TIN TỨC-SỰ KIỆN

Mực nước biển dâng gây ra những rủi ro “không tưởng” cho hành tinh

Ngày đăng: 17 | 02 | 2023

Mực nước biển dâng gây ra những rủi ro “không thể tưởng tượng được” đối với hàng tỷ người trên khắp thế giới, với những tác động sâu sắc đối với an ninh, luật pháp quốc tế, nhân quyền và cơ cấu xã hội.

Điều này vừa được các quan chức cấp cao nhấn mạnh tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ), khi các thành viên tổ chức cuộc họp đầu tiên về tác động toàn cầu của mực nước biển dâng.

Mối đe dọa cấp số nhân

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Tổng thư ký LHQ António Guterres cho biết: “Tác động của nước biển dâng đang tạo ra những bất ổn và xung đột mới”.

Nhấn mạnh đường bờ biển của một số quốc gia đã chứng kiến tốc độ tăng gấp ba lần mực nước biển trung bình, ông Guterres cảnh báo, trong những thập kỷ tới, các cộng đồng ở vùng trũng thấp và toàn bộ các quốc gia có thể biến mất vĩnh viễn. Thế giới sẽ chứng kiến một cuộc di cư ồ ạt của toàn bộ dân số, sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn bao giờ hết khi nước ngọt, đất đai và các nguồn tài nguyên khác cạn dần.

Mô tả mực nước biển dâng cao như một mối đe dọa cấp số nhân, người đứng đầu LHQ cho biết hiện tượng này cũng gây nguy hiểm cho việc tiếp cận với nước, thực phẩm và chăm sóc sức khỏe.

Trong khi đó, xâm nhập mặn có thể làm mất việc làm và toàn bộ nền kinh tế trong các ngành như nông nghiệp, ngư nghiệp và du lịch, đồng thời có thể gây thiệt hại hoặc phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng, như hệ thống giao thông, bệnh viện và trường học.

Theo số liệu được công bố gần đây của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng nhanh hơn kể từ năm 1900 so với bất kỳ thế kỷ nào trước đó trong 3.000 năm qua và vẫn sẽ tăng lên đáng kể ngay cả khi sự nóng lên toàn cầu được giữ ở mức 1,5 độ C.

Ông Guterres cảnh báo, trong bất kỳ kịch bản tăng nhiệt độ nào, các quốc gia từ Bangladesh đến Trung Quốc, Ấn Độ và Hà Lan đều sẽ gặp rủi ro. Các siêu đô thị trên mọi châu lục sẽ phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng, bao gồm Lagos, Bangkok, Mumbai, Thượng Hải, London, Buenos Aires và New York. Mối nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng đối với khoảng 900 triệu người sống tại các vùng ven biển ở độ cao thấp.

Ông nói, nhiều nơi trên thế giới đã chứng kiến sự tàn phá và nước biển dâng cao đã ảnh hưởng đến sinh kế của ngành du lịch và nông nghiệp trên khắp vùng Caribê. Mực nước biển dâng và các tác động khí hậu khác đã buộc mọi người phải di dời ở Fiji, Vanuatu, Quần đảo Solomon và các nơi khác.

Trong bối cảnh đó, quan chức LHQ kêu gọi hành động trên nhiều mặt, bao gồm tăng cường kiến thức của cộng đồng toàn cầu về nguyên nhân gốc rễ của tình trạng mất an ninh và giải quyết các tác động của mực nước biển dâng trong các khuôn khổ pháp lý và nhân quyền.

Tăng cường hành động để bảo vệ bờ biển

Ông Csaba Kőrösi, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cho rằng biến đổi khí hậu - “thách thức lớn nhất của thế hệ chúng ta” - là vấn đề được các nhà lãnh đạo thế giới nêu ra nhiều nhất trong cuộc thảo luận cấp cao cuối cùng của Đại hội đồng.

Trong khi đó, mực nước biển dâng do khí hậu cũng đang đặt ra những vấn đề pháp lý mới. Ông Csaba Kőrösi kêu gọi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc công nhận tầm quan trọng của hành động khí hậu như một công cụ chính để xây dựng hòa bình, đồng thời nhấn mạnh rằng dữ liệu và khuôn khổ để bảo vệ chống lại mối đe dọa từ mực nước biển đã tồn tại. “Điều cần thiết bây giờ - hơn bao giờ hết - là ý chí chính trị để hành động”, ông nói.

Ông Bogdan Aurescu, Bộ trưởng Ngoại giao Romania và Đồng Chủ tịch Nhóm Nghiên cứu của Ủy ban Luật pháp Quốc tế về Mực nước biển dâng cho rằng mực nước biển liên quan đến biến đổi khí hậu đặt ra rủi ro thực sự đối với hơn 2/3 các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc.

Nhấn mạnh một loạt các tác động của mực nước biển dâng, ông cho biết các đường bờ biển đang bị đẩy vào trong, ảnh hưởng đến các đường cơ sở dùng để đo lường các vùng biển của các quốc gia và do đó đe dọa khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên của các nước đó.

Mặc dù có một số hành động để bảo vệ bờ biển của các quốc gia, bao gồm cả các rào cản vật lý, nhưng chi phí của chúng vẫn nằm ngoài tầm với của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ông Aurescu nhấn mạnh sự cần thiết phải áp dụng tốt hơn luật pháp quốc tế để hỗ trợ các quốc gia chịu rủi ro cao nhất do mực nước biển dâng, đồng thời chỉ ra rằng Ủy ban Luật pháp Quốc tế gần đây đã bổ sung chủ đề “Mực nước biển dâng liên quan đến luật pháp quốc tế” vào chương trình nghị sự của ủy ban.

Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bà Coral Pasisi, Giám đốc Biến đổi Khí hậu của Cộng đồng Thái Bình Dương và người đứng đầu tổ chức phi chính phủ, Tofia Niue cảnh báo, đến năm 2050 - “thế hệ của con cháu chúng ta” - mực nước biển dâng sẽ vượt quá ít nhất một mét đối với hầu hết các quốc đảo nhỏ đang phát triển, một sự thay đổi sẽ kéo dài hàng nghìn năm.

Liệt kê những tác động nghiêm trọng mà cộng đồng đang phải đối mặt hiện nay, từ hiện tượng tẩy trắng rạn san hô đến xâm nhập mặn, bà Pasisi lên án việc cộng đồng quốc tế tiếp tục coi thường trách nhiệm và không bị trừng phạt khi không hành động để ngăn chặn biến đổi khí hậu. Theo bà, đây là vấn đề an ninh có tầm quan trọng tối cao đối với khu vực Thái Bình Dương.

Bà Pasisi hy vọng, Đại hội đồng sẽ sớm thông qua nghị quyết do Vanuatu đưa ra, yêu cầu ý kiến tư vấn từ Tòa án Công lý Quốc tế về nghĩa vụ pháp lý của các quốc gia đối với biến đổi khí hậu.

(Theo baotainguyenmoitruong.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Dự kiến Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) vào cuối năm 2023

17-2-2023

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 16/NQ-CP phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2023, trong đó nhấn mạnh đến những định hướng trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước.

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 với thông điệp: “Sách: Nhận thức – Đổi mới – Sáng tạo”; “Sách cho tôi, cho bạn”

17-2-2023

Thực hiện Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 4 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023. Ngày 15/02/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành công văn số 794/BTNMT-VP về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường sinh hoạt chi bộ tháng 02/2023    

27-2-2023

Ngày 24/02/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức sinh hoạt chi bộ thường kỳ tháng 2 dưới sự chủ trì của Bí thư Chi bộ Mai Thanh Dung cùng sự tham dự của toàn thể các đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. Đây là buổi sinh hoạt chi bộ đầu tiên có sự tham dự đầy đủ của các đảng viên thuộc Trung tâm Phát triển và Ứng dụng khoa học công nghệ về đất đai và Tạp chí Môi trường sau khi chuyển giao. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số đảng viên của Chi bộ Viện tăng lên 76 đảng viên, trong đó có 72 đảng viên chính thức, 04 đảng viên dự bị.

Hội nghị lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

27-2-2023

Ngày 25/02/2023, tại Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo, các bộ, ngành liên quan; Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; 26 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Viện trưởng – PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ đã tham dự Hội nghị.

Hội thảo “80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam - Khởi nguồn và động lực phát triển”

27-2-2023

Trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương Văn hóa Việt Nam (1943-2023), ngày 27/02/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Hội thảo “80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam – Khởi nguồn và động lực phát triển” do 4 cơ quan là Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Hội thảo diễn ra theo hình thức kết hợp trực tiếp với sự có mặt khoảng 250 đại biểu và trực tuyến với đầu cầu tại 63 tỉnh, thành phố. Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường – TS. Nguyễn Trung Thắng đã tham dự Hội thảo.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tiếp và làm việc với Công ty Dow Việt Nam

28-2-2023

Ngày 28/02/2023, tại Trụ sở Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng cùng đại diện các đơn vị trực thuộc Viện đã có buổi tiếp và làm việc với Công ty Dow Việt Nam, công ty hoạt động trong lĩnh vực khoa học vật liệu và cung cấp giải pháp đổi mới, sáng tạo, có mặt tại Việt Nam từ năm 1995. Năm 2022, Dow kỷ niệm 125 năm thành lập, đánh dấu 27 năm có mặt tại Việt Nam, với tầm nhìn chiến lược trở thành công ty khoa học vật liệu đổi mới, sáng tạo, lấy khách hàng làm trung tâm, hòa nhập và bền vững nhất trên thế giới.

Hiện đại hóa ngành Khí tượng thủy văn: Hứa hẹn từ ứng dụng trí tuệ nhân tạo

1-3-2023

Hiện nay, tiếp cận với trí tuệ nhân tạo (AI) không đơn thuần chỉ là công việc nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà toán học, chuyên gia công nghệ thông tin. AI cần được tiếp cận, ứng dụng ở góc độ rộng hơn: Quản lý Nhà nước, chính sách, nguồn nhân lực,... trong đó có ngành Khí tượng thủy văn (KTTV).

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường thăm quan quy trình sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Công ty Honda Việt Nam phục vụ nghiên cứu xây dựng quy định về thải bỏ, thu hồi phương tiện giao thông vận tải phù hợp với điều kiện Việt Nam

2-3-2023

Trong khuôn khổ Dự án Nghiên cứu xây dựng và đề xuất chính sách, cơ chế thải bỏ phương tiện giao thông, ngày 01/3/2023, TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cùng nhóm nghiên cứu đã có buổi tham quan quy trình sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Công ty Honda Việt Nam ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Dự án do Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chủ trì thực hiện với sự hỗ trợ của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM); Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA). Mục tiêu của Dự án là xây dựng và hoàn thiện quy định về thải bỏ, thu hồi PTGT vận tải phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tuần hoàn.

Bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu, đánh giá tổn thất và thiệt hại hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu

2-3-2023

Ngày 02/3/2023, tại Trụ sở cơ sở đào tạo, NCS Nguyễn Thị Ngọc Ánh – Nghiên cứu viên Ban Môi trường và phát triển bền vững thuộc Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu “Nghiên cứu, đánh giá tổn thất và thiệt hại hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu”. Đại diện cơ quan công tác của NCS - Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường tham dự Lễ bảo vệ có PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng, TS. Nguyễn Trung Thắng – Phó Viện trưởng đồng thời cũng là người hướng dẫn chính của NCS Nguyễn Thị Ngọc Ánh.

Ngày Cỏ biển Thế giới 1 tháng 3

3-3-2023

(Theo un.org) Vào tháng 5 năm 2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết tuyên bố ngày 1 tháng 3 là Ngày Cỏ biển Thế giới. Nghị quyết nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải nâng cao nhận thức ở tất cả các cấp, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các hành động bảo tồn cỏ biển nhằm đóng góp cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng, lưu ý rằng việc tăng cường các dịch vụ và chức năng của hệ sinh thái là rất quan trọng để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG).

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường hưởng ứng Chương trình “Giọt máu hồng tài nguyên và môi trường”

7-3-2023

Hưởng ứng Cuộc vận động hiến máu tình nguyện Xuân Quý Mão 2023 của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, ngày 06/03/2023, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Chương trình hiến máu nhân đạo “Giọt máu hồng tài nguyên và môi trường” với sự tham gia của hơn 400 cán bộ. công chức, viên chức, đoàn viên công đoàn của các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó có Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

8-3-2023

Ngày 08/03/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức buổi gặp gỡ và chúc mừng các chị em nhân dịp kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/03/1910 – 08/03/2023) và 1979 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đây là hoạt động thường xuyên đầy ý nghĩa của Viện nhằm tôn vinh và ca ngợi chị em phụ nữ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.