
ThS. Nguyễn Minh Khoa, Phó Trưởng ban Tổng hợp và Dự báo chiến lược
Israel là một quốc gia nhỏ nhưng phát triển ở khu vực Trung Đông có diện tích 22.072 km2 trong đó gần 60% diện tích là sa mạc, núi đá khô cằn, diện tích nước chỉ chiếm tỉ lệ 2%; Dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, song trong 20 năm qua Israel vẫn đã luôn phát triển nhanh, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Israel tự túc được phần lớn lương thực và nguồn nước. Văn hóa khởi nghiệp và sự ủng hộ của Chính phủ Israel đối với các ý tưởng kinh doanh/khoa học mới là đặc trưng nổi bật và cũng là yếu tố quyết định thành công về kinh tế của quốc gia này. Một quốc gia nhỏ chỉ có khoảng 7,6 triệu người nhưng có đến 4.800 doanh nghiệp khởi nghiệp mỗi năm và thu hút số lượng vốn đầu tư mạo hiểm trên mỗi đầu người nhiều nhất thế giới. Có thể thấy, yếu tố con người và sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ là 2 trụ cột chính trong thành công xây dựng hình ảnh quốc gia Israel năng động và phát triển công nghệ như ngày nay.

Công nghệ tưới rất hiện đại và đa dạng phù hợp nhu cầu người sử dụng và đặc tính từng loại cây trồng. Nguồn: Internet
Học viên tham dự khóa học này được hiểu biết về văn hóa, con người của Israel, học tập một số lý thuyết về: Thành phố thông minh như một mô hình cho Tăng trưởng xanh; Các chỉ số bền vững về môi trường; Đánh giá mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế, ô nhiễm; Biến đổi khí hậu và việc áp dụng công nghệ trong nông nghiệp; Tăng trưởng xanh và Phát triển kinh tế địa phương bền vững; Những ý tưởng về môi trường bền vững trong một khu vực dân cư… Bên cạnh đó, học viên còn được làm quen với lý thuyết về đề xuất một Dự án, thực hiện Dự án, Quản lý Dự án. Thông qua việc chọn và thành lập một nhóm làm việc gồm 4-5 học viên đến từ các quốc gia khác nhau, các nhóm thành viên sẽ cùng thực hiện một Dự án chung liên quan đến vấn đề môi trường, tăng trưởng xanh tại các quốc gia tùy chọn. Đây cũng là cơ sở cho việc đánh giá cuối khóa đào tạo thông qua việc lập ý tưởng để triển khai cho một Dự án.
Ngoài ra, khóa học đem lại sự trải nghiệm thực địa về công nghệ tiết kiệm nước và quản lý nguồn nước của quốc gia; quy trình xử lý nước thải ở Israel ; công nghệ tưới tự động kèm theo phân bón, tưới nhỏ giọt; công nghệ tận dụng khí biogas tạo ra điện năng tiêu dùng… Học viên đã được trải nghiệm thực tế về hệ thống cấp nước xuyên quốc gia của các bạn. Hệ thống liên hoàn này bao gồm các hồ chứa, hệ thống kênh hở, hệ thống ống ngầm và đường hầm… Các hệ thống cấp nước ở khu vực được kết nối với hệ thống quốc gia này và nước có thể được điều tiết giữa các hệ thống tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu. Israel đã biết tận dụng và khai thác triệt để được các nguồn nước bao gồm: nước mặt, nước ngầm, nước biển và cả nước thải. Lần đầu tiên đoàn đã được chứng kiến việc sản xuất ra nước ngọt từ nước biển.
Từ những thành tựu nước bạn đã đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp có thể khẳng định rằng các công nghệ và phương pháp canh tác trong nông nghiệp hoàn toàn hợp lý và hiện đại, trong đó công nghệ tưới tự động kèm theo phân bón đóng vai trò rất quan trọng). Công nghệ tưới rất hiện đại và đa dạng phù hợp nhu cầu người sử dụng và đặc tính từng loại cây trồng. Thực tế này đem lại nhiều lợi ích: giúp tiết kiệm nước, tiết kiệm nhân lực, vừa nâng cao năng suất cây trồng. 75% hệ thống nước nông nghiệp của Israel áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, 25% còn lại tưới nước bằng ống dẫn và vòi tưới các loại phun mưa nhỏ, không hề có chế độ tưới ngập nước. Israel cũng là quốc gia phát minh ra hệ thống tưới nước nhỏ giọt điều khiển bằng máy tính, kết hợp với các thiết bị kiểm soát độ ẩm trong đất, có thể tính toán chính xác nhu cầu nước và tiết kiệm tối đa. Học viên đã được tiếp cận các công nghệ xử lý nước thải hiện đại với các công đoạn khác nhau, trong đó rất ấn tượng với công nghệ xử lý 3 công đoạn của nhà máy xử lý nước thải Shafdal (nhà máy xử lý nước thải lớn thứ 2 thế giới), nơi cung cấp 70% lượng nước sinh hoạt và nước tưới tiêu cho toàn bộ vùng sa mạc phía Nam của Israel từ nước tái chế và công nghệ tận dụng khí biogas tạo ra điện năng ở nhà máy xử lý nước thải cũng như cho điện năng tiêu thụ tại hộ gia đình. Mặc dù mới chỉ được Quốc hội phê duyệt Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia từ năm 2013 đến nay nhưng dự kiến Israel đã và đang là một trong những quốc gia đi đầu trong khối OECD về tăng trưởng xanh trong thời gian tới.

Hiện nay ở Việt Nam, nước thải dù đã qua xử lý hay chưa đều được đổ thẳng ra các thủy vực. Bài học từ Israel về tận dụng nước thải đã qua xử lý cho nông nghiệp sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu ô nhiễm cho các nguồn nước và tiết kiệm nước ngọt trong tương lai. Theo dự báo của UB khí tượng thế giới, kể từ năm 2015, Việt Nam sẽ bắt đầu thiếu nước. Do vậy, cho dù điều kiện khí hậu, cở sở hạ tầng và môi trường sản xuất nông nghiệp tuy có sự khác biệt khá lớn giữa hai đất nước thì việc ứng dụng công nghệ tưới hiện đại đặc biệt là tưới nhỏ giọt cho các mô hình sản xuất trong nhà kính, nhà lưới trong điều kiện khan hiếm nguồn nước là điều mà chúng ta phải thật sự quan tâm và triển khai trước tiên.
An Bình
Sermina khoa học với chủ đề: Kinh tế xanh, kinh nghiệm Israel
Ngày 14/9/2017, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Sermina khoa học với chủ đề: Kinh tế xanh, kinh nghiệm Israel do ThS. Nguyễn Minh Khoa, Phó Trưởng ban Tổng hợp và Dự báo chiến lược trình bày. Đây là kết quả chuyến tham dự khóa học « Tăng trưởng xanh – Những đo lường về chính sách và các công cụ thực hiện » năm 2016 tại Trung tâm phát triển bền vững Weitz, Đại học Hebrew Jerusalem, Israel.
Israel là một quốc gia nhỏ nhưng phát triển ở khu vực Trung Đông có diện tích 22.072 km2 trong đó gần 60% diện tích là sa mạc, núi đá khô cằn, diện tích nước chỉ chiếm tỉ lệ 2%; Dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, song trong 20 năm qua Israel vẫn đã luôn phát triển nhanh, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Israel tự túc được phần lớn lương thực và nguồn nước. Văn hóa khởi nghiệp và sự ủng hộ của Chính phủ Israel đối với các ý tưởng kinh doanh/khoa học mới là đặc trưng nổi bật và cũng là yếu tố quyết định thành công về kinh tế của quốc gia này. Một quốc gia nhỏ chỉ có khoảng 7,6 triệu người nhưng có đến 4.800 doanh nghiệp khởi nghiệp mỗi năm và thu hút số lượng vốn đầu tư mạo hiểm trên mỗi đầu người nhiều nhất thế giới. Có thể thấy, yếu tố con người và sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ là 2 trụ cột chính trong thành công xây dựng hình ảnh quốc gia Israel năng động và phát triển công nghệ như ngày nay.
Học viên tham dự khóa học này được hiểu biết về văn hóa, con người của Israel, học tập một số lý thuyết về: Thành phố thông minh như một mô hình cho Tăng trưởng xanh; Các chỉ số bền vững về môi trường; Đánh giá mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế, ô nhiễm; Biến đổi khí hậu và việc áp dụng công nghệ trong nông nghiệp; Tăng trưởng xanh và Phát triển kinh tế địa phương bền vững; Những ý tưởng về môi trường bền vững trong một khu vực dân cư… Bên cạnh đó, học viên còn được làm quen với lý thuyết về đề xuất một Dự án, thực hiện Dự án, Quản lý Dự án. Thông qua việc chọn và thành lập một nhóm làm việc gồm 4-5 học viên đến từ các quốc gia khác nhau, các nhóm thành viên sẽ cùng thực hiện một Dự án chung liên quan đến vấn đề môi trường, tăng trưởng xanh tại các quốc gia tùy chọn. Đây cũng là cơ sở cho việc đánh giá cuối khóa đào tạo thông qua việc lập ý tưởng để triển khai cho một Dự án.
Ngoài ra, khóa học đem lại sự trải nghiệm thực địa về công nghệ tiết kiệm nước và quản lý nguồn nước của quốc gia; quy trình xử lý nước thải ở Israel ; công nghệ tưới tự động kèm theo phân bón, tưới nhỏ giọt; công nghệ tận dụng khí biogas tạo ra điện năng tiêu dùng… Học viên đã được trải nghiệm thực tế về hệ thống cấp nước xuyên quốc gia của các bạn. Hệ thống liên hoàn này bao gồm các hồ chứa, hệ thống kênh hở, hệ thống ống ngầm và đường hầm… Các hệ thống cấp nước ở khu vực được kết nối với hệ thống quốc gia này và nước có thể được điều tiết giữa các hệ thống tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu. Israel đã biết tận dụng và khai thác triệt để được các nguồn nước bao gồm: nước mặt, nước ngầm, nước biển và cả nước thải. Lần đầu tiên đoàn đã được chứng kiến việc sản xuất ra nước ngọt từ nước biển.
Từ những thành tựu các bạn đã đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp có thể khẳng định rằng các công nghệ và phương pháp canh tác trong nông nghiệp hoàn toàn hợp lý và hiện đại, trong đó công nghệ tưới tự động kèm theo phân bón đóng vai trò rất quan trọng). Công nghệ tưới rất hiện đại và đa dạng phù hợp nhu cầu người sử dụng và đặc tính từng loại cây trồng. Thực tế này đem lại nhiều lợi ích: giúp tiết kiệm nước, tiết kiệm nhân lực, vừa nâng cao năng suất cây trồng. 75% hệ thống nước nông nghiệp của Israel áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, 25% còn lại tưới nước bằng ống dẫn và vòi tưới các loại phun mưa nhỏ, không hề có chế độ tưới ngập nước. Israel cũng là quốc gia phát minh ra hệ thống tưới nước nhỏ giọt điều khiển bằng máy tính, kết hợp với các thiết bị kiểm soát độ ẩm trong đất, có thể tính toán chính xác nhu cầu nước và tiết kiệm tối đa. Học viên đã được tiếp cận các công nghệ xử lý nước thải hiện đại với các công đoạn khác nhau, trong đó rất ấn tượng với công nghệ xử lý 3 công đoạn của nhà máy xử lý nước thải Shafdal (nhà máy xử lý nước thải lớn thứ 2 thế giới), nơi cung cấp 70% lượng nước sinh hoạt và nước tưới tiêu cho toàn bộ vùng sa mạc phía Nam của Israel từ nước tái chế và công nghệ tận dụng khí biogas tạo ra điện năng ở nhà máy xử lý nước thải cũng như cho điện năng tiêu thụ tại hộ gia đình. Mặc dù mới chỉ được Quốc hội phê duyệt Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia từ năm 2013 đến nay nhưng dự kiến Israel đã và đang là một trong những quốc gia đi đầu trong khối OECD về tăng trưởng xanh trong thời gian tới.
Hiện nay ở Việt Nam, nước thải dù đã qua xử lý hay chưa đều được đổ thẳng ra các thủy vực. Bài học từ Israel về tận dụng nước thải đã qua xử lý cho nông nghiệp sẽ giúp VN giảm thiểu ô nhiễm cho các nguồn nước và tiết kiệm nước ngọt trong tương lai. Theo dự báo của UB khí tượng thế giới, kể từ năm 2015, VN sẽ bắt đầu thiếu nước. Do vậy, cho dù điều kiện khí hậu, cở sở hạ tầng và môi trường sản xuất nông nghiệp tuy có sự khác biệt khá lớn giữa hai đất nước thì việc ứng dụng công nghệ tưới hiện đại đặc biệt là tưới nhỏ giọt cho các mô hình sản xuất trong nhà kính, nhà lưới trong điều kiện khan hiếm nguồn nước là điều mà chúng ta phải thật sự quan tâm và triển khai trước tiên.
An Bình