TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày đăng: 13 | 02 | 2023

Ngày 6/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 50/QĐ- TTg phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý

Mục tiêu tổng quát nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và tác hại do nước gây ra, có lộ trình phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mục tiêu đến năm 2030 tích trữ, điều hòa, phân bổ nguồn nước bảo đảm hài hòa lợi ích cho các địa phương, các đối tượng sử dụng nước trong vùng, giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng cao giá trị kinh tế của nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan đến tài nguyên nước mà Việt Nam đã tham gia.

Bảo vệ nguồn nước mặt, nước dưới đất, từng bước bảo đảm số lượng, chất lượng nước đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm lưu thông dòng chảy, phòng, chống sạt lở bờ, bãi sông, giảm thiểu tác hại do nước gây ra, phòng, chống sụt, lún mặt đất.

Từng bước phục hồi mực nước sông Hồng, nguồn nước mặt bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng, ưu tiên đối với các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội; phục hồi mực nước dưới đất tại các khu vực bị suy giảm quá mức.

Phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu cơ bản của quy hoạch, gồm: 100% các vị trí duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông được giám sát, có lộ trình giám sát tự động, trực tuyến phù hợp; 100% các nguồn nước liên tỉnh được công bố khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải; 100% công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước được giám sát vận hành và kết nối hệ thống theo quy định; 100% hồ, ao có chức năng điều hòa, có giá trị cao về đa dạng sinh học, lịch sử, văn hóa không được san lấp được công bố và quản lý chặt chẽ; 70% nguồn nước thuộc đối tượng phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước được cắm mốc hành lang bảo vệ; 50% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 20% từ các đô thị từ loại V trở lên được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường; 20% các nguồn nước quan trọng bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, đặc biệt là các đoạn sông chảy qua khu vực dân cư tập trung, các nguồn nước có vai trò quan trọng cho cấp nước sinh hoạt, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội được cải thiện, phục hồi.

Tầm nhìn đến năm 2050, duy trì, phát triển tài nguyên nước, điều hòa, phân bổ nguồn nước bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với các điều ước quốc tế, hợp tác song phương liên quan đến tài nguyên nước mà Việt Nam đã tham gia.

Tăng cường bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm số lượng, chất lượng nước đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giảm thiểu tác hại do nước gây ra. Hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước được thực hiện theo phương thức trực tuyến trên cơ sở quản trị thông minh.

Phục hồi các nguồn nước, dòng sông bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng trên lưu vực sông. Bước đầu kiểm soát được cao độ đáy sông vùng đồng bằng, duy trì mực nước trên sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu trong mùa cạn, đặc biệt là các đoạn sông chảy qua các đô thị như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh để tạo cảnh quan ven sông.

Bổ sung và nâng cao một số chỉ tiêu của quy hoạch, quản lý tổng hợp tài nguyên nước phù hợp với giai đoạn phát triển của quốc gia, ngang bằng với các quốc gia phát triển trong khu vực; bảo đảm an ninh nguồn nước, nâng cao giá trị sử dụng nước phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới.

Nội dung và giải pháp quy hoạch

Theo đó quy hoạch gồm các nội dung sau: Chức năng nguồn nước; quản lý, điều hòa, phân bổ nguồn nước góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước cho các mục đích khai thác, sử dụng và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông; quản lý khai thác, sử dụng nước mặt bảo đảm dòng chảy tối thiểu trên sông; nguồn nước dự phòng cấp cho sinh hoạt tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước; công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nước, phát triển tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước; Phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông; Phòng, chống sụt, lún mặt đất và xâm nhập mặn nước dưới đất; Giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước và chất lượng nước.

Giải pháp thực hiện quy hoạch bao gồm: Hoàn thiện thể chế, chính sách, các quy chuẩn về khai thác, sử dụng, tái sử dụng tài nguyên nước; điều hòa, phân bổ, phát triển, bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tái sử dụng nước góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước; khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế…

Trong đó, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, bảo vệ nguồn sinh thủy, bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn; tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nước, tái sử dụng. Sửa đổi, bổ sung cơ chế tài chính; cơ chế thu hút, huy động các nguồn lực tài chính trong khai thác, sử dụng, bảo vệ, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; rà soát, bổ sung các cơ chế về sử dụng nguồn nước xuyên biên giới; rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch; khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, bảo vệ môi trường nước;

Để điều hòa, phân bổ, phát triển, bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tái sử dụng nước góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước, Quyết định đưa ra giải pháp: Xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, mô hình số, bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định để đánh giá nguồn nước trên lưu vực trong điều kiện bình thường, thiếu nước nhằm hỗ trợ điều hòa, phân bổ nguồn nước trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình;

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn, tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình; kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình thông qua việc kết nối, truyền thông tin, dữ liệu về hệ thống giám sát khai thác, sử dụng nước, xả nước thải theo quy định.

Nâng cao khả năng tích nước, trữ nước của các hồ chứa nước hiện có trên nguyên tắc bảo đảm an toàn; bổ sung, xây dựng mới công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước đa mục tiêu, bảo đảm cấp nước cho hạ lưu theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiếu nước, phù hợp với Quy hoạch này và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.

Rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa trên các sông, suối thuộc lưu vực sông Hồng - Thái Bình hướng tới việc vận hành các hồ chứa theo thời gian thực, nhằm tối ưu hóa việc điều tiết nguồn nước cho các mục đích sử dụng; rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành hệ thống thủy lợi bảo đảm tạo dòng chảy liên tục nhằm cải tạo môi trường nước phù hợp tình hình thực tế.

Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, từng bước phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái;

Xây dựng, tổ chức kế hoạch thực hiện kế hoạch bảo vệ chất lượng môi trường nước mặt, cải tạo phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, ưu tiên đối với các sông Cầu, Ngũ Huyện Khê, Nhuệ, Đáy, Bắc Hưng Hải. Xây dựng lộ trình, giải pháp kỹ thuật mang tính bền vững, khả thi tiếp nguồn cho các sông Bắc Hưng Hải, Nhuệ, Đáy và Ngũ Huyện Khê;

Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước liên quốc gia, liên tỉnh, ưu tiên các sông chảy qua khu đô thị, khu dân cư tập trung trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình;

Lập hành lang bảo vệ nguồn nước và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng, chống sạt, lở lòng, bãi sông, hàng lang bảo vệ nguồn nước liên tỉnh trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình theo quy định, ưu tiên đối với các sông có mức độ sạt lở nguy hiển như các sông Hồng, Đà, Lô, Thương, Đáy, Ninh Cơ; khẩn trương ban hành danh mục các hồ, ao, đàm không được san lấp theo quy định;…

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chi tiết nội dung Quyết định mời xem tại đây.

(Theo monre.gov.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

13-2-2023

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 80/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Khởi động chiến dịch Ngày Nước Thế giới 2023: Thúc đẩy sự thay đổi

14-2-2023

Chiến dịch cho Ngày Nước Thế giới năm 2023 hiện đang hoạt động. Trọng tâm của chiến dịch này là thúc đẩy thay đổi để giải quyết cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh.

Họp triển khai nhiệm vụ “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với Biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”

14-2-2023

Ngày 13/02/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với Biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Cuộc họp diễn ra tại trụ sở Viện, với sự tham gia của Phó Viện trưởng Nguyễn Trung Thắng và các thành viên thực hiện nhiệm vụ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông về tài nguyên và môi trường năm 2023

15-2-2023

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 576/BTNMT-VP gửi các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông về tài nguyen và môi trường năm 2023.

Lễ khởi động dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam”

16-2-2023

Ngày 16/02/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Việt Nam dưới sự tài trợ của Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) tổ chức Lễ khởi động dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam”. Phó Viện trưởng Nguyễn Trung Thắng đã tham dự và phát biểu tại buổi lễ.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) ký thỏa thuận hợp tác (MOU) giai đoạn 2023 - 2025 với Viện Hanns Seidel Foundation (HSF)

16-2-2023

Ngày 16/02/2023, tại trụ sở, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã diễn ra Lễ ký thỏa thuận hợp tác (MOU) với Viện Hanns Seidel Foundation (HSF). PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng ISPONRE và ông Micheal Siegner, Trưởng đại diện HSF đã đại diện hai bên ký kết thỏa thuận hợp tác. Tham dự Lễ ký kết còn có lãnh đạo Viện ISPONRE, bà Nguyễn Thu Trang – Cán bộ chương trình và thủ trưởng một số đơn vị thuộc ISPONRE.

Ban hành Quyết định thành lập Hội đồng EPR quốc gia: Tư vấn quản lý, giám sát trách nhiệm tái chế chất thải

17-2-2023

Thực hiện quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành Quyết định số 252/QĐ-BTNMT ngày 14/02/2023 thành lập Hội đồng EPR quốc gia.

Mực nước biển dâng gây ra những rủi ro “không tưởng” cho hành tinh

17-2-2023

Mực nước biển dâng gây ra những rủi ro “không thể tưởng tượng được” đối với hàng tỷ người trên khắp thế giới, với những tác động sâu sắc đối với an ninh, luật pháp quốc tế, nhân quyền và cơ cấu xã hội.

Dự kiến Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) vào cuối năm 2023

17-2-2023

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 16/NQ-CP phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2023, trong đó nhấn mạnh đến những định hướng trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước.

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 với thông điệp: “Sách: Nhận thức – Đổi mới – Sáng tạo”; “Sách cho tôi, cho bạn”

17-2-2023

Thực hiện Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 4 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023. Ngày 15/02/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành công văn số 794/BTNMT-VP về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường sinh hoạt chi bộ tháng 02/2023    

27-2-2023

Ngày 24/02/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức sinh hoạt chi bộ thường kỳ tháng 2 dưới sự chủ trì của Bí thư Chi bộ Mai Thanh Dung cùng sự tham dự của toàn thể các đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. Đây là buổi sinh hoạt chi bộ đầu tiên có sự tham dự đầy đủ của các đảng viên thuộc Trung tâm Phát triển và Ứng dụng khoa học công nghệ về đất đai và Tạp chí Môi trường sau khi chuyển giao. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số đảng viên của Chi bộ Viện tăng lên 76 đảng viên, trong đó có 72 đảng viên chính thức, 04 đảng viên dự bị.

Hội nghị lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

27-2-2023

Ngày 25/02/2023, tại Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo, các bộ, ngành liên quan; Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; 26 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Viện trưởng – PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ đã tham dự Hội nghị.