TIN TỨC-SỰ KIỆN

Quản lý tài nguyên nước bền vững từ quy hoạch các lưu vực sông – Lộ trình tiến tới hạch toán tài nguyên nước

Ngày đăng: 07 | 04 | 2023

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đang được lấy ý kiến để hoàn thiện trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và dự kiến xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6 năm 2023. Liên quan đến nội dung quản lý tổng hợp tài nguyên nước, nhiều chuyên gia cho rằng, cần hoàn thiện cơ chế này theo hướng quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông vì sự phát triển bền vững.

Điều phối nguồn nước phục vụ đa mục tiêu

Theo PGS.TS Đào Trọng Tứ - Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, sự phát triển bền vững của đất nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó là bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia. Thực trạng sử dụng tài nguyên nước trong những năm qua đang đặt ra những vấn đề lớn cho công tác quản lý tài nguyên nước Việt Nam.

PGS.TS Đào Trọng Tứ nhấn mạnh, tài nguyên nước là thiết yếu cho sự sống và sức khỏe của tất cả mọi người, cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước, khác với các dạng tài nguyên khác, tài nguyên nước trên một lưu vực sông không thể bị chia cắt theo ranh giới hành chính. Từ thực trạng quản lý tài nguyên nước thế giới và ở Việt Nam cho thấy, quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông một cách có hiệu quả là cách tiếp cận phù hợp với điều kiện phát triển hiện tại của Việt Nam. Cách tiếp cận tổng hợp trong quản lý tài nguyên nước giúp quản lý và phát triển tài nguyên nước một cách bền vững, cân bằng và xem xét toàn diện các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.

Cách tiếp cận này cũng nhìn nhận các nhóm lợi ích, các ngành kinh tế sử dụng và khai thác nguồn nước, các nhu cầu của môi trường và các xung đột khác nhau. Đồng thời, giúp điều phối công tác quản lý tài nguyên nước giữa các ngành và các nhóm lợi ích ở các quy mô khác nhau, từ quy mô địa phương đến quốc tế. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước nhấn mạnh đến sự liên quan của các quá trình xây dựng luật và xây dựng các chính sách quốc gia, thiết lập cách quản trị tốt và hỗ trợ sắp xếp thể chế và điều hành hiệu quả trong một quy trình nhằm tạo ra các quyết định công bằng và bền vững hơn thông qua sử dụng một loạt các công cụ, như đánh giá xã hội và môi trường, các công cụ kinh tế và các hệ thống giám sát và cung cấp thông tin.

PGS.TS Đào Trọng Tứ cũng lưu ý, tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông đã được xác lập và áp dụng trong thực tiễn của nhiều nước trên thế giới. Quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông ở Việt Nam cũng đã được thể chế hóa với việc ban hành Nghị định về Quản lý lưu vực sông (Nghị định 120/NĐ-CP, 2008) nay đã hết hiệu lực thi hành. Do đó, cách tiếp cận này cần được thực thi và tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.

Đề xuất hạch toán tài nguyên nước theo các lưu vực sông

Đồng tình với PGS.TS Đào Trọng Tứ, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho rằng, quan điểm quản lý tổng hợp, toàn diện tài nguyên nước đã được luật hóa và được quy định trong Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 và Dự thảo Luật Tài nguyên nước sửa đổi.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc đảm bảo nguyên tắc này còn tồn tại rất nhiều bất cập hạn chế về tổ chức và chính sách liên quan. Đặc biệt, hệ thống thông tin, dữ liệu, số liệu điều tra, đánh giá, quan trắc tài nguyên nước còn phân tán và chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý tài nguyên nước, nhất là phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, công tác dự báo, thẩm định hồ sơ cấp phép ở cả cấp trung ương và địa phương.

Lưu ý hệ quả thực tế về cạn kiệt, suy thoái, ô nhiễm và xung đột tài nguyên nước ngày càng gia tăng trên các lưu vực sông, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ khẳng định, với hệ thống phương pháp luận rõ ràng được Liên hợp quốc phát triển và áp dụng ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc bổ sung quy định về hạch toán tài nguyên nước vào Luật Tài nguyên nước là hoàn toàn phù hợp để giúp đo lường, tính toán và đưa ra các chỉ số phản ánh toàn diện các khía cạnh liên quan đến hiện trạng, xu hướng, áp lực do các hoạt động kinh tế, dân sinh.

“Việt Nam có thể xây dựng hệ thống tài khoản hạch toán tài nguyên nước theo các lưu vực sông, theo đó, mỗi lưu vực sông lớn có thể thiết lập một bộ tài khoản để hỗ trợ việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông, xem xét đa giá trị của tài nguyên nước cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường và đồng thời thiết lập lộ trình tiến tới hạch toán tài nguyên nước trên phạm vi toàn quốc...” - PGS.TS Nguyễn Đình Thọ đề xuất.

 (Theo baotainguyenmoitruong.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Bảo đảm tính đồng bộ của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với các luật khác

9-4-2023

Ngày 8/4/2023, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Hội thảo “Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với hệ thống pháp luật”.

Hội thảo Giải pháp bao bì bền vững- Mắt xích quan trọng trong nền kinh tế tuần hoàn

11-4-2023

Ngày 11/4/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Hiệp Hội đồ uống (VBA) tổ chức Hội thảo Giải pháp bao bì bền vững- Mắt xích quan trọng trong nền kinh tế tuần hoàn. Hội thảo là cơ hội không chỉ cho các doanh nghiệp trong ngành VBA chia sẻ các sáng kiến, giải pháp, cách thức để tận dụng các cơ hội, phát huy các điểm mạnh và hạn chế các thách thức đang đặt ra mà còn là cơ hội để Viện được trao đổi, tiếp thu các kiến nghị, đề xuất các hành động, giải pháp trọng tâm trong thực hiện KTTH của Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện KTTH – một trong những nhiệm vụ quan trọng Viện được giao và trình Bộ trưởng Bộ TNMT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành vào cuối năm 2023. Hội thảo do Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung chủ trì thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu.

Khẩn trương tiếp thu và hoàn thiện dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

11-4-2023

Sáng 11/4, tại Trụ sở cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Lê Công Thành chủ trì cuộc họp nghe báo cáo việc hoàn thiện dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị Tổ biên tập dự thảo Luật cần phối hợp với các đơn vị liên quan tích cực, chủ động, phân công cụ thể các nhóm theo các nội dung để khẩn trương xây dựng các báo cáo giải trình, tiếp thu và hoàn thiện dự thảo Luật.

EPR – Cơ hội phát triển của ngành tái chế Việt Nam

17-4-2023

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kéo dài vòng đời của các sản phẩm nhựa, tăng cường sử dụng nhựa tái sinh thay vì nhựa nguyên sinh đã và đang là sứ mệnh và cơ hội phát triển cho ngành nhựa tái chế tại Việt Nam.Chia sẻ tại Hội nghị chính sách mở rộng trách nhiệm nhà sản xuất (EPR) – cơ hội của ngành tái chế Việt Nam do Chi Hội Nhựa Tái sinh, Hiệp hội Nhựa Việt Nam tổ chức mới đây, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho rằng, EPR và kinh tế tuần hoàn có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể có kinh tế tuần hoàn nếu không có EPR. EPR hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải và được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam phát triển các cơ sở tái chế thân thiện môi trường, hình thành ngành công nghiệp tái chế hiện đại.

Tăng trưởng xanh giúp nền kinh tế ứng phó "đa khủng hoảng"

19-4-2023

Sự chuyển dịch 2 ngành điện gió và điện mặt trời có tiềm năng đóng góp vào GDP của Việt Nam lên tới 70 - 80 tỷ USD, tạo ra khoảng 90 - 105 nghìn việc làm trực tiếp. Ngoài ra, hệ sinh thái Hydro sạch dựa trên nền tảng năng lượng tái tạo có tiềm năng đóng góp 40 - 45 tỷ USD vào GDP hàng năm, tạo ra khoảng 40-50 nghìn việc làm, mang lại lợi ích cho cả thị trường nội địa lẫn tiềm năng xuất khẩu đến các nước phát triển trên thế giới.

Chính phủ công bố và triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia: Tư duy mới, tầm nhìn mới để tìm kiếm không gian, cơ hội phát triển mới

21-4-2023

Sáng 20/4, Chính phủ tổ chức Hội nghị công bố và triển khai quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 10 nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới để triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia lần đầu tiên được xây dựng ở nước ta, với tư duy mới, tầm nhìn mới để tìm kiếm không gian, cơ hội phát triển mới, tạo nên những giá trị mới.

Tập trung nguồn lực nâng cao hiệu quả công tác dự báo, cảnh báo thiên tai

21-4-2023

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2022, tình hình thiên tai trên thế giới diễn ra rất phức tạp với quy mô lớn chưa từng có, phạm vi ảnh hưởng rộng, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, điển hình như nắng nóng, hạn hán kéo dài, nghiêm trọng nhất trong vòng 500 năm tại châu Âu; siêu bão Ian đổ bộ vào Mỹ cuối tháng 9 làm 154 người chết; lũ lụt lịch sử trong tháng 7-8 tại Pakistan làm gần 1.700 người thiệt mạng… Thiên tai năm 2022 đã làm 30.700 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế trên 224 tỷ USD. Đặc biệt, đầu năm 2023, tại khu vực miền Nam và miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ, giáp biên giới với Syria đã xảy ra 2 trận động đất với độ lớn 7,8 và 7,5 độ Fichter gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng: 53.000 người chết, 130.000 người bị thương và hơn 6.200 toà nhà bị sập đổ, thiệt hại kinh tế trên 105 tỷ USD.

Hơn 530 tỷ đồng hỗ trợ cộng đồng phòng tránh thiên tai

25-4-2023

Trong 15 năm qua được sự ủng hộ, đồng hành nhiệt tình của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, sự giúp đỡ phối hợp của tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể xã hội các cấp, các anh chị em tình nguyện viên ở các địa phương, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai đã kết nối cộng đồng thực hiện nhiều dự án giúp người dân nâng cao năng lực chủ động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, khắc phục hậu quả và tiến hành một số hoạt động nhân đạo từ thiện khác.

Kịch bản phát triển cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050

25-4-2023

Mới đây, tại Hội thảo giới thiệu “Báo cáo Tầm nhìn ngành năng lượng Việt Nam hướng tới 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050”, ông Bill Possiel – Giám đốc bảo tồn của WWF Việt Nam cho biết: Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để giảm phát thải khí nhà kính và nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, như cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP26. Hội thảo do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

ISPONRE gặp gỡ và làm việc với TS. Michael Parsons - Cố vấn chính sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường

25-4-2023

Ngày 25/4/2023, PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ – Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã có buổi tiếp và làm việc với TS. Michael Parsons, Cố vấn chính sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đại diện các đơn vị trực thuộc Viện cùng tham dự buổi làm việc. TS. Michael Parsons đã từng nhiều năm công tác và đóng góp cho các hoạt động nghiên cứu chiến lược, chính sách của Viện nói riêng cũng như của ngành tài nguyên và môi trường nói chung.

Việt Nam thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ và giảm phát thải

26-4-2023

Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu diễn ra từ 24 -27/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã có cuộc làm việc với ông Christian Hoffer, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thụy Sĩ và ông Gunther Beger, Giám đốc điều hành Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) về các đề nghị hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong sản xuất, thương mại nông nghiệp hữu cơ và giảm phát thải khí nhà kính.

Khai thác khoáng sản cần song hành với mục tiêu giảm nghèo bền vững

26-4-2023

Mới đây, tại Đối thoại chính sách “Chi phí xã hội trong hoạt động khai thác mỏ” do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức tại Hà Nội, Trung tâm đã dẫn chứng những số liệu tính toán từ Tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê cho thấy những con số đáng chú ý về hoạt động khai khoáng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Những năm qua, các dự án khai thác khoáng sản đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương, nơi có khoáng sản được khai thác. Trong đó, hoạt động khai khoáng đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân khi nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến tuyển dụng người địa phương vào làm việc và giúp phát triển các dịch vụ hỗ trợ tại địa phương.