TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hơn 530 tỷ đồng hỗ trợ cộng đồng phòng tránh thiên tai

Ngày đăng: 25 | 04 | 2023

Trong 15 năm qua được sự ủng hộ, đồng hành nhiệt tình của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, sự giúp đỡ phối hợp của tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể xã hội các cấp, các anh chị em tình nguyện viên ở các địa phương, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai đã kết nối cộng đồng thực hiện nhiều dự án giúp người dân nâng cao năng lực chủ động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, khắc phục hậu quả và tiến hành một số hoạt động nhân đạo từ thiện khác.

Trung tướng Lê Phúc Nguyên, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Quản lý Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai cho rằng, Việt Nam là nước chịu tác động nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH), gây ra cho nhân dân nhiều thiệt hại về người và của. Năm 2008, Quỹ Hỗ trợ Phòng tránh thiên tai miền Trung (QMT) được thành lập, sau này đổi tên thành Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai và mở rộng phạm vi hoạt động của Quỹ từ miền Trung ra cả nước. Ông cho rằng: “Trong quá trình hoạt động Quỹ chúng tôi luôn phấn đấu chuyển trọn vẹn những tấm lòng và các khoản tài trợ của các nhà hảo tâm đến tận tay bà con cần được giúp đỡ một cách đầy đủ, công khai minh bạch. Chọn thực hiện những dự án có nhu cầu cấp bách đáp ứng lợi ích thiết thực của người dân. Ưu tiên những dự án phục vụ, giúp đỡ trẻ em, phụ nữ là những đối tượng dễ tổn thương trong thiên tai và những dự án đa tác dụng. Chúng tôi rất muốn được nghe những ý kiến nhận xét, đánh giá và góp ý của các đại biểu tham dự hội thảo để sau này tiếp tục thực hiện những hoạt động của Quỹ ngày càng tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng được nhiều hơn những mong đợi của người dân. Điều này càng đặc biệt quan trọng trong khi mà BĐKH và thiên tai ngày càng diễn biến cực đoan, dự báo sẽ ngày càng tác động nghiêm trọng đến xã hội chúng ta”.

phong chong thien tai

Giai đoạn 15 năm qua, Quỹ Cộng đồng phòng chống thiên tai cho biết đã vận động tài trợ hơn 530 tỷ đồng để thực hiện các dự án trọng điểm. Trong đó vốn vận động được từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 26 tỷ đồng, còn lại là các tổ chức, cá nhân trong nước.

Cụ thể, xây dựng 120 công trình cộng đồng phòng tránh thiên tai như trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng...; Xây dựng 142 bể bơi phòng chống đuối nước; Xây dựng 27 công trình nước sạch; Xây dựng và lắp đặt 843 trạm đo mưa tự động chuyên dùng phục vụ công tác cảnh báo sớm mưa lũ; Hỗ trợ được hơn 18 tỷ đồng vốn quay vòng giúp 1.021 hộ chị em phụ nữ nghèo, cận nghèo có thêm điều kiện để phát triển sinh kế, tích lũy vốn xây dựng, sửa chữa nhà cửa để phòng chống thiên tai, cải thiện đời sống.

Ngoài ra, Quỹ còn hình thành các dự án khác như ”Vì tương lai xanh” tặng học bổng khuyến học cho 974 học sinh vùng lũ tại 24 tỉnh/thành phố trên cả nước; Chương trình hỗ trợ trang thiết bị trường học cho 135 trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở bị thiệt hại do thiên tai, bão, lũ; Dự án trồng rừng ngập mặn phòng hộ bảo vệ đê biển qua đó hỗ trợ huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa) trồng thành công 106 ha rừng ngập mặn phòng hộ bảo vệ đê biển…

GS.TS Trần Hồng Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn-Bộ Tài Nguyên và Môi trường đánh gia cao những thành tựu nổi bật của Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai trong 15 năm qua. Trong số đó, công trình cảnh báo lũ tự động là mô hình tốt, cách làm hay mà ngành Khí tượng thủy văn Việt Nam hoàn toàn có thể nghiên cứu, đúc kết để ứng dụng trong công tác dự báo, cảnh báo thiên tai cho cộng đồng. Việc kết hợp thông tin dự báo thời tiết và mực nước sông vào hệ thống cảnh báo lũ tự động giúp cho việc cảnh báo và ứng phó với lũ trở nên hiệu quả hơn, giảm thiểu thiệt hại về con người, tài sản và môi trường. Ông nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, với vai trò là cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực khí tượng thủy văn, Tổng cục sẽ tiếp tục phối hợp cùng Quỹ triển khai các nội dung trong thỏa thuận hợp tác để cùng trao đổi, khai thác, phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có góp phần chủ động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra…”.

Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ TN&MT

NỘI DUNG KHÁC

Kịch bản phát triển cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050

25-4-2023

Mới đây, tại Hội thảo giới thiệu “Báo cáo Tầm nhìn ngành năng lượng Việt Nam hướng tới 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050”, ông Bill Possiel – Giám đốc bảo tồn của WWF Việt Nam cho biết: Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để giảm phát thải khí nhà kính và nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, như cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP26. Hội thảo do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

ISPONRE gặp gỡ và làm việc với TS. Michael Parsons - Cố vấn chính sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường

25-4-2023

Ngày 25/4/2023, PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ – Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã có buổi tiếp và làm việc với TS. Michael Parsons, Cố vấn chính sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đại diện các đơn vị trực thuộc Viện cùng tham dự buổi làm việc. TS. Michael Parsons đã từng nhiều năm công tác và đóng góp cho các hoạt động nghiên cứu chiến lược, chính sách của Viện nói riêng cũng như của ngành tài nguyên và môi trường nói chung.

Việt Nam thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ và giảm phát thải

26-4-2023

Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu diễn ra từ 24 -27/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã có cuộc làm việc với ông Christian Hoffer, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thụy Sĩ và ông Gunther Beger, Giám đốc điều hành Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) về các đề nghị hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong sản xuất, thương mại nông nghiệp hữu cơ và giảm phát thải khí nhà kính.

Khai thác khoáng sản cần song hành với mục tiêu giảm nghèo bền vững

26-4-2023

Mới đây, tại Đối thoại chính sách “Chi phí xã hội trong hoạt động khai thác mỏ” do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức tại Hà Nội, Trung tâm đã dẫn chứng những số liệu tính toán từ Tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê cho thấy những con số đáng chú ý về hoạt động khai khoáng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Những năm qua, các dự án khai thác khoáng sản đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương, nơi có khoáng sản được khai thác. Trong đó, hoạt động khai khoáng đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân khi nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến tuyển dụng người địa phương vào làm việc và giúp phát triển các dịch vụ hỗ trợ tại địa phương.

Họp tham vấn chuyên gia về mô hình quản lý việc thải bỏ phương tiện giao thông

28-4-2023

​​​​​​​Ngày 28/4/2023, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Dự án “Nghiên cứu xây dựng quy định về thải bỏ, thu hồi phương tiện giao thông vận tải phù hợp với điều kiện Việt Nam”, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã tổ chức cuộc họp tham vấn chuyên gia về mô hình quản lý việc thải bỏ phương tiện giao thông. TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng, chủ trì cuộc họp, với sự tham gia của đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính; Cục Đăng kiểm Việt Nam; Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an; Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA).

Khởi động Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

4-5-2023

Từ ngày 5/5, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam sẽ khởi động Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”. Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà đồng hành cùng Chương trình trong vai trò là Đại sứ Thiện chí.Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023” sẽ tổ chức chuỗi hoạt động từ ngày 5/5/2023 và tổng kết vào ngày 18 - 19/11/2023 tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Mục tiêu nhằm kêu gọi cộng đồng cùng tham gia bảo vệ sức khỏe và môi trường sống, cổ vũ lối sống lành mạnh, xanh - sạch - đẹp.

Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản – khắc phục bất cập trong quản lý lĩnh vực địa chất, khoáng sản

4-5-2023

Vừa qua, tại Quảng Ninh, Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản. Thừa ủy quyền của Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên, Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam, ông Nguyễn Trường Giang chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Xây dựng, Lãnh đạo và chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc Cục Khoáng sản Việt Nam, các Vụ, Cục, Viện chuyên môn của Bộ TN&MT, Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, đại diện Lãnh đạo các Sở TN&MT và các chuyên viên phụ trách, đại diện các doanh nghiệp, Tập đoàn hoạt động khoáng sản.

Thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả

4-5-2023

Trong quý I/2023, Vụ Môi trường (Bộ TN&MT) đã tiến hành rà soát tất cả các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020. Việc nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức triển khai Luật nhằm tạo cơ sở đề xuất các giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới, trên cơ sở chủ trương của Chính phủ về việc tiếp tục rà soát, đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.

Việt Nam và Luxembourg trở thành Đối tác chiến lược về tài chính xanh

4-5-2023

Tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel diễn ra ngày 4/5, hai nước nhất trí thiết lập khuôn khổ Đối tác chiến lược về tài chính xanh, coi đây là trụ cột hợp tác mới. Ngay sau cuộc hội đàm rất thành công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đại Công quốc Luxembourg Xavier Bettel đã chứng kiến ký kết một số văn kiện hợp tác của bộ ngành hai nước và có cuộc gặp gỡ báo chí để thông báo kết quả hội đàm. Trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành hai nước ký kết Nghị định thư sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về tránh đánh thuế 2 lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản; Thỏa thuận Đối tác chiến lược về tài chính xanh giữa Bộ Tài chính hai nước.

Giải quyết vấn đề môi trường: Cần đầu tư giáo dục và cơ sở hạ tầng

4-5-2023

Theo nhận định của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, chính phủ các nước cần đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề môi trường, đồng thời có ý chí chính trị để thúc đẩy một số chính sách nhất định và đưa ra quyết định đúng đắn về phân phối tài nguyên. Các chuyên gia cho rằng cần cung cấp cơ sở hạ tầng hoặc giáo dục cần thiết và hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo hơn để ứng phó khẩn cấp với các vấn đề, chẳng hạn như sự khác biệt trong quản lý chất thải dựa trên sự chênh lệch giàu nghèo.

Hà Nội đặt mục tiêu đến 2050 tất cả làng nghề đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường

9-5-2023

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc Ban hành Danh mục, lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn TP Hà nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Hà Nội đặt chỉ tiêu đến hết năm 2025, tất cả các làng nghề đã được công nhận trên địa bàn Thành phố được đánh giá, phân loại theo quy định và tất cả các làng nghề được công nhận đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.

Hành động nhiều hơn để chống ô nhiễm hóa chất

9-5-2023

Hơn 2.000 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới vừa tập trung tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva (Thụy Sĩ) để thảo luận về cách tốt nhất nhằm hạn chế ô nhiễm hóa chất, vốn ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và môi trường.Trong suốt hai tuần họp, các quốc gia kỳ vọng sẽ đạt được tiến bộ trong việc bổ sung “hóa chất vĩnh cửu” (PFAS) vào danh sách các chất độc hại bị cấm hoặc hạn chế theo Công ước Stockholm - hiệp ước toàn cầu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước các mối đe doạ ô nhiễm hóa chất lâu dài.