TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tăng trưởng xanh giúp nền kinh tế ứng phó "đa khủng hoảng"

Ngày đăng: 19 | 04 | 2023

Sự chuyển dịch 2 ngành điện gió và điện mặt trời có tiềm năng đóng góp vào GDP của Việt Nam lên tới 70 - 80 tỷ USD, tạo ra khoảng 90 - 105 nghìn việc làm trực tiếp. Ngoài ra, hệ sinh thái Hydro sạch dựa trên nền tảng năng lượng tái tạo có tiềm năng đóng góp 40 - 45 tỷ USD vào GDP hàng năm, tạo ra khoảng 40-50 nghìn việc làm, mang lại lợi ích cho cả thị trường nội địa lẫn tiềm năng xuất khẩu đến các nước phát triển trên thế giới.

Thông tin do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đưa ra tại Hội nghị “Thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Lộ trình đến thành công”, diễn ra sáng 18/4, tại Hà Nội. Đây là kết quả nghiên cứu ban đầu do Bộ KH&ĐT phối hợp cùng Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG) thực hiện trong thời gian qua.

anh 1(1)
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nền kinh tế thế giới 2023 đang đối diện với tình trạng “đa khủng hoảng”, từ gia tăng nợ công, lạm phát giá năng lượng và thực phẩm, đến ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine và diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu. Điều này đòi hỏi tất cả các quốc gia phải đổi mới mô hình tăng trưởng để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững và bao trùm, trong đó tăng trưởng xanh (TTX) đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của các nền kinh tế trước những biến động phức tạp, khó lường và nhiều thách thức đan xen.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị

Trên thực tế, ngày càng nhiều quốc gia đã, đang và sẽ tham gia vào các “liên minh xanh” nhằm chuyển dịch sang nền kinh tế xanh thông qua các cam kết khu vực và toàn cầu. Điển hình là Liên minh châu Âu, với Thỏa thuận Xanh 2030 tập trung vào việc giảm thiểu khí thải carbon, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, tăng cường vận chuyển xanh và khuyến khích các sản phẩm thân thiện với môi trường. Các chính phủ và doanh nghiệp khác trên thế giới, như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, cũng đang đầu tư vào các dự án phát triển xanh để đạt được các mục tiêu tương tự.

Theo đánh giá gần đây của Ủy ban châu Âu, quy mô thị trường toàn cầu hiện nay cho các sản phẩm và dịch vụ xanh ước tính đạt trên 5 nghìn tỷ đô la Mỹ và có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với các thị trường truyền thống. Cùng với tiềm năng về giải quyết việc làm và đóng góp đáng kể vào GDP, kinh tế xanh còn tạo cơ hội thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, đô thị - công trình xanh, tài chính xanh…

Với Việt Nam, tăng trưởng xanh là giải pháp quan trọng để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thải khí nhà kính hướng tới mục tiêu cam kết đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Để đạt được mục tiêu tại Chiến lược quốc gia về TTX giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Việt Nam cần có những bước đi đột phá, quyết liệt hơn nữa để đưa nền kinh tế xanh từ quy mô 6,7 tỷ USD năm 2020 lên đến 300 tỷ USD đóng góp mỗi năm vào tổng GDP quốc gia vào năm 2050.

Trong đó, cần tập trung vào các ngành, lĩnh vực thiết yếu nhất giúp Việt Nam kích hoạt các lợi thế tự nhiên và vươn lên trở thành nước phát triển trên cả bốn yếu tố: Môi trường - kinh tế - xã hội – văn hóa vào năm 2045. Đây là những yếu tố nền tảng hết sức quan trọng để Việt Nam có thể phát triển bền vững, cân bằng và hài hòa.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, Việt Nam với tiềm năng, vị thế địa kinh tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang đứng trước cơ hội rất lớn trong TTX để có thể chuyển mình, bắt kịp, tiến cùng, vượt lên, đi tắt đón đầu và tạo đà cho một bước nhảy vọt về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

Theo đại diện của đối tác tư vấn và đồng tổ chức Hội nghị, ông Jaime Ruiz-Cabrero, Tổng giám đốc BCG khu vực Đông Nam Á, các quốc gia dẫn đầu thế giới đang tăng tốc đẩy mạnh phát triển các công nghệ giải pháp nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, sạch và ít các-bon. Điều này mở ra cơ hội cho Việt Nam đón đầu xu hướng và trở thành quốc gia dẫn đầu về công nghệ sạch trong khu vực và có thể toàn cầu.

BCG đưa ra 4 khuyến nghị chính cho Chính phủ Việt Nam nhằm hiện thực hóa cơ hội, đó là: Hoàn thiện thể chế chiến lược xanh và đẩy mạnh xây dựng nền móng khuôn khổ pháp lý; Tăng cường xây dựng hệ thống tài chính xanh ổn định, giúp giảm chi phí vốn đầu tư; Phát triển hệ thống hạ tầng lưới điện, tạo nền móng để phát triển các nguồn năng lượng sạch và tái tạo; Tăng tốc phát triển hệ sinh thái Hydro sạch.

Về kế hoạch hành động sắp tới, theo Ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bộ sẽ ưu tiên đẩy mạnh triển khai Chiến lược quốc gia về TTX thông qua xây dựng cơ chế chính sách đầu tư, hoàn thiện chính sách, khuôn khổ pháp lý và nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực đầu tư. Đặc biệt, Bộ sẽ phối hợp với các Bộ, ban ngành và địa phương để triển khai xây dựng danh mục các dự án TTX trọng điểm cũng như xây dựng và triển khai các công cụ tài chính xanh phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và bối cảnh quốc tế mới.

Tại Hội nghị, hơn 200 đại biểu là đại diện các Bộ, ngành, các nhà đầu tư, các học giả và các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã cùng chia sẻ, thảo luận về những khó khăn, thách thức trước mắt cũng như trong dài hạn; các giải pháp nhằm tăng tốc TTX cho Việt Nam và đề xuất hướng tiếp cận phù hợp với bối cảnh trong nước và cam kết toàn cầu. Đây cũng là căn cứ góp phần giúp Bộ KH&ĐT định hình những quyết sách chính xác, khả thi cho lộ trình TTX tại Việt Nam.

Theo www.baotainguyenmoitruong.vn

NỘI DUNG KHÁC

Chính phủ công bố và triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia: Tư duy mới, tầm nhìn mới để tìm kiếm không gian, cơ hội phát triển mới

21-4-2023

Sáng 20/4, Chính phủ tổ chức Hội nghị công bố và triển khai quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 10 nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới để triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia lần đầu tiên được xây dựng ở nước ta, với tư duy mới, tầm nhìn mới để tìm kiếm không gian, cơ hội phát triển mới, tạo nên những giá trị mới.

Tập trung nguồn lực nâng cao hiệu quả công tác dự báo, cảnh báo thiên tai

21-4-2023

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2022, tình hình thiên tai trên thế giới diễn ra rất phức tạp với quy mô lớn chưa từng có, phạm vi ảnh hưởng rộng, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, điển hình như nắng nóng, hạn hán kéo dài, nghiêm trọng nhất trong vòng 500 năm tại châu Âu; siêu bão Ian đổ bộ vào Mỹ cuối tháng 9 làm 154 người chết; lũ lụt lịch sử trong tháng 7-8 tại Pakistan làm gần 1.700 người thiệt mạng… Thiên tai năm 2022 đã làm 30.700 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế trên 224 tỷ USD. Đặc biệt, đầu năm 2023, tại khu vực miền Nam và miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ, giáp biên giới với Syria đã xảy ra 2 trận động đất với độ lớn 7,8 và 7,5 độ Fichter gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng: 53.000 người chết, 130.000 người bị thương và hơn 6.200 toà nhà bị sập đổ, thiệt hại kinh tế trên 105 tỷ USD.

Hơn 530 tỷ đồng hỗ trợ cộng đồng phòng tránh thiên tai

25-4-2023

Trong 15 năm qua được sự ủng hộ, đồng hành nhiệt tình của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, sự giúp đỡ phối hợp của tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể xã hội các cấp, các anh chị em tình nguyện viên ở các địa phương, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai đã kết nối cộng đồng thực hiện nhiều dự án giúp người dân nâng cao năng lực chủ động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, khắc phục hậu quả và tiến hành một số hoạt động nhân đạo từ thiện khác.

Kịch bản phát triển cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050

25-4-2023

Mới đây, tại Hội thảo giới thiệu “Báo cáo Tầm nhìn ngành năng lượng Việt Nam hướng tới 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050”, ông Bill Possiel – Giám đốc bảo tồn của WWF Việt Nam cho biết: Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để giảm phát thải khí nhà kính và nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, như cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP26. Hội thảo do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

ISPONRE gặp gỡ và làm việc với TS. Michael Parsons - Cố vấn chính sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường

25-4-2023

Ngày 25/4/2023, PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ – Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã có buổi tiếp và làm việc với TS. Michael Parsons, Cố vấn chính sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đại diện các đơn vị trực thuộc Viện cùng tham dự buổi làm việc. TS. Michael Parsons đã từng nhiều năm công tác và đóng góp cho các hoạt động nghiên cứu chiến lược, chính sách của Viện nói riêng cũng như của ngành tài nguyên và môi trường nói chung.

Việt Nam thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ và giảm phát thải

26-4-2023

Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu diễn ra từ 24 -27/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã có cuộc làm việc với ông Christian Hoffer, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thụy Sĩ và ông Gunther Beger, Giám đốc điều hành Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) về các đề nghị hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong sản xuất, thương mại nông nghiệp hữu cơ và giảm phát thải khí nhà kính.

Khai thác khoáng sản cần song hành với mục tiêu giảm nghèo bền vững

26-4-2023

Mới đây, tại Đối thoại chính sách “Chi phí xã hội trong hoạt động khai thác mỏ” do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức tại Hà Nội, Trung tâm đã dẫn chứng những số liệu tính toán từ Tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê cho thấy những con số đáng chú ý về hoạt động khai khoáng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Những năm qua, các dự án khai thác khoáng sản đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương, nơi có khoáng sản được khai thác. Trong đó, hoạt động khai khoáng đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân khi nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến tuyển dụng người địa phương vào làm việc và giúp phát triển các dịch vụ hỗ trợ tại địa phương.

Họp tham vấn chuyên gia về mô hình quản lý việc thải bỏ phương tiện giao thông

28-4-2023

​​​​​​​Ngày 28/4/2023, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Dự án “Nghiên cứu xây dựng quy định về thải bỏ, thu hồi phương tiện giao thông vận tải phù hợp với điều kiện Việt Nam”, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã tổ chức cuộc họp tham vấn chuyên gia về mô hình quản lý việc thải bỏ phương tiện giao thông. TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng, chủ trì cuộc họp, với sự tham gia của đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính; Cục Đăng kiểm Việt Nam; Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an; Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA).

Khởi động Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

4-5-2023

Từ ngày 5/5, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam sẽ khởi động Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”. Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà đồng hành cùng Chương trình trong vai trò là Đại sứ Thiện chí.Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023” sẽ tổ chức chuỗi hoạt động từ ngày 5/5/2023 và tổng kết vào ngày 18 - 19/11/2023 tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Mục tiêu nhằm kêu gọi cộng đồng cùng tham gia bảo vệ sức khỏe và môi trường sống, cổ vũ lối sống lành mạnh, xanh - sạch - đẹp.

Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản – khắc phục bất cập trong quản lý lĩnh vực địa chất, khoáng sản

4-5-2023

Vừa qua, tại Quảng Ninh, Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản. Thừa ủy quyền của Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên, Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam, ông Nguyễn Trường Giang chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Xây dựng, Lãnh đạo và chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc Cục Khoáng sản Việt Nam, các Vụ, Cục, Viện chuyên môn của Bộ TN&MT, Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, đại diện Lãnh đạo các Sở TN&MT và các chuyên viên phụ trách, đại diện các doanh nghiệp, Tập đoàn hoạt động khoáng sản.

Thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả

4-5-2023

Trong quý I/2023, Vụ Môi trường (Bộ TN&MT) đã tiến hành rà soát tất cả các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020. Việc nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức triển khai Luật nhằm tạo cơ sở đề xuất các giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới, trên cơ sở chủ trương của Chính phủ về việc tiếp tục rà soát, đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.

Việt Nam và Luxembourg trở thành Đối tác chiến lược về tài chính xanh

4-5-2023

Tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel diễn ra ngày 4/5, hai nước nhất trí thiết lập khuôn khổ Đối tác chiến lược về tài chính xanh, coi đây là trụ cột hợp tác mới. Ngay sau cuộc hội đàm rất thành công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đại Công quốc Luxembourg Xavier Bettel đã chứng kiến ký kết một số văn kiện hợp tác của bộ ngành hai nước và có cuộc gặp gỡ báo chí để thông báo kết quả hội đàm. Trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành hai nước ký kết Nghị định thư sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về tránh đánh thuế 2 lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản; Thỏa thuận Đối tác chiến lược về tài chính xanh giữa Bộ Tài chính hai nước.