TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu, đánh giá tổn thất và thiệt hại hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu

Ngày đăng: 02 | 03 | 2023

Ngày 02/3/2023, tại Trụ sở cơ sở đào tạo, NCS Nguyễn Thị Ngọc Ánh – Nghiên cứu viên Ban Môi trường và phát triển bền vững thuộc Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu “Nghiên cứu, đánh giá tổn thất và thiệt hại hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu”. Đại diện cơ quan công tác của NCS - Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường tham dự Lễ bảo vệ có PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng, TS. Nguyễn Trung Thắng – Phó Viện trưởng đồng thời cũng là người hướng dẫn chính của NCS Nguyễn Thị Ngọc Ánh.

DSC05614
NCS Nguyễn Thị Ngọc Ánh – Nghiên cứu viên thuộc Ban Môi trường và phát triển bền vững,Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường
 bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là Xác định được phương pháp và quy trình phù hợp nhằm TT&TH đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu; Đánh giá được tổn thất và thiệt hại đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu và đề xuất được các giải pháp nhằm giảm thiểu.

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là TT&TH đối với HST RNM tại VQG Mũi Cà Mau liên quan đến BĐKH, trong đó tập trung vào TT&TH đối với 04 dịch vụ cơ bản mà HST RNM mang lại gồm: TT&TH về dịch vụ cung cấp (nguồn cung cấp gỗ, củi, dược liệu, thuỷ/hải sản); TT&TH đối với dịch vụ hỗ trợ (làm mất diện tích RNM là nơi sinh sản các loài sinh vật, các loài cây ngập mặn); TT&TH đối với dịch vụ điều tiết (làm giảm khả năng phòng hộ, chống sạt lở bờ biển) và; TT&TH đối với dịch vụ văn hoá, giải trí (tập trung vào dịch vụ du lịch).

Bằng cách kết hợp giữa tri thức cộng đồng và tri thức khoa học, luận án đã xây dựng được phương pháp và quy trình phù hợp nhằm đánh giá và lượng giá tổn thất và thiệt hại đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan biến đổi khí hậu. Các loại hình TT&TH đối với HST RNM tại VQG Mũi Cà Mau được nhận diện với nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ BĐKH. Các dịch vụ do HST RNM mang lại như dịch vụ cung cấp (nguồn cung cấp gỗ, củi, dược liệu, thuỷ/hải sản); dịch vụ hỗ trợ (diện tích RNM là nơi cư trú của các loài sinh vật, về các loài cây ngập mặn); dịch vụ điều tiết (dịch vụ phòng hộ, chống sạt lở bờ biển) đều được nhận định suy giảm ở các mức độ khác nhau. Dịch vụ văn hoá, giải trí (tập trung vào lĩnh vực du lịch) trong thời gian qua có xu hướng tăng do triển khai chủ trương, định hướng phát triển du lịch của tỉnh.

Luận án đã sử dụng phương pháp viễn thám/GIS và lượng giá kinh tế để đánh giá định lượng thiệt hại đối với dịch vụ HST RNM của VQG Mũi Cà Mau. Trong giai đoạn 1989-2020, mỗi năm chiều dài bờ Đông bị xói lở trung bình khoảng 12,89 m/năm, giá trị TT&TH do sạt lở bờ biển tại bờ biển tại khu vực này được ước tính khoảng 335 triệu đồng/năm. Do vậy, dịch vụ phòng chống sạt lở bờ biển của HST RNM bị suy giảm. Dịch vụ cung cấp thuỷ, hải sản cũng bị suy giảm, ước tính giá trị nguồn lợi thuỷ sản bị mất đi mỗi năm khoảng 1.619– 2.428 triệu đồng/năm trong 20-30 năm qua. Với 248,133 ha diện tích đất bị sạt lở trung bình mỗi năm trong giai đoạn 1989 – 2020, TT&TH đối với HST RNM tại khu vực nghiên cứu khoảng 8.188 triệu đồng/năm.

Luận án của NCS Nguyễn Thị Ngọc Ánh đã được Hội đồng đánh giá cao, những kết quả nghiên cứu trong Luận án là cơ sở góp phần vào việc quản lý, bảo vệ và phục hồi RNM nói chung tại Việt Nam và giảm thiểu TT&TH đối với HST RNM VQG Mũi Cà Mau nói riêng, từ đó xây dựng và thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình cụ thể.

Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Ngày Cỏ biển Thế giới 1 tháng 3

3-3-2023

(Theo un.org) Vào tháng 5 năm 2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết tuyên bố ngày 1 tháng 3 là Ngày Cỏ biển Thế giới. Nghị quyết nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải nâng cao nhận thức ở tất cả các cấp, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các hành động bảo tồn cỏ biển nhằm đóng góp cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng, lưu ý rằng việc tăng cường các dịch vụ và chức năng của hệ sinh thái là rất quan trọng để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG).

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường hưởng ứng Chương trình “Giọt máu hồng tài nguyên và môi trường”

7-3-2023

Hưởng ứng Cuộc vận động hiến máu tình nguyện Xuân Quý Mão 2023 của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, ngày 06/03/2023, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Chương trình hiến máu nhân đạo “Giọt máu hồng tài nguyên và môi trường” với sự tham gia của hơn 400 cán bộ. công chức, viên chức, đoàn viên công đoàn của các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó có Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

8-3-2023

Ngày 08/03/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức buổi gặp gỡ và chúc mừng các chị em nhân dịp kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/03/1910 – 08/03/2023) và 1979 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đây là hoạt động thường xuyên đầy ý nghĩa của Viện nhằm tôn vinh và ca ngợi chị em phụ nữ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.

Lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

8-3-2023

Ngày 07/03/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam – Lương Quốc Đoàn. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – Lê Minh Ngân chủ trì Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 63 điểm cầu Hội Nông dân các tỉnh, thành phố.

Hội thảo tham vấn Báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022

11-3-2023

Ngày 09/03/2023, Cục Kiểm soát ô nhiễm (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Tổ chức hợp tác quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn Báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tham dự Hội thảo.

Ngày Quốc tế Không rác thải 30 tháng 3

13-3-2023

(Theo UNEP) Cuối năm 2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức công nhận tầm quan trọng của các sáng kiến không rác thải và tuyên bố ngày 30 tháng 3 là Ngày Quốc tế Không rác thải (International Day of Zero Waste), sẽ được tổ chức hàng năm bắt đầu từ năm 2023.

Quản lý tài nguyên nước bền vững từ quy hoạch các lưu vực sông – Lộ trình tiến tới hạch toán tài nguyên nước

7-4-2023

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đang được lấy ý kiến để hoàn thiện trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và dự kiến xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6 năm 2023. Liên quan đến nội dung quản lý tổng hợp tài nguyên nước, nhiều chuyên gia cho rằng, cần hoàn thiện cơ chế này theo hướng quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông vì sự phát triển bền vững.

Bảo đảm tính đồng bộ của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với các luật khác

9-4-2023

Ngày 8/4/2023, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Hội thảo “Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với hệ thống pháp luật”.

Hội thảo Giải pháp bao bì bền vững- Mắt xích quan trọng trong nền kinh tế tuần hoàn

11-4-2023

Ngày 11/4/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Hiệp Hội đồ uống (VBA) tổ chức Hội thảo Giải pháp bao bì bền vững- Mắt xích quan trọng trong nền kinh tế tuần hoàn. Hội thảo là cơ hội không chỉ cho các doanh nghiệp trong ngành VBA chia sẻ các sáng kiến, giải pháp, cách thức để tận dụng các cơ hội, phát huy các điểm mạnh và hạn chế các thách thức đang đặt ra mà còn là cơ hội để Viện được trao đổi, tiếp thu các kiến nghị, đề xuất các hành động, giải pháp trọng tâm trong thực hiện KTTH của Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện KTTH – một trong những nhiệm vụ quan trọng Viện được giao và trình Bộ trưởng Bộ TNMT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành vào cuối năm 2023. Hội thảo do Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung chủ trì thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu.

Khẩn trương tiếp thu và hoàn thiện dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

11-4-2023

Sáng 11/4, tại Trụ sở cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Lê Công Thành chủ trì cuộc họp nghe báo cáo việc hoàn thiện dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị Tổ biên tập dự thảo Luật cần phối hợp với các đơn vị liên quan tích cực, chủ động, phân công cụ thể các nhóm theo các nội dung để khẩn trương xây dựng các báo cáo giải trình, tiếp thu và hoàn thiện dự thảo Luật.

EPR – Cơ hội phát triển của ngành tái chế Việt Nam

17-4-2023

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kéo dài vòng đời của các sản phẩm nhựa, tăng cường sử dụng nhựa tái sinh thay vì nhựa nguyên sinh đã và đang là sứ mệnh và cơ hội phát triển cho ngành nhựa tái chế tại Việt Nam.Chia sẻ tại Hội nghị chính sách mở rộng trách nhiệm nhà sản xuất (EPR) – cơ hội của ngành tái chế Việt Nam do Chi Hội Nhựa Tái sinh, Hiệp hội Nhựa Việt Nam tổ chức mới đây, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho rằng, EPR và kinh tế tuần hoàn có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể có kinh tế tuần hoàn nếu không có EPR. EPR hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải và được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam phát triển các cơ sở tái chế thân thiện môi trường, hình thành ngành công nghiệp tái chế hiện đại.

Tăng trưởng xanh giúp nền kinh tế ứng phó "đa khủng hoảng"

19-4-2023

Sự chuyển dịch 2 ngành điện gió và điện mặt trời có tiềm năng đóng góp vào GDP của Việt Nam lên tới 70 - 80 tỷ USD, tạo ra khoảng 90 - 105 nghìn việc làm trực tiếp. Ngoài ra, hệ sinh thái Hydro sạch dựa trên nền tảng năng lượng tái tạo có tiềm năng đóng góp 40 - 45 tỷ USD vào GDP hàng năm, tạo ra khoảng 40-50 nghìn việc làm, mang lại lợi ích cho cả thị trường nội địa lẫn tiềm năng xuất khẩu đến các nước phát triển trên thế giới.