TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bảo đảm tính đồng bộ của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với các luật khác

Ngày đăng: 09 | 04 | 2023

Ngày 8/4/2023, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Hội thảo “Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với hệ thống pháp luật”.

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Hội thảo “Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với hệ thống pháp luật” để có thêm thông tin phục vụ công tác thẩm tra, tiếp thu chỉnh lý nhằm đảm bảo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đạt chất lượng cao
 Ảnh: quochoi.vn

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật lớn, phức tạp, có liên quan chặt chẽ tới nhiều luật khác nhau. Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu về dự án Luật này. Chính phủ đã tiếp thu ý kiến các đại biểu, chỉnh lý bước đầu, tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên phạm vi cả nước. Các nội dung của dự án Luật nhận được sự quan tâm rất lớn của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó nhiều ý kiến đóng góp nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa Luật Đất đai (sửa đổi) với các luật khác trong hệ thống pháp luật.

Từ khảo sát thực tiễn thi hành pháp luật về đất đai gắn với hoạt động đầu tư kinh doanh, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, còn có sự chồng chéo, thiếu đồng bộ, thống nhất giữa Luật Đất đai với các luật liên quan. Đây là điểm nghẽn cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Hội thảo sẽ giúp nhìn nhận rõ ràng, cụ thể những vướng mắc, bất cập trong dự thảo Luật để có những giải pháp hợp lý, chỉnh lý cụ thể, đảm bảo dự thảo Luật đạt chất lượng cao, chuẩn bị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới.

Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Hải cho rằng, nguyên tắc áp dụng pháp luật phải bao quát được các vấn đề pháp lý liên quan đến tài sản gắn liền với đất 
 Ảnh: quochoi.vn

Tại Hội thảo, nhiều vấn đề liên quan đến tính đồng bộ của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với pháp luật về lĩnh vực kinh doanh bất động sản, giá, thuế, phí, lệ phí, quản lý tài sản, tín ngưỡng, tôn giáo cũng được các đại biểu thảo luận, phân tích và đề xuất các giải pháp phù hợp.

PGS.TS Nguyễn Minh Hằng, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp nhấn mạnh, quan hệ pháp luật đất đai không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật Đất đai với tư cách là luật chuyên ngành mà còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự với tư cách là luật chung và nhiều luật chuyên ngành có liên quan như Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Quản lý tài sản công, Luật Kinh doanh bất động sản…

Các văn bản quy phạm pháp luật này được ban hành ở những thời điểm khác nhau, do nhiều cơ quan chủ trì xây dựng dẫn đến còn nhiều mâu thuẫn, thống nhất và chưa đồng bộ. Khi các luật chuyên ngành không có quy định về một quan hệ dân sự thì quy định của Bộ luật Dân sự được áp dụng để điều chỉnh.

Nhằm khắc phục một số điểm chưa thống nhất, còn vướng mắc, khó khăn trong quy định của Luật Đất đai hiện hành, đồng thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn quản lý, sử dụng đất đai và phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới, cần đánh giá tổng quan các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và một số luật chuyên ngành có liên quan để bảo đảm tính khả thi, ổn định, tính khái quát, hệ thống, tính dự báo và minh bạch trong hệ thống pháp luật.

Quan tâm đến vấn đề về áp dụng pháp luật, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Hải chỉ ra rằng, về nguyên tắc, chế độ sử dụng đất theo nghĩa rộng bao gồm 4 nội dung: Cơ chế pháp lý về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân; Cơ chế pháp lý về điều kiện sử dụng đất; Cơ chế pháp lý về quyền, nghĩa vụ và thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất; và Cơ chế pháp lý về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất (đăng ký lần đầu và đăng ký biến động).

Trong các nội dung thuộc chế độ sử dụng đất nêu trên, có thể nhận thấy, cơ chế pháp lý về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất và quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất là những nội dung pháp lý thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đất đai, luật khác có liên quan phải tuân thủ. Tuy nhiên, đối với thực hiện quyền của người sử dụng đất và đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lại là nội dung pháp lý bên cạnh quy định của pháp luật đất đai thì còn chịu sự điều chỉnh và phải căn cứ vào quy định của nhiều luật khác có liên quan.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đánh giá cao sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của các đại biểu, các ý kiến phát biểu đều tâm huyết, thẳng thắn, có trọng tâm, tập trung vào các vấn đề liên quan đến đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, hạn chế chồng chéo, bất cập, qua đó đề xuất hướng để xử lý, đặc biệt đối với những vấn đề mới để quy định trong dự thảo Luật những vấn đề đã chín, đã rõ, đã được thực tiễn kiểm nghiệm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển.

Ghi nhận các ý kiến tại Hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, Ủy ban sẽ tổng hợp đầy đủ, nghiêm túc nghiên cứu ý kiến của các đại biểu, trên cơ sở đó phối hợp với Thường trực Ủy ban Kinh tế, cơ quan chủ trì dự án Luật này tiếp tục thẩm tra, tiếp thu chỉnh lý để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.

(Theo baochinhphu.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo Giải pháp bao bì bền vững- Mắt xích quan trọng trong nền kinh tế tuần hoàn

11-4-2023

Ngày 11/4/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Hiệp Hội đồ uống (VBA) tổ chức Hội thảo Giải pháp bao bì bền vững- Mắt xích quan trọng trong nền kinh tế tuần hoàn. Hội thảo là cơ hội không chỉ cho các doanh nghiệp trong ngành VBA chia sẻ các sáng kiến, giải pháp, cách thức để tận dụng các cơ hội, phát huy các điểm mạnh và hạn chế các thách thức đang đặt ra mà còn là cơ hội để Viện được trao đổi, tiếp thu các kiến nghị, đề xuất các hành động, giải pháp trọng tâm trong thực hiện KTTH của Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện KTTH – một trong những nhiệm vụ quan trọng Viện được giao và trình Bộ trưởng Bộ TNMT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành vào cuối năm 2023. Hội thảo do Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung chủ trì thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu.

Khẩn trương tiếp thu và hoàn thiện dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

11-4-2023

Sáng 11/4, tại Trụ sở cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Lê Công Thành chủ trì cuộc họp nghe báo cáo việc hoàn thiện dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị Tổ biên tập dự thảo Luật cần phối hợp với các đơn vị liên quan tích cực, chủ động, phân công cụ thể các nhóm theo các nội dung để khẩn trương xây dựng các báo cáo giải trình, tiếp thu và hoàn thiện dự thảo Luật.

EPR – Cơ hội phát triển của ngành tái chế Việt Nam

17-4-2023

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kéo dài vòng đời của các sản phẩm nhựa, tăng cường sử dụng nhựa tái sinh thay vì nhựa nguyên sinh đã và đang là sứ mệnh và cơ hội phát triển cho ngành nhựa tái chế tại Việt Nam.Chia sẻ tại Hội nghị chính sách mở rộng trách nhiệm nhà sản xuất (EPR) – cơ hội của ngành tái chế Việt Nam do Chi Hội Nhựa Tái sinh, Hiệp hội Nhựa Việt Nam tổ chức mới đây, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho rằng, EPR và kinh tế tuần hoàn có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể có kinh tế tuần hoàn nếu không có EPR. EPR hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải và được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam phát triển các cơ sở tái chế thân thiện môi trường, hình thành ngành công nghiệp tái chế hiện đại.

Tăng trưởng xanh giúp nền kinh tế ứng phó "đa khủng hoảng"

19-4-2023

Sự chuyển dịch 2 ngành điện gió và điện mặt trời có tiềm năng đóng góp vào GDP của Việt Nam lên tới 70 - 80 tỷ USD, tạo ra khoảng 90 - 105 nghìn việc làm trực tiếp. Ngoài ra, hệ sinh thái Hydro sạch dựa trên nền tảng năng lượng tái tạo có tiềm năng đóng góp 40 - 45 tỷ USD vào GDP hàng năm, tạo ra khoảng 40-50 nghìn việc làm, mang lại lợi ích cho cả thị trường nội địa lẫn tiềm năng xuất khẩu đến các nước phát triển trên thế giới.

Chính phủ công bố và triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia: Tư duy mới, tầm nhìn mới để tìm kiếm không gian, cơ hội phát triển mới

21-4-2023

Sáng 20/4, Chính phủ tổ chức Hội nghị công bố và triển khai quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 10 nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới để triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia lần đầu tiên được xây dựng ở nước ta, với tư duy mới, tầm nhìn mới để tìm kiếm không gian, cơ hội phát triển mới, tạo nên những giá trị mới.

Tập trung nguồn lực nâng cao hiệu quả công tác dự báo, cảnh báo thiên tai

21-4-2023

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2022, tình hình thiên tai trên thế giới diễn ra rất phức tạp với quy mô lớn chưa từng có, phạm vi ảnh hưởng rộng, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, điển hình như nắng nóng, hạn hán kéo dài, nghiêm trọng nhất trong vòng 500 năm tại châu Âu; siêu bão Ian đổ bộ vào Mỹ cuối tháng 9 làm 154 người chết; lũ lụt lịch sử trong tháng 7-8 tại Pakistan làm gần 1.700 người thiệt mạng… Thiên tai năm 2022 đã làm 30.700 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế trên 224 tỷ USD. Đặc biệt, đầu năm 2023, tại khu vực miền Nam và miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ, giáp biên giới với Syria đã xảy ra 2 trận động đất với độ lớn 7,8 và 7,5 độ Fichter gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng: 53.000 người chết, 130.000 người bị thương và hơn 6.200 toà nhà bị sập đổ, thiệt hại kinh tế trên 105 tỷ USD.

Hơn 530 tỷ đồng hỗ trợ cộng đồng phòng tránh thiên tai

25-4-2023

Trong 15 năm qua được sự ủng hộ, đồng hành nhiệt tình của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, sự giúp đỡ phối hợp của tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể xã hội các cấp, các anh chị em tình nguyện viên ở các địa phương, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai đã kết nối cộng đồng thực hiện nhiều dự án giúp người dân nâng cao năng lực chủ động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, khắc phục hậu quả và tiến hành một số hoạt động nhân đạo từ thiện khác.

Kịch bản phát triển cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050

25-4-2023

Mới đây, tại Hội thảo giới thiệu “Báo cáo Tầm nhìn ngành năng lượng Việt Nam hướng tới 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050”, ông Bill Possiel – Giám đốc bảo tồn của WWF Việt Nam cho biết: Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để giảm phát thải khí nhà kính và nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, như cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP26. Hội thảo do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

ISPONRE gặp gỡ và làm việc với TS. Michael Parsons - Cố vấn chính sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường

25-4-2023

Ngày 25/4/2023, PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ – Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã có buổi tiếp và làm việc với TS. Michael Parsons, Cố vấn chính sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đại diện các đơn vị trực thuộc Viện cùng tham dự buổi làm việc. TS. Michael Parsons đã từng nhiều năm công tác và đóng góp cho các hoạt động nghiên cứu chiến lược, chính sách của Viện nói riêng cũng như của ngành tài nguyên và môi trường nói chung.

Việt Nam thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ và giảm phát thải

26-4-2023

Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu diễn ra từ 24 -27/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã có cuộc làm việc với ông Christian Hoffer, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thụy Sĩ và ông Gunther Beger, Giám đốc điều hành Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) về các đề nghị hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong sản xuất, thương mại nông nghiệp hữu cơ và giảm phát thải khí nhà kính.

Khai thác khoáng sản cần song hành với mục tiêu giảm nghèo bền vững

26-4-2023

Mới đây, tại Đối thoại chính sách “Chi phí xã hội trong hoạt động khai thác mỏ” do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức tại Hà Nội, Trung tâm đã dẫn chứng những số liệu tính toán từ Tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê cho thấy những con số đáng chú ý về hoạt động khai khoáng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Những năm qua, các dự án khai thác khoáng sản đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương, nơi có khoáng sản được khai thác. Trong đó, hoạt động khai khoáng đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân khi nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến tuyển dụng người địa phương vào làm việc và giúp phát triển các dịch vụ hỗ trợ tại địa phương.

Họp tham vấn chuyên gia về mô hình quản lý việc thải bỏ phương tiện giao thông

28-4-2023

​​​​​​​Ngày 28/4/2023, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Dự án “Nghiên cứu xây dựng quy định về thải bỏ, thu hồi phương tiện giao thông vận tải phù hợp với điều kiện Việt Nam”, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã tổ chức cuộc họp tham vấn chuyên gia về mô hình quản lý việc thải bỏ phương tiện giao thông. TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng, chủ trì cuộc họp, với sự tham gia của đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính; Cục Đăng kiểm Việt Nam; Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an; Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA).