TIN TỨC-SỰ KIỆN

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức nghiệm thu đánh giá nhiệm vụ nghiên cứu khoa học "Giải pháp nâng cao chỉ số năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Ngày đăng: 18 | 05 | 2023

Ngày 18/05/2023, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức nghiệm thu đánh giá nhiệm vụ nghiên cứu khoa học "Giải pháp nâng cao chỉ số năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

IMG 8770c
Viện trưởng - PGS.TS Nguyễn Đình Thọ trình bày kết quả nghiên cứu

Đại hội XIII của Đảng đã xác định quan điểm về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế: Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là việc định hướng vận hành nền kinh tế trên cơ sở tối ưu hóa các nguồn lực của quốc gia với một cơ cấu nền kinh tế hợp lý, hiệu quả, hiện đại, nhằm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững. Nghị quyết số 230/NQ-HĐND ngày 07/12/2020 của HĐND tỉnh Quảng Ninh khoá XIII khẳng định mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, khơi thông mọi nguồn lực. Quy hoạch phát triển tỉnh Quảng Ninh xác định: "Đến năm 2030, xây dựng, phát triển Quảng Ninh là một tỉnh tiêu biểu của cả nước về mọi mặt; tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại; một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; là khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc về quốc phòng - an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế." Nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp là cơ sở để Quảng Ninh thực hiện thành công Nghị quyết của Đảng, HĐND, Chiến lược, quy hoạch phát triển của Tỉnh tới năm 2030.

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước liên quan tới đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện năng suất các nhân tố tổng hợp của tỉnh Quảng Ninh, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất các nhân tố tổng hợp bao gồm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, toàn cầu hóa, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, tiến bộ khoa học công nghệ và điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Áp dụng phương pháp ước lượng năng suất các nhân tố tổng hợp, nhóm đã tính toán đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp trên địa bàn tỉnh được xác định trong khoảng từ 34,79% tới 59,41% và có xu hướng tăng lên trong giai đoạn từ 2016 tới 2020. Năm 2020, năng suất các nhân tố tổng hợp của tỉnh giảm mạnh ở mức 34,79% do tác động của Covid-19 và tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu do tác động của Covid-19. Trung bình trong giai đoạn 2016-2020, năng suất các nhân tố tổng hợp của tỉnh đạt 47,51%. Động lực tăng trưởng tập trung vào đóng góp của vốn đầu tư trong tăng trưởng chung của toàn tỉnh. Lao động còn đóng góp ở mức độ khiêm tốn do thiếu lao động đầu vào được qua đào tạo và lao động có trình độ tay nghề cao. Do tác động của Covid-19, năm 2020 chịu ảnh hưởng nặng nề tới đóng góp của lao động trong tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

IMG 8763

Quảng Ninh liên tục đứng đầu về nhiều các chỉ số thể hiện năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính của cấp tỉnh, thể hiện những nỗ lực tiên phong và quyết liệt trong cải cách hành chính, quy trình minh bạch, hiệu quả và giải quyết khiếu nại kịp thời của tỉnh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra nâng cao chất lượng tăng trưởng cần tập trung vào mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu là dựa vào khoa học và công nghệ hiện đại. Để nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp, Quảng Ninh cần đổi mới mô hình tăng trưởng, khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số sang một nền kinh tế tuần hoàn, huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường ứng dụng khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế.

Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai

22-5-2023

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 535/QĐ-TTg ngày 20/5/2023 phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 (Đề án). Mục tiêu của Đề án là nâng cao hiểu biết và kỹ năng ứng phó sự cố, thiên tai (ƯPSCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) cho cộng đồng; tăng cường tính chuyên nghiệp cho lực lượng chuyên trách và tính chủ động cho lực lượng tại chỗ; từng bước nâng cao hiệu quả ƯPSCTT và TKCN, giảm thiểu tổn thất về người và vật chất, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh. Đến năm 2030 hoàn thành 40% nội dung Đề án; đến năm 2045 hoàn thành Đề án.

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22/5: Hướng tới “Sống hài hòa với thiên nhiên”

22-5-2023

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2023 được Liên hợp quốc phát động với chủ đề “From Agreement to Action: Build Back Biodiversity” – “Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học”. Chủ đề nhằm kêu gọi Chính phủ các nước nhanh chóng biến các cam kết thành hành động để ngăn chặn và đẩy lùi sự suy giảm đa dạng sinh học, hướng tới xây dựng một tương lai “Sống hài hòa với thiên nhiên” vào năm 2050.

Quốc hội bầu Đồng chí Đặng Quốc Khánh giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

23-5-2023

Chiều 22/5, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV, với 91,90% đại biểu Quốc hội tán thành, đồng chí Đặng Quốc Khánh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang  đã được Quốc hội bầu, phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026.

Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

24-5-2023

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 13/2023/QĐ-TTg ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Cụ thể, phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất gồm: Phế liệu sắt, thép, gang; phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic); phế liệu giấy; phế liệu thủy tinh; phế liệu kim loại màu.

Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

27-5-2023

Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Hồ sơ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Ủy ban KH,CN&MT tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Chiều 25/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sau khi nghe tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật Tài nguyên nước sửa đổi do Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh trình bày, Quốc hội đã nghe Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) của Ủy ban Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH, CN&MT) của Quốc hội.

Đại hội Công đoàn Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028

27-5-2023

Ngày 26 tháng 5 năm 2023, được sự đồng ý của Chi ủy Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường; Ban chấp hành Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Chấp hành Công đoàn Viện đã tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028. Đại hội diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham dự của bà Vũ Thị Mai Lan - Phó Chủ tịch Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện Ban chấp hành Công đoàn một số Công đoàn cơ sở trực thuộc Bộ, Chi ủy Viện, Lãnh đạo và toàn thể công đoàn viên thuộc Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.

Viện CLCSTN&MT thành lập Tổ công tác phục vụ Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của BCHTW về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

29-5-2023

Ngày 29/5/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Tổ công tác phục vụ tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tổ công tác có trách nhiệm giúp Tổ Biên tập tổng hợp và xây dựng báo cáo đánh giá được tình hình triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường sau 10 năm thực hiện. Đồng thời, đề xuất được định hướng quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong 10 năm tới và tầm nhìn đến 2050.

Tọa đàm "Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam"

1-6-2023

Ngày 1/6/2023, Viện Chính sách Kinh tế Môi trường (EEPI) phối hợp với Tạp chí Kinh tế Môi trường và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Tọa đàm "Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam". Đây là sự kiện mang đến nhiều thông điệp môi trường quan trọng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2023 với chủ đề "Đánh bại ô nhiễm nhựa" (Beat plastic polution). TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã đến dự và tham gia Tọa đàm.

Việt Nam trình bày về lộ trình xây dựng Kế hoạch quốc gia về Kinh tế tuần hoàn tại Diễn đàn thế giới về Kinh tế tuần hoàn tại Helsinki, Phần Lan

2-6-2023

Diễn đàn thế giới về Kinh tế tuần hoàn tại Helsinki, Phần Lan được tổ chức từ ngày 29/5 đến 03/06/2023 với sự tham dự của hơn 3.000 đại biểu đến từ các quốc gia trên thế giới. Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Thế giới 2023 mang đến cơ hội nhằm tạo động lực cho một tương lai tích cực với thiên nhiên. Diễn đàn tập trung vào thảo luận cách thức để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới, như một các tiếp cận để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tiêu thụ tài nguyên quá mức, ô nhiễm, biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học.

Ngày Môi trường Thế giới năm 2023

6-6-2023

Ngày Môi trường thế giới 05 tháng 6 năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” (Solutions to Plastic Pollution), trong đó tập trung thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution). Theo đánh giá của UNEP, ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Hằng năm, trên thế giới có khoảng 400 triệu tấn nhựa được sản xuất, một nửa trong số đó được thiết kế chỉ sử dụng một lần, ít hơn 10% được tái chế. Ước tính có khoảng 19 - 23 triệu tấn được thải ra hồ, sông và biển hằng năm. Microplastic là các hạt nhựa nhỏ đi vào thức ăn, nguồn nước và không khí. Ước tính mỗi người trên hành tinh có thể phải tiếp nhận hơn 50.000 hạt nhựa mỗi năm. Nhựa dùng một lần bị vứt bỏ hoặc đốt cháy gây hại cho sức khỏe con người, gây ô nhiễm các hệ sinh thái, từ đỉnh núi đến đáy đại dương.

Thúc đẩy hợp tác với Úc trong ứng phó biến đổi khí hậu

7-6-2023

Ngày 6/6/2023, Đoàn Hội đồng Giao lưu Chính trị của Úc do Hạ Nghị sỹ Micheal Petterson làm Trưởng đoàn đã tới làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tiếp đón đoàn công tác của Úc, về phía Bộ TN&MT, có đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Hợp tác quốc tế; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Cục Biến đổi khí hậu; Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT. Chào mừng Đoàn Hội đồng Giao lưu Chính trị của Úc tới thăm và làm việc với Bộ TN&MT, ông Lê Ngọc Tuấn – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cho biết, Việt Nam – Úc đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài, đặc biệt năm nay lại là dấu mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước nên việc Đoàn công tác đến làm việc với Bộ TN&MT nói riêng và các cơ quan của phía Việt Nam nói chung hết sức có ý nghĩa.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong ứng phó với biến đổi khí hậu

7-6-2023

Ngày 7/6/2013, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phố hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo "Tổng kết 10 năm công tác thông tin, tuyên truyền về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giai đoạn 2013-2023". Những cam kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường mà Việt Nam tham gia đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường đã đến dự và có bài tham luận tại Hội thảo.