu với sự yêu thích và niềm đam mê thì chắc chắn sẽ thành công”.

Viện trưởng - PGS.TS Nguyễn Thế Chinh khẳng định, tọa đàm về  kinh nghiệm đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần được tổ chức thường xuyên hơn để nâng cao năng lực, kiến thức các nghiên cứu viên, đồng thời, nắm bắt kịp thời những vướng mắc để lãnh đạo viện có thể hỗ trợ tối đa và kịp thời.

An Bình

NỘI DUNG KHÁC

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2017-2019 giữa Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường và Viện Hanns Seildel

6-9-2017

  Tại Hà Nội, ngày 06/9/2017, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã tham dự và chứng kiến Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2017-2019 giữa Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường trực thuộc Bộ (ISPONRE) và Viện Hanns Seildel - Cộng hòa Liên bang Đức (HSF). PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng ISPONRE và TS. Ursula Mannele, Chủ tịch HSF đã đại diện hai bên ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác. Cùng tham dự Lễ ký kết còn có lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài nguyên và Môi trường); trưởng các Phòng, Ban, Trung tâm thuộc ISPONRE; và các đại biểu từ HSF tại Việt Nam.

Chia sẻ kết quả thực hiện dự án và trao đổi và thảo luận các giải pháp EbA cũng như tăng cường hợp tác về lồng ghép EbA trong quá trình lập quy hoạch phát triển tại Việt Nam

6-9-2017

Trong khuôn khổ thực hiện dự án “Lồng ghép chiến lược thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam” sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Đức, ngày 07/9/2017, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức cuộc họp với các bên liên quan nhằm chia sẻ kết quả thực hiện dự án và trao đổi, thảo luận về các giải pháp EbA cũng như tăng cường hợp tác về lồng ghép EbA trong quá trình lập quy hoạch phát triển tại Việt Nam. Cuộc họp do Viện trưởng PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh chủ trì.

Sermina khoa học với chủ đề: Kinh tế xanh, kinh nghiệm Israel

14-9-2017

Ngày 14/9/2017, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Sermina khoa học với chủ đề: Kinh tế xanh, kinh nghiệm Israel do ThS. Nguyễn Minh Khoa, Phó Trưởng ban Tổng hợp và Dự báo chiến lược trình bày. Đây là kết quả chuyến tham dự khóa học “Tăng trưởng xanh – Những đo lường về chính sách và các công cụ thực hiện” năm 2016 tại Trung tâm phát triển bền vững Weitz, Đại học Hebrew Jerusalem, Israel.

Hội thảo Quản lý bãi thải tại Việt Nam: Hiện trạng và xu hướng

22-9-2017

Ngày 22/9/ 2017, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) phối hợp với Tập đoàn GSE tổ chức Hội thảo Quản lý bãi thải tại Việt Nam: Hiện trạng và xu hướng. Đến dự Hội thảo và đóng góp ý kiến, tham luận có đại diện các Bộ/ngành, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các cơ quan báo chí. Hội thảo do Phó Viện trưởng ISPONRE Mai Thanh Dung chủ trì.

Hội thảo “Tiêu chí kinh tế xanh trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: nhu cầu và khả năng áp dụng tại Việt Nam”

27-9-2017

Trong khuôn khổ hợp tác với Quỹ Hanns Seidel Foundation (HSF) của Cộng hòa Liên bang Đức, ngày 27/09/ 2017, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Tiêu chí kinh tế xanh trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: nhu cầu và khả năng áp dụng tại Việt Nam”. Bộ tiêu chí, chỉ số KTX áp dụng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường là một bộ chỉ số quan trọng cho Việt Nam. Bộ chỉ số không những giúp giám sát, đánh giá, phân hạng mức độ xanh của quốc gia mà còn làm đầu vào dữ liệu quan trọng trong việc lập kế hoạch, quy hoạch, phân bổ nguồn lực và cảnh báo sớm sự suy giảm tài nguyên và môi trường. Hội thảo do TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng ISPONRE chủ trì.

Trao tặng kinh phí điều trị và tặng quà cho 20 bệnh nhân nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương nhân dịp Tết Trung Thu 2017: Góp nhặt yêu thương cho tương lai tươi sáng!

29-9-2017

Trong những năm qua, hoạt động từ thiện luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Chi ủy, Lãnh đạo Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. Ngày 29/9/2017, thực hiện chương trình công tác thanh niên năm 2017, nhân dịp Trung thu, với tinh thần “tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách” Ban Chấp hành (BCH) Chi đoàn TNCS HCM Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức buổi thăm hỏi và tặng quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tham gia buổi thăm hỏi và tặng quà có đại diện Công đoàn và các đoàn viên thanh niên của Viện.

Hội thảo đào tạo lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào quá trình ra quyết định

3-10-2017

Tại Đà Nẵng, trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực thực hiện các Công ước Rio” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) được triển khai từ năm 2015 đến năm 2017, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường (ISPONRE) tổ chức Hội thảo đào tạo về“Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào quá trình ra quyết định” cho các tỉnh khu vực Miền Trung. Mục tiêu chính của Hội thảo nhằm tăng cường nhận thức cho các nhà hoạch định chính sách ở cấp tỉnh về tầm quan trọng của các dịch vụ hệ sinh thái (DVHST), giới thiệu các phương pháp lượng giá DVHST và xác định cơ hội và thách thức để lồng ghép DVHST vào quá trình quy hoạch và xây dựng chính sách. Hội thảo diễn từ ngày 04 đến ngày 05 tháng 10 năm 2017.

Hội thảo Nghiên cứu Đánh giá vốn tự nhiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

5-10-2017

Ngày 06/10/2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, TS. Nguyễn Trung Thắng – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường chủ trì Hội thảo tham vấn “Nghiên cứu Đánh giá vốn tự nhiên tại Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm lấy ý kiến của các bên liên quan về phạm vi, phương pháp và cách thức triển khai việc nghiên cứu đánh giá vốn tự nhiên, tập trung vào hệ sinh thái đất ngập nước tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực thực hiện các Công ước Rio” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) được triển khai từ năm 2015 đến năm 2017; Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường được giao là đơn vị thực hiện Dự án. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của hơn 50 đại biểu từ các cơ quan quản lý nhà nước như Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, các Viện Nghiên cứu và các Trường Đại học trong khu vực.

Tích cực tham gia quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

17-10-2017

Những ngày qua, mưa lớn thất thường trên diện rộng gây ngập lụt, lũ quét sạt lở đất kinh hoàng ở nhiều địa phương, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân, cơ sở hạ tầng của Nhà nước. Sơ bộ đến nay mưa lũ đã làm 57 người thiệt mạng, 37 người vẫn mất tích, gần 31 000 nhà bị ngập nước, nhiều công trình giao thông hư hỏng nặng. Thiệt hại nhất là các tỉnh: Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình… Với tinh thần “tương thân tương ái”, ngày 17/10/2017, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức buổi quyên góp ủng hộ Đồng bào bị thiên tai tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Buổi quyên góp nhận được sự tham gia nhiệt tình từ toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Mỗi người đã dành một phần thu nhập của mình để chia sẻ với đồng bào bị nạn, lo các nhu cầu thiết yếu, giúp đỡ phần nào đồng bào bị nạn sớm vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.

Hội thảo khởi động Dự án Hỗ trợ xây dựng năng lực để giải quyết các mối quan hệ giữa khoa học – chính sách – thực tiễn

20-10-2017

Ngày 20/10/2017, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ tài nguyên và Môi trường) và Vụ Quản lý Rừng đặc dụng, phòng hộ (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT) phối hợp với Trung tâm Quan trắc Bảo tồn Thế giới (WCMC) tổ chức Hội thảo khởi động Dự án Hỗ trợ xây dựng năng lực để giải quyết các mối quan hệ  giữa khoa học – chính sách – thực tiễn. Mục tiêu của Hội thảo là giới thiệu dự án, tìm cơ hội phối hợp với các hoạt động, chương trình dự án liên quan; xác định và thống nhất các vấn đề cơ bản về phạm vi đánh giá hệ sinh thái quốc gia, đồng thời giới thiệu các công cụ, cách tiếp cận và phương pháp luận về đánh giá hệ sinh thái quốc gia trên cơ sở hướng dẫn của Khung Liên QG về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tiếp Đoàn cán bộ cao cấp của Chính phủ Bangladesh: Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường

2-11-2017

Ngày 3/11/2017, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức đón tiếp Đoàn cán bộ cao cấp của Chính phủ Bangladesh đến thăm Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm với nước bạn về xây dựng chính sách pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường. Đoàn cán bộ của nước bạn gồm đại diện lãnh đạo cấp Vụ trưởng của các Bộ thuộc Chính phủ Bangladesh như Bộ Nông nghiệp, Bộ Môi trường và Lâm nghiệp, Bộ Thực phẩm, Bộ Hành chính công, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục An Ninh… Buổi gặp mặt diễn ra tốt đẹp, đồng thời, góp phần tăng cường cơ hội trao đổi, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong lĩnh vực xây dựng chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường.

Hội thảo Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

9-11-2017

Ngày 9/11/2017, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Quỹ Hanns Seidel Foundation tại Việt Nam (HSF) tổ chức Hội thảo Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Mục tiêu của hội thảo nhằm trao đổi, đối thoại về các luận cứ khoa học, thực tiễn trong và ngoài nước về vận dụng các nguyên tắc, quy luật của thị trường trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở VIệt Nam, từ đó đưa ra những khuyến nghị phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Hội thảo do PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường và ông Dr Axel Neubert, Trưởng đại diện Quỹ Hanns Seidel Foundation tại Việt Nam (HSF) đồng chủ trì. Đến dự Hội thảo có sự tham dự của đại diện các Bộ, Ban, ngành, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học trong nước.