TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ngày Môi trường Thế giới năm 2023

Ngày đăng: 06 | 06 | 2023

Ngày Môi trường thế giới 05 tháng 6 năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” (Solutions to Plastic Pollution), trong đó tập trung thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution). Theo đánh giá của UNEP, ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Hằng năm, trên thế giới có khoảng 400 triệu tấn nhựa được sản xuất, một nửa trong số đó được thiết kế chỉ sử dụng một lần, ít hơn 10% được tái chế. Ước tính có khoảng 19 - 23 triệu tấn được thải ra hồ, sông và biển hằng năm. Microplastic là các hạt nhựa nhỏ đi vào thức ăn, nguồn nước và không khí. Ước tính mỗi người trên hành tinh có thể phải tiếp nhận hơn 50.000 hạt nhựa mỗi năm. Nhựa dùng một lần bị vứt bỏ hoặc đốt cháy gây hại cho sức khỏe con người, gây ô nhiễm các hệ sinh thái, từ đỉnh núi đến đáy đại dương.

ngay moi truong the gioi

Những năm qua, Việt Nam đã, đang thực thi nhiều cơ chế, chiến lược, chính sách, đề án để giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường, điển hình như Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 đã bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống.

Vì vậy, chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2023 nhằm truyền tải mạnh mẽ thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu; kiểm soát, giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực; hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn; tăng cường tái chế, tái sử dụng; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; thực thi hiệu quả chính sách chống rác thải nhựa.

Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Thúc đẩy hợp tác với Úc trong ứng phó biến đổi khí hậu

7-6-2023

Ngày 6/6/2023, Đoàn Hội đồng Giao lưu Chính trị của Úc do Hạ Nghị sỹ Micheal Petterson làm Trưởng đoàn đã tới làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tiếp đón đoàn công tác của Úc, về phía Bộ TN&MT, có đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Hợp tác quốc tế; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Cục Biến đổi khí hậu; Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT. Chào mừng Đoàn Hội đồng Giao lưu Chính trị của Úc tới thăm và làm việc với Bộ TN&MT, ông Lê Ngọc Tuấn – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cho biết, Việt Nam – Úc đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài, đặc biệt năm nay lại là dấu mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước nên việc Đoàn công tác đến làm việc với Bộ TN&MT nói riêng và các cơ quan của phía Việt Nam nói chung hết sức có ý nghĩa.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong ứng phó với biến đổi khí hậu

7-6-2023

Ngày 7/6/2013, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phố hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo "Tổng kết 10 năm công tác thông tin, tuyên truyền về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giai đoạn 2013-2023". Những cam kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường mà Việt Nam tham gia đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường đã đến dự và có bài tham luận tại Hội thảo.

Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Môi trường

9-6-2023

Ngày 7/6/2023, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm TS. Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng giữ chức vụ kiêm nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Môi trường. Trải qua chặng đường gần 25 năm xây dựng và phát triển, Tạp chí Môi trường đã có bước trưởng thành khẳng định được vị thế và uy tín của mình trong lĩnh vực môi trường nói riêng cũng như trong ngành Tài nguyên và Môi trường nói chung. Để phù hợp với bối cảnh phát triển mới, từ tháng 01/2023 Tạp chí Môi trường trở thành đơn vị trực thuộc Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, với chức năng chính là công bố kết quả nghiên cứu khoa học; thông tin, tuyên truyền về tài nguyên, môi trường.

Phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

12-6-2023

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 680/QĐ-TTg ngày 10/6/2023 phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1:50.000, đánh giá tiềm năng khoáng sản phần đất liền; điều tra tai biến địa chất, địa chất môi trường, khoáng sản độc hại, phóng xạ, địa chất đô thị, di sản địa chất; điều tra, phát hiện khoáng sản tại vùng biển, đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam; cập nhật, tích hợp kịp thời thông tin, kết quả điều tra địa chất và khoáng sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia.

Khẩn trương hoàn thiện cơ chế khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà

12-6-2023

Sáng 10/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một số bộ, ngành liên quan để triển khai thực hiện mục tiêu trong Quy hoạch Điện 8 là phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia). Trước tình hình khó khăn về cung ứng điện, những ngày qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà liên tiếp có các cuộc họp, chỉ đạo những giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới, nhất là đối với miền Bắc.

Quản lý thiên tai khu vực ASEAN chuyển từ ứng phó bị động sang chủ động phòng ngừa

14-6-2023

Vừa qua, tại TP. Đà Nẵng đã diễn ra khai mạc Hội nghị thường niên lần thứ 42 của Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai (ACDM). Đây là các sự kiện nằm trong khuôn khổ năm Việt Nam thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch trong hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai 2023. Phát biểu tại buổi khai mạc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023, Việt Nam đang thúc đẩy chủ đề của năm Chủ tịch ACDM là “Từ ứng phó đến hành động sớm và tăng cường khả năng chống chịu: Hành trình của ASEAN hướng tới vai trò lãnh đạo toàn cầu trong quản lý thiên tai”. Chủ đề này nhằm nhấn mạnh định hướng trong quản lý thiên tai chuyển từ ứng phó bị động sang chủ động phòng ngừa.

Hội thảo tham vấn báo cáo “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương” về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

15-6-2023

Ngày 15/6/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Mục đích của Hội thảo nhằm tham vấn, thảo luận, lấy ý kiến góp ý của các quý đại biểu về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và đề xuất quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với tình hình mới. Hội thảo được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), đã thu hút sự tham gia của đại diện đến từ các cơ quan quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã đến dự và phát biểu khai mạc tại Hội thảo.

Họp Tổ biên tập Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn

20-6-2023

​​​​​​​Ngày 20 tháng 6 năm 2023, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp của Tổ biên tập Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn (Kế hoạch hành động), nhằm thu thập ý kiến, tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện Dự thảo. PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Tổ trưởng Tổ biên tập chủ trì cuộc họp.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tiếp và làm việc với tổ chức Hanns Seidel Foundation (HSF) của CHLB Đức tại Việt Nam

20-6-2023

Ngày 20/6/2023, tại Trụ sở Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng cùng đại diện các đơn vị trực thuộc Viện đã có buổi tiếp và làm việc với tổ chức Hanns Seidel Foundation (HSF) của CHLB Đức tại Việt Nam. Trong những năm qua, HSF Việt Nam đã quan tâm và tham gia nhiều nghiên cứu và vận động chính sách liên quan đến xã hội, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường… và là đối tác lâu năm, phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường triển khai nhiều hoạt động hợp tác trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đại diện HSF, có ông Stefan Burkhard - Trưởng phòng Nam Á/Đông Nam Á của HSF tại CHLB Đức và ông Michael Siegner, Trưởng đại diện HSF tại Việt Nam cùng các Cán bộ Chương trình, HSF Việt Nam.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Những điểm mới về thu hồi đất để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng

21-6-2023

Đối với việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm. Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin về những điểm mới về nội dung này. Quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhận được nhiều ý kiến góp ý nhất của đông đảo quần chúng nhân dân, Qua công tác tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nội dung thu hồi đất có 956.276 lượt ý kiến góp ý. Đây là một trong những nội dung có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, ảnh hưởng đến hệ thống an sinh xã hội nên luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm (trước đây quá trình xây dựng Luật Đất đai năm 2013 thì Điều luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là Điều luật được xem xét thông qua cuối cùng ngay sau khi Hiến pháp được thông qua).

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Kỳ vọng vào quyết sách lớn cho nguồn nước quốc gia

23-6-2023

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).Đây là dự án luật không chỉ được cộng đồng các doanh nghiệp mong đợi mà còn được cơ quan Nhà nước các cấp quan tâm bởi sự kỳ vọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh cần tăng cường bảo đảm an ninh nguồn nước, khắc phục những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Mức đóng góp EPR có thể giảm nếu hiệu quả tái chế cao

23-6-2023

Để xác định chi phí đóng góp của các nhà sản xuất, nhập khẩu trong việc thu hồi và tái chế bao bì nhựa, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) khuyến nghị cần xây dựng mức chi phí tái chế (Fs) theo hướng: Các sản phẩm đang được tái chế hiệu quả sẽ áp dụng Fs thấp, các sản phẩm chưa được tái chế hiệu quả hoặc chưa được tái chế ở Việt Nam sẽ áp dụng Fs cao.