TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội thảo “80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam - Khởi nguồn và động lực phát triển”

Ngày đăng: 27 | 02 | 2023

Trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương Văn hóa Việt Nam (1943-2023), ngày 27/02/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Hội thảo “80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam – Khởi nguồn và động lực phát triển” do 4 cơ quan là Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Hội thảo diễn ra theo hình thức kết hợp trực tiếp với sự có mặt khoảng 250 đại biểu và trực tuyến với đầu cầu tại 63 tỉnh, thành phố. Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường – TS. Nguyễn Trung Thắng đã tham dự Hội thảo.

Hội thảo có sự tham dự của các đồng chí: Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nguyễn Xuân Thắng – Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Hùng – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Đoàn Minh Huấn – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Ngoài ra, Hội thảo còn có sự tham dự của các nhà khoa học, chuyên gia đến từ các cơ quan nghiên cứu, học viện, trường đại học và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương... tham dự Hội thảo - Ảnh: VGP/Nam Nguyễn

Hội thảo tập trung vào hai nội dung chính: Giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam; Văn hóa con người Việt Nam – Nền tảng tinh thần, động lực phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Ban Tổ chức đã nhận được 1 báo cáo trung tâm và 175 báo cáo tham luận của các cơ quan, tổ chức, các cá nhân nhà quản lý, nhà khoa học và những người trực tiếp làm công tác văn hóa nghệ thuật trong cả nước.

Phát biểu dẫn đề Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh, Đề cương về văn hóa đãkhẳng định tầm quan trọng đặc biệt của nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa mới trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, với nhận thức đúng đắn rằng: Sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa vừa là một tất yếu chính trị, vừa là một tất yếu khách quan. Cách mạng muốn xây dựng thành công nền văn hoá mới dứt khoát phải do Đảng tiền phong lãnh đạo. Mặt khác, có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới lan tỏa được tư tưởng cách mạng, tạo nên ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội. Việc xây dựng nền văn hóa mới phải gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Công cuộc cải tạo xã hội, loại bỏ những gì cũ kỹ lạc hậu, hướng tới xây dựng một chế độ xã hội mới ưu việt hơn chỉ hoàn thành khi hình thành được nền văn hóa mới: "nền văn hoá xã hội chủ nghĩa".

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu dẫn đề Hội thảo - Ảnh: VGP/Nam Nguyễn

"Càng nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng, tính chất đúng đắn của những luận điểm, nguyên tắc, đường lối của bản Đề cương, ngày nay, chúng ta càng thấy được sự cần thiết phải kế thừa và phát huy những giá trị tích cực, tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc, vừa đẩy mạnh giao lưu, tiếp biến, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, khẳng định bản sắc và bản lĩnh của dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế", đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nói.

Với sự khởi nguồn từ bản Đề cương về văn hóa Việt Nam về xây dựng một nền văn hóa mới và khát vọng chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam, tại hội thảo này, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các nhà khoa học, các đại biểu tập trung thảo luận, làm sâu sắc hơn các vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, khẳng định ý nghĩa khoa học, tầm vóc lịch sử và những giá trị trường tồn của bản Đề cương về văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đặc biệt, cả phương diện lý luận và thực tiễn, cần tập trung luận giải về nội dung, cách thức để kế thừa và phát huy giá trị của Đề cươngvề văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, phát triển toàn diện văn hóa, con người Việt Nam trên tinh thần Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, kiên định về mục tiêu, nguyên tắc, linh hoạt, mềm dẻo về giải pháp, cách làm. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới,nhất là thực tiễn phát triển văn hóa đất nước, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện lý luận về phát triển văn hóa, con người mới trong lý luận về đường lối Đổi mới của Đảng ta; xây dựng, triển khai hệ giá trị của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn với các đặc trưng: Dân tộc, dân chủ, nhân văn và khoa học, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của bối cảnh mới, nền tảng phát triển mới và nhận thức mới.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò của văn hoá đối với phát triển. Phải nhìn thẳng vào thực tế là, vẫn còn nhiều lúc, nhiều nơi, văn hóa chưa được đặt thật đúng vị trí, chưa thật sự xứng tầm trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Thậm chí, từng có quan niệm lệch lạc cho rằng: Bảo tồn, phát triển văn hoá cần nguồn lực đầu tư lớn song mang lại hiệu quả kinh tế không cao. Từ quan điểm biện chứng về văn hóa của bản Đề cương cùng với những chủ trương, chính sách mới của Đảng, chúng ta nhận thức rõ hơn vai trò, sự đóng góp của các thành tựu về phát triển văn hoá; về đầu tư cho văn hoá cũng là đầu tư cho phát triển; trên cơ sở đó, xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các đề án phát triển bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và môi trường, với sự ưu tiên khi thực thi trọng trách gìn giữ, bảo tồn các di sản thiên nhiên, di sản văn hoá của đất nước.

Thứ ba, hoàn thiện thể chế, pháp luật và chính sách tạo môi trường cho các hoạt động văn hoá và huy động nguồn lực cho phát triển văn hoá, con người.Nhữngtư tưởng mớicủa bản Đề cương là nguồn động viên, khích lệ chúng ta trong nỗ lựcxây dựng, ban hành những quy định, chính sách, mô hình quản lý mới thúc đẩy các hoạt động văn hóa – nghệ thuật phát triển tích cực và lành mạnh, phù hợp với điều kiện ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển đồng bộ mọi phương diện văn hoá quốc gia, như: Văn hoá chính trị, văn hóa kinh doanh và đạo đức doanh nhân, văn hoá ứng xử trong xã hội và gia đình. Đặc biệt, có thêm quyết tâm đột phá nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, vướng mắc trong huy động, phân bổ các nguồn lực từ cả Nhà nước và xã hội, nhất là về các cơ chế phân cấp, phân quyền, hợp tác công – tư, khuyến khích các doanh nghiệp, người dân tham gia bảo tồn, phát triển văn hóa, nghệ thuật… khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, nhỏ giọt, kéo dài; xây dựng, tổ chức thực hiện thật sự hiệu quả các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển văn hoá, con người trong giai đoạn tới.

Thứ tư, chăm lo xây dựng đội ngũ những người làm công tác văn hoá có phẩm chất, năng lực chuyên môn xứng tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới. BảnĐề cương về văn hóa Việt Nam đã cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa có tâm, có tầm, có trách nhiệm trong việc việc khai thông, mở đường phát triển văn hóa nước nhà. Cùng với yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, đội ngũ những người làm công tác văn hoá rất cần được tôn trọng, khuyến khích, động viên, đãi ngộ và tôn vinh, xây dựng cơ chế mở, linh hoạt về tuyển dụng, tiền lương, tạo điều kiện để đội ngũ này phát huy tài năng, sức sáng tạo, cống hiến vào sự nghiệp phát triển văn hóa, con người.

Thứ năm, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hoá và thị trường văn hoá phát triển. Đây là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong bối cảnh phát triển mới của đất nước. Cần có các cơ chế, chính sách đồng bộ từ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng đầu tư không chỉ cho hạ tầng kỹ thuật như hạ tầng giao thông, hạ tầng số, mà đặc biệt cần quan tâm đến hạ tầng văn hoá - xã hội, tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia. Hoàn thiện thể chế, phát huy vai trò của cơ chế thị trường trong huy động và phân bổ hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để phát triển văn hóa. Xử lý thật tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội trong phát triển văn hoá. Quan tâm toàn diện đến cả chủ thể quản lý, chủ thể sáng tạo, chủ thể thực hành, chủ thể truyền bá văn hóa cùng với phát huy vai trò của nhân dân với tư cách là trung tâm của sự sáng tạo và hưởng thụ văn hoá.

(Theo Chinhphu.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tiếp và làm việc với Công ty Dow Việt Nam

28-2-2023

Ngày 28/02/2023, tại Trụ sở Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng cùng đại diện các đơn vị trực thuộc Viện đã có buổi tiếp và làm việc với Công ty Dow Việt Nam, công ty hoạt động trong lĩnh vực khoa học vật liệu và cung cấp giải pháp đổi mới, sáng tạo, có mặt tại Việt Nam từ năm 1995. Năm 2022, Dow kỷ niệm 125 năm thành lập, đánh dấu 27 năm có mặt tại Việt Nam, với tầm nhìn chiến lược trở thành công ty khoa học vật liệu đổi mới, sáng tạo, lấy khách hàng làm trung tâm, hòa nhập và bền vững nhất trên thế giới.

Hiện đại hóa ngành Khí tượng thủy văn: Hứa hẹn từ ứng dụng trí tuệ nhân tạo

1-3-2023

Hiện nay, tiếp cận với trí tuệ nhân tạo (AI) không đơn thuần chỉ là công việc nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà toán học, chuyên gia công nghệ thông tin. AI cần được tiếp cận, ứng dụng ở góc độ rộng hơn: Quản lý Nhà nước, chính sách, nguồn nhân lực,... trong đó có ngành Khí tượng thủy văn (KTTV).

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường thăm quan quy trình sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Công ty Honda Việt Nam phục vụ nghiên cứu xây dựng quy định về thải bỏ, thu hồi phương tiện giao thông vận tải phù hợp với điều kiện Việt Nam

2-3-2023

Trong khuôn khổ Dự án Nghiên cứu xây dựng và đề xuất chính sách, cơ chế thải bỏ phương tiện giao thông, ngày 01/3/2023, TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cùng nhóm nghiên cứu đã có buổi tham quan quy trình sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Công ty Honda Việt Nam ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Dự án do Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chủ trì thực hiện với sự hỗ trợ của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM); Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA). Mục tiêu của Dự án là xây dựng và hoàn thiện quy định về thải bỏ, thu hồi PTGT vận tải phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tuần hoàn.

Bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu, đánh giá tổn thất và thiệt hại hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu

2-3-2023

Ngày 02/3/2023, tại Trụ sở cơ sở đào tạo, NCS Nguyễn Thị Ngọc Ánh – Nghiên cứu viên Ban Môi trường và phát triển bền vững thuộc Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu “Nghiên cứu, đánh giá tổn thất và thiệt hại hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu”. Đại diện cơ quan công tác của NCS - Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường tham dự Lễ bảo vệ có PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng, TS. Nguyễn Trung Thắng – Phó Viện trưởng đồng thời cũng là người hướng dẫn chính của NCS Nguyễn Thị Ngọc Ánh.

Ngày Cỏ biển Thế giới 1 tháng 3

3-3-2023

(Theo un.org) Vào tháng 5 năm 2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết tuyên bố ngày 1 tháng 3 là Ngày Cỏ biển Thế giới. Nghị quyết nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải nâng cao nhận thức ở tất cả các cấp, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các hành động bảo tồn cỏ biển nhằm đóng góp cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng, lưu ý rằng việc tăng cường các dịch vụ và chức năng của hệ sinh thái là rất quan trọng để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG).

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường hưởng ứng Chương trình “Giọt máu hồng tài nguyên và môi trường”

7-3-2023

Hưởng ứng Cuộc vận động hiến máu tình nguyện Xuân Quý Mão 2023 của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, ngày 06/03/2023, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Chương trình hiến máu nhân đạo “Giọt máu hồng tài nguyên và môi trường” với sự tham gia của hơn 400 cán bộ. công chức, viên chức, đoàn viên công đoàn của các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó có Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

8-3-2023

Ngày 08/03/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức buổi gặp gỡ và chúc mừng các chị em nhân dịp kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế phụ nữ (08/03/1910 – 08/03/2023) và 1979 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đây là hoạt động thường xuyên đầy ý nghĩa của Viện nhằm tôn vinh và ca ngợi chị em phụ nữ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.

Lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

8-3-2023

Ngày 07/03/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam – Lương Quốc Đoàn. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – Lê Minh Ngân chủ trì Hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 63 điểm cầu Hội Nông dân các tỉnh, thành phố.

Hội thảo tham vấn Báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022

11-3-2023

Ngày 09/03/2023, Cục Kiểm soát ô nhiễm (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Tổ chức hợp tác quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn Báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tham dự Hội thảo.

Ngày Quốc tế Không rác thải 30 tháng 3

13-3-2023

(Theo UNEP) Cuối năm 2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức công nhận tầm quan trọng của các sáng kiến không rác thải và tuyên bố ngày 30 tháng 3 là Ngày Quốc tế Không rác thải (International Day of Zero Waste), sẽ được tổ chức hàng năm bắt đầu từ năm 2023.

Quản lý tài nguyên nước bền vững từ quy hoạch các lưu vực sông – Lộ trình tiến tới hạch toán tài nguyên nước

7-4-2023

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đang được lấy ý kiến để hoàn thiện trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và dự kiến xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6 năm 2023. Liên quan đến nội dung quản lý tổng hợp tài nguyên nước, nhiều chuyên gia cho rằng, cần hoàn thiện cơ chế này theo hướng quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông vì sự phát triển bền vững.

Bảo đảm tính đồng bộ của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với các luật khác

9-4-2023

Ngày 8/4/2023, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Hội thảo “Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với hệ thống pháp luật”.