TIN TỨC-SỰ KIỆN

Khởi sắc công tác bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 10 | 02 | 2023

Thông qua Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường (PEPI) mà Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố cho thấy, công tác bảo vệ môi trường ở tất cả các địa phương trên cả nước đang có chuyển biến tích cực, nhận thức của người dân, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường đang từng bước được nâng cao.

Nhiều chuyển biến tích cực về môi trường

Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường (PEPI) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, khuyến khích nỗ lực của các cơ quan quản lý Nhà nước và người dân trong công tác bảo vệ môi trường.

Kết quả thực hiện Bộ chỉ số PEPI năm 2021 của các địa phương cho thấy, có 10 địa phương đạt mức tốt với tổng số điểm trên 70 điểm, có 39 địa phương đạt mức khá với kết quả từ 60 đến dưới 70 điểm và có 14 tỉnh/thành phố đạt mức trung bình, đạt kết quả từ 50 đến dưới 60 điểm.

Cụ thể, các địa phương đã thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường là: Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Cần Thơ, Bình Dương, Long An, Vĩnh Long, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An. Đây là các địa phương đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu về bảo vệ môi trường đề ra hoặc có kết quả thực hiện cao như: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để; tỷ lệ chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường,… Đồng thời, có tỷ lệ đánh giá của người dân về chất lượng môi trường sống trên địa bàn ở mức hài lòng cao.

Kết quả đánh giá cũng chỉ ra rằng, Chỉ số PEPI 2021 của các địa phương có nhiều khởi sắc với 45 tỉnh, thành phố có kết quả Chỉ số PEPI tăng cao hơn so với năm 2020, trong đó các địa phương tăng điểm cao là Quảng Trị (tăng 24 điểm), Bắc Ninh (tăng 18,67 điểm), Bến Tre (tăng 12,8 điểm), Nghệ An (tăng 10,81 điểm), Nam Định (tăng 10,35 điểm). Điều này cho thấy các địa phương đã ngày càng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

Cần tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Tốc độ ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học mặc dù đã được kiểm soát song vẫn diễn biến phức tạp. Khối lượng chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh ngày càng lớn, cơ cấu thành phần phức tạp, trong khi đó, công tác quản lý còn nhiều hạn chế.

Hạ tầng cho công tác bảo vệ môi trường mặc dù đã được đầu tư, song vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường của cả nước mới chỉ đạt 15,53%. Số lượng các trạm quan trắc không khí tự động liên tục còn thấp, dẫn đến thiếu thông tin cho việc dự báo, cảnh báo. Cả nước mới có 24 địa phương lắp đặt trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên.

Nhằm nâng cao kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường cho các năm tiếp theo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt, có giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số PEPI. Trong đó, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về công tác bảo vệ môi trường; phát động các phong trào, hoạt động thiết thực nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường tại cơ quan, đơn vị và nơi cư trú.

Chính quyền cấp cơ sở cần coi trọng việc giải quyết vấn đề thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; cải thiện chất lượng môi trường nước mặt tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch,…; giải quyết vấn đề thu gom, xử lý nước thải, ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực. Thực hiện nghiêm các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, đặc biệt là việc xử lý vi phạm môi trường.

Ngoài ra, khuyến khích sự tham gia của người dân vào các kế hoạch, chương trình hoạt động bảo vệ môi trường; phát huy sáng kiến, sáng tạo của người dân vì một môi trường xanh, sạch, đẹp. Giải quyết triệt để những vấn đề nóng, gây bức xúc dư luận có liên quan đến ô nhiễm môi trường ở các địa phương thông qua đường dây nóng.

(Theo baotainguyenvamoitruong.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

13-2-2023

Ngày 6/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 50/QĐ- TTg phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

13-2-2023

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 80/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Khởi động chiến dịch Ngày Nước Thế giới 2023: Thúc đẩy sự thay đổi

14-2-2023

Chiến dịch cho Ngày Nước Thế giới năm 2023 hiện đang hoạt động. Trọng tâm của chiến dịch này là thúc đẩy thay đổi để giải quyết cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh.

Họp triển khai nhiệm vụ “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với Biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”

14-2-2023

Ngày 13/02/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với Biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Cuộc họp diễn ra tại trụ sở Viện, với sự tham gia của Phó Viện trưởng Nguyễn Trung Thắng và các thành viên thực hiện nhiệm vụ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông về tài nguyên và môi trường năm 2023

15-2-2023

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 576/BTNMT-VP gửi các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông về tài nguyen và môi trường năm 2023.

Lễ khởi động dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam”

16-2-2023

Ngày 16/02/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Việt Nam dưới sự tài trợ của Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) tổ chức Lễ khởi động dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam”. Phó Viện trưởng Nguyễn Trung Thắng đã tham dự và phát biểu tại buổi lễ.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) ký thỏa thuận hợp tác (MOU) giai đoạn 2023 - 2025 với Viện Hanns Seidel Foundation (HSF)

16-2-2023

Ngày 16/02/2023, tại trụ sở, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã diễn ra Lễ ký thỏa thuận hợp tác (MOU) với Viện Hanns Seidel Foundation (HSF). PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng ISPONRE và ông Micheal Siegner, Trưởng đại diện HSF đã đại diện hai bên ký kết thỏa thuận hợp tác. Tham dự Lễ ký kết còn có lãnh đạo Viện ISPONRE, bà Nguyễn Thu Trang – Cán bộ chương trình và thủ trưởng một số đơn vị thuộc ISPONRE.

Ban hành Quyết định thành lập Hội đồng EPR quốc gia: Tư vấn quản lý, giám sát trách nhiệm tái chế chất thải

17-2-2023

Thực hiện quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành Quyết định số 252/QĐ-BTNMT ngày 14/02/2023 thành lập Hội đồng EPR quốc gia.

Mực nước biển dâng gây ra những rủi ro “không tưởng” cho hành tinh

17-2-2023

Mực nước biển dâng gây ra những rủi ro “không thể tưởng tượng được” đối với hàng tỷ người trên khắp thế giới, với những tác động sâu sắc đối với an ninh, luật pháp quốc tế, nhân quyền và cơ cấu xã hội.

Dự kiến Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) vào cuối năm 2023

17-2-2023

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 16/NQ-CP phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2023, trong đó nhấn mạnh đến những định hướng trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước.

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 với thông điệp: “Sách: Nhận thức – Đổi mới – Sáng tạo”; “Sách cho tôi, cho bạn”

17-2-2023

Thực hiện Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 4 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023. Ngày 15/02/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành công văn số 794/BTNMT-VP về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường sinh hoạt chi bộ tháng 02/2023    

27-2-2023

Ngày 24/02/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức sinh hoạt chi bộ thường kỳ tháng 2 dưới sự chủ trì của Bí thư Chi bộ Mai Thanh Dung cùng sự tham dự của toàn thể các đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. Đây là buổi sinh hoạt chi bộ đầu tiên có sự tham dự đầy đủ của các đảng viên thuộc Trung tâm Phát triển và Ứng dụng khoa học công nghệ về đất đai và Tạp chí Môi trường sau khi chuyển giao. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số đảng viên của Chi bộ Viện tăng lên 76 đảng viên, trong đó có 72 đảng viên chính thức, 04 đảng viên dự bị.