TIN TỨC-SỰ KIỆN

Khởi động Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

Ngày đăng: 04 | 05 | 2023

Từ ngày 5/5, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam sẽ khởi động Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”. Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà đồng hành cùng Chương trình trong vai trò là Đại sứ Thiện chí.Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023” sẽ tổ chức chuỗi hoạt động từ ngày 5/5/2023 và tổng kết vào ngày 18 - 19/11/2023 tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Mục tiêu nhằm kêu gọi cộng đồng cùng tham gia bảo vệ sức khỏe và môi trường sống, cổ vũ lối sống lành mạnh, xanh - sạch - đẹp.

Mở đầu chuỗi hoạt động là Cuộc thi Tìm kiếm Gương mặt Đại sứ Xanh cho lứa tuổi từ 7 - 15 tuổi. Các Đại sứ xanh sẽ cùng tham gia các hoạt động về bảo vệ môi trường, thực hiện dự án nhân ái, qua đó, góp phần thay đổi nhận thức về việc sử dụng tái chế, hướng cho các bạn nhỏ có những suy nghĩ, hành động, việc làm tích cực để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

anh 1
Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khởi động Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

Điểm nhấn trong Chương trình năm nay là Cuộc thi Sáng tạo sản phẩm tái chế vì môi trường dành cho học sinh các trường tại Hà Nội với chủ đề "Sống xanh". Theo TS. Trần Văn Miều - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chương trình sẽ góp phần nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ môi trường cho học sinh tại Hà Nội, đồng thời đã thay đổi nhận thức về việc sử dụng tái chế, hướng cho học sinh có những suy nghĩ, hành động, việc làm tích cực để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Trong khuôn khổ chương trình "Vì Môi trường xanh quốc gia 2023" còn có các hoạt động như: trưng bày mô hình xanh của học sinh và gian hàng quảng bá sản phẩm, dịch vụ xanh của các đơn vị, doanh nghiệp; vẽ bức tranh khổng lồ với chủ đề: “Hà Nội Xanh - Thành phố vì hoà bình”... nhằm giới thiệu, truyền cảm hứng tới cộng đồng vì một môi trường quốc gia xanh, sạch.

Đại sứ Thiện chí - Hoa hậu Đỗ Thị Hà chia sẻ: Ô nhiễm môi trường là một vấn đề lớn có thể gây ra nhiều hậu quả tai hại. Cách tốt nhất để cố gắng khắc phục là nâng cao nhận thức của cộng đồng về các biện pháp bảo vệ môi trường. Thông qua hình ảnh Đại sứ thiện chí Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”, tôi mong muốn góp phần tuyên truyền cho các bạn trẻ, nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường sống. Như vậy, tất cả mọi người có thể tiếp tục sinh sống và làm việc một cách an toàn.

Theo TS. Trần Văn Miều, qua hơn 10 năm tổ chức, Chương trình Vì Môi trường xanh Quốc gia đã lan toả sâu rộng đến học sinh, sinh viên; tạo nên sân chơi lành mạnh, kỹ năng sống, khơi dậy tiềm năng và phát triển tư duy, tính sáng tạo của học sinh. Đồng thời, rèn kỹ năng, xây dựng ước mơ trở thành nhà sáng chế trong tương lai để bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất.

Từ các hoạt động, người dân cũng được hướng dẫn để nhận thức đúng, đầy đủ và có những hành động cụ thể thiết thực về bảo vệ môi trường, trong đó có vấn đề phân loại rác tại nguồn.

Ngoài ra, Chương trình là cơ hội tốt để các cơ quan, doanh nghiệp thể hiện quan điểm và cam kết của mình đối với vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Với doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm hơn về BVMT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp thiết thực, hành động thực tế vào công tác BVMT.

Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản – khắc phục bất cập trong quản lý lĩnh vực địa chất, khoáng sản

4-5-2023

Vừa qua, tại Quảng Ninh, Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản. Thừa ủy quyền của Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên, Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam, ông Nguyễn Trường Giang chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Xây dựng, Lãnh đạo và chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc Cục Khoáng sản Việt Nam, các Vụ, Cục, Viện chuyên môn của Bộ TN&MT, Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, đại diện Lãnh đạo các Sở TN&MT và các chuyên viên phụ trách, đại diện các doanh nghiệp, Tập đoàn hoạt động khoáng sản.

Thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả

4-5-2023

Trong quý I/2023, Vụ Môi trường (Bộ TN&MT) đã tiến hành rà soát tất cả các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020. Việc nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức triển khai Luật nhằm tạo cơ sở đề xuất các giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới, trên cơ sở chủ trương của Chính phủ về việc tiếp tục rà soát, đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.

Việt Nam và Luxembourg trở thành Đối tác chiến lược về tài chính xanh

4-5-2023

Tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel diễn ra ngày 4/5, hai nước nhất trí thiết lập khuôn khổ Đối tác chiến lược về tài chính xanh, coi đây là trụ cột hợp tác mới. Ngay sau cuộc hội đàm rất thành công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đại Công quốc Luxembourg Xavier Bettel đã chứng kiến ký kết một số văn kiện hợp tác của bộ ngành hai nước và có cuộc gặp gỡ báo chí để thông báo kết quả hội đàm. Trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành hai nước ký kết Nghị định thư sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về tránh đánh thuế 2 lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản; Thỏa thuận Đối tác chiến lược về tài chính xanh giữa Bộ Tài chính hai nước.

Giải quyết vấn đề môi trường: Cần đầu tư giáo dục và cơ sở hạ tầng

4-5-2023

Theo nhận định của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, chính phủ các nước cần đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề môi trường, đồng thời có ý chí chính trị để thúc đẩy một số chính sách nhất định và đưa ra quyết định đúng đắn về phân phối tài nguyên. Các chuyên gia cho rằng cần cung cấp cơ sở hạ tầng hoặc giáo dục cần thiết và hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo hơn để ứng phó khẩn cấp với các vấn đề, chẳng hạn như sự khác biệt trong quản lý chất thải dựa trên sự chênh lệch giàu nghèo.

Hà Nội đặt mục tiêu đến 2050 tất cả làng nghề đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường

9-5-2023

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc Ban hành Danh mục, lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn TP Hà nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Hà Nội đặt chỉ tiêu đến hết năm 2025, tất cả các làng nghề đã được công nhận trên địa bàn Thành phố được đánh giá, phân loại theo quy định và tất cả các làng nghề được công nhận đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.

Hành động nhiều hơn để chống ô nhiễm hóa chất

9-5-2023

Hơn 2.000 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới vừa tập trung tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva (Thụy Sĩ) để thảo luận về cách tốt nhất nhằm hạn chế ô nhiễm hóa chất, vốn ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và môi trường.Trong suốt hai tuần họp, các quốc gia kỳ vọng sẽ đạt được tiến bộ trong việc bổ sung “hóa chất vĩnh cửu” (PFAS) vào danh sách các chất độc hại bị cấm hoặc hạn chế theo Công ước Stockholm - hiệp ước toàn cầu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước các mối đe doạ ô nhiễm hóa chất lâu dài.

Nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng mùa khô tới, Bộ TN&MT chỉ đạo khẩn triển khai các biện pháp cấp bách

9-5-2023

Ngày 8/5, Bộ TN&MT đã có Công văn gửi các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, và các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa lưu vực sông thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ các tháng cuối mùa cạn năm 2023. Theo báo cáo của Bộ TN&MT, hiện nay, mực nước các hồ chứa lớn, quan trọng đều đang ở mức rất thấp, thiếu hụt so với quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa trong thời kỳ mùa cạn trên các lưu vực sông. Mực nước hồ chứa trung bình thấp hơn trong khoảng từ 0,4m đến 24m, tương ứng tổng lượng nước thiếu hụt trong khoảng từ 16 đến 389 triệu m3 , cụ thể một số hồ chứa lớn như: hồ Bản Vẽ (thiếu hụt 389 triệu m3 ), Ngàn Trươi (thiếu hụt 222,7 triệu m3 ), A Vương (thiếu hụt 48,26 triệu m3 ), Buôn Tua Srah (thiếu hụt 111,3 triệu m3 ), Sông Tranh 2 (thiếu hụt 68,4 triệu m3 )…

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tiếp và làm việc với đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam

11-5-2023

Ngày 10/5/2023, tại Trụ sở Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng cùng đại diện các đơn vị trực thuộc Viện đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam. FAO hoạt động như là một trung tâm thu thập và phân tích các thông tin, tư vấn về kiến thức, kinh nghiệm để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, lương thực và dinh dưỡng trên phạm vi toàn cầu (knowledge-based organization). FAO cũng là một diễn đàn quốc tế quan trọng về lương thực và nông nghiệp, đồng thời là nguồn tư vấn về chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tiếp và làm việc với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI)

13-5-2023

Ngày 12/5/2023, tại Trụ sở Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, TS Mai Thanh Dung – Phó Viện trưởng cùng đại diện các đơn vị trực thuộc Viện đã có buổi tiếp và làm việc với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI). Đại diện METI, ông Hideki - Giám đốc Tuần hoàn Tài nguyên quốc tế, Phòng KTTH và sử dụng hiệu quả tài nguyên bày tỏ mong muốn cơ hội hợp tác giữa METI và ISPONRE.

Nắng nóng Địa Trung Hải có thể tăng gấp 100 lần

17-5-2023

Tổ chức World Weather Attribution vừa công bố 2 nghiên cứu khoa học cho thấy, biến đổi khí hậu khiến hạn hán tàn khốc ở vùng Sừng châu Phi và nhiệt độ kỷ lục trong tháng 4 ở Tây Địa Trung Hải có khả năng cao hơn ít nhất 100 lần. Các nghiên cứu đã làm tăng thêm bằng chứng về tác động nghiêm trọng của khí nhà kính đối với kinh tế - xã hội, như được nhấn mạnh trong các báo cáo Tình trạng Khí hậu Toàn cầu của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO). World Weather Attribution, tổ chức tập hợp các nhà khoa học liên kết với cộng đồng WMO cho biết sức nóng tháng 4 ở Bồ Đào Nha, Ma-rốc và Algeria gần như không thể xảy ra nếu không có biến đổi khí hậu.

Cơ hội tiếp cận nguồn tài chính xanh cho các dự án carbon thấp tại Việt Nam

17-5-2023

Vương quốc Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam chuyển dịch năng lượng từ những dự án carbon thấp thông qua Chương trình Thúc đẩy Tài chính khí hậu tại Việt Nam (CFA). 9 dự án của Việt Nam đã được chọn để tham gia Chương trình này. Từ ngày 15 – 16/5/2023, Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ireland, hợp tác với PwC tổ chức Chương trình “Thúc đẩy tài chính khí hậu” (CFA) tại Việt Nam. Chương trình nhằm hỗ trợ 9 nền kinh tế mới nổi (bao gồm cả Việt Nam) xây dựng hệ thống các dự án carbon thấp có tiềm năng huy động được vốn đầu tư để thực hiện. Đây là một trong những nỗ lực của Chính phủ Vương quốc Anh để hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết tại COP26, đồng thời hỗ trợ triển khai Chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng công bằng tại Việt Nam (V-JETP) được công bố vào tháng 12/2022.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội thảo Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ 18/5/2023

17-5-2023

Ngày 18 tháng 5 hàng năm đã được Quốc hội khóa XIII thống nhất chọn là Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam tại kỳ họp thứ 5 (quy định tại Điều 7, Luật KH&CN sửa đổi được Quốc hội thông qua năm 2013 - Luật số 29/2013/QH13) nhằm nêu cao tinh thần, trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với sự nghiệp KH&CN, tôn vinh quá trình lao động, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam. Chủ đề của ngày KH&CN Việt Nam 2023 là “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – nâng cao tiềm lực và vị thế quốc gia”. Dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của Bộ TN&MT, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội thảo khoa học chào mừng Ngày KH&CN 2023. Tham dự Hội thảo có Lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nghiên cứu của Viện và một số các đơn vị nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ.