TIN TỨC-SỰ KIỆN

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Những điểm mới về thu hồi đất để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng

Ngày đăng: 21 | 06 | 2023

Đối với việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm. Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin về những điểm mới về nội dung này. Quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhận được nhiều ý kiến góp ý nhất của đông đảo quần chúng nhân dân, Qua công tác tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nội dung thu hồi đất có 956.276 lượt ý kiến góp ý. Đây là một trong những nội dung có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, ảnh hưởng đến hệ thống an sinh xã hội nên luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm (trước đây quá trình xây dựng Luật Đất đai năm 2013 thì Điều luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là Điều luật được xem xét thông qua cuối cùng ngay sau khi Hiến pháp được thông qua).

Cụ thể: Tại khoản 3 Điều 54 của Hiến pháp đã quy định: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã có những quan điểm chủ trương chỉ đạo về công tác hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai đối với vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cụ thể: “Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình.”
“Quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tiếp tục thực hiện cơ chế tự thoả thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại.”
Thể chế Nghị quyết số 18-NQ/TW, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có những điểm đổi mới căn bản về công tác thu hồi đất như sau:
Thứ nhất, quy định rõ khái niệm “Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa”
Thứ hai, quy định cụ thể về tiêu chí, điều kiện để Nhà nước thu hồi đất:
Các tiêu chí để thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh chính là các công trình được liệt kê tại Điều 78 của dự thảo Luật.
Các tiêu chí thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng tại Điều 79, gồm 3 tiêu chí lớn gồm: (1) xây dựng công trình công cộng; (2) xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, công trình sự nghiệp; (3) các trường hợp khác, bao gồm nhiều nhóm tiêu chí như: nhà ở, khu sản xuất, phát triển quỹ đất, khoáng sản, công trình ngầm và các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để đấu giá, đấu thầu nhằm tăng thu ngân sách….
Về điều kiện để thu hồi đất tại Điều 80 của dự thảo Luật đã quy định cụ thể về căn cứ, điều kiện thu hồi đất như: (1) phải đáp ứng tiêu chí là thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất; (2) phải có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; (3) dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận; (4) đã hoàn thành việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư.

bo khung gia dat
Nhiều điểm mới về thu hồi đất để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng

Có thể thấy các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đã được rà soát thể hiện rõ sự cần thiết phù hợp với quy định của Hiến pháp.
Thứ ba, quy định cho phép thu hồi đất để xây dựng các công trình sự nghiệp được xã hội hóa như y tế, giáo dục, thể dục thể thao…không phân biệt nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hay nguồn vốn tư nhân.
Trong thời gian qua, Nhà nước ta có các chính sách đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hóa, các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế giáo dục. Có thể thấy chính sách về xã hội hóa góp phần thay đổi nhận thức của xã hội trong việc sử dụng các dịch vụ sự nghiệp do đơn vị sự nghiệp ngoài công lập cung ứng; thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công, thu hút các nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia vào hoạt động phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá và thể dục thể thao, môi trường; tạo điều kiện thuận lợi hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của nhân dân với các loại hình dịch vụ này; góp phần giảm áp lực, sự quá tải trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập. Nhà nước có điều kiện tập trung nguồn lực cho các dịch vụ sự nghiệp có vai trò thiết yếu đối với xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đựợc, theo phản ánh của các địa phương, thủ tục đất đai liên quan đến thực hiện các dự án xã hội hóa vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, đó là các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất với người có đất để triển khai thực hiện dự án, chi phí tiếp cận đất đai cao dẫn đến dịch vụ y tế, giáo dục…người dân phải chi trả cũng cao theo. Từ đó có thể ảnh hưởng đến chính sách xã hội hóa, các chương trình, mục tiêu quốc gia.
Mặt khác, các dự án công trình sự nghiệp như cơ sở văn hóa, cơ sở giáo dục, y tế, cơ sở thể dục thể thao đều có tính chất phục vụ công cộng lâu dài. Do đó, việc Nhà nước thu hồi đất sẽ giúp nhiều người dân có điều kiện tiếp cận được không gian văn hóa, giáo dục, dịch vụ y tế và thể dục thể thao do chi phí rẻ hơn. Đồng thời chính sách này cũng tạo sự bình đẳng về môi trường kinh doanh giữa doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân.
Thứ tư, quy định cụ thể trình tự, thủ tục các bước thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất đảm bảo nguyên tắc có sự tham gia của người dân ở các giai đoạn, đảm bảo nguyên tắc người có đất bị thu hồi được xem xét tái định cư trước khi thu hồi đất.
Dự thảo Luật đã có quy định người dân được tham gia ngay từ khi có dự án Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi chủ trì phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các cơ quan có liên quan, tổ chức họp với người có đất trong khu vực thu hồi để phổ biến, tiếp nhận ý kiến của người dân về các nội dung: (1) Mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án, công trình được triển khai trên vùng đất dự kiến thu hồi; (2) Các quy định của Nhà nước về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; (3) Dự kiến nội dung kế hoạch triển khai bồi thường, hỗ trợ; (4) Dự kiến khu vực tái định cư trong trường hợp người có đất bị thu hồi phải chuyển chỗ ở và kế hoạch tái định cư.
Tại bước thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, người dân được tham gia phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất, đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, các cơ quan có liên quan thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, thống kê, phân loại diện tích đất thu hồi và tài sản gắn liền với đất thu hồi; xác định nguồn gốc đất thu hồi và tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, thu nhập từ việc sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, nguyện vọng tái định cư, chuyển đổi nghề ;
Tại bước lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, người dân được tham gia thông qua việc tổ chức lấy ý kiến bằng việc niêm yết công khai, họp trực tiếp, đối thoại.

Đồng thời, quy định UBND cấp có thẩm quyền được ban hành quyết định thu hồi đất trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong các công việc liên quan đến bố trí tái định cư, cụ thể: (1) Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp không phải bố trí tái định cư; (2) Người có đất bị thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ và đồng ý nhận tiền bồi thường chi phí tạm cư; (3) Người có đất bị thu hồi đã được cơ quan có thẩm quyền giao đất, bàn giao đất trên thực địa để tự xây dựng nhà ở tái định cư; (4) Người có đất bị thu hồi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao nhà ở tái định cư; (5) Người có đất bị thu hồi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao đất ở gắn liền với nhà ở tái định cư; (6) Người có đất bị thu hồi đồng ý và đã nhận tiền bồi thường để tự lo chỗ ở.
Thứ năm, quy định rõ và phân biệt các trường hợp Nhà nước thu hồi đất và các trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất bằng quy định về thứ tự ưu tiên thực hiện nếu quỹ đất đáp ứng các điều kiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất và sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất.


Theo baotainguyenmoitruong.vn
 

NỘI DUNG KHÁC

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Kỳ vọng vào quyết sách lớn cho nguồn nước quốc gia

23-6-2023

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).Đây là dự án luật không chỉ được cộng đồng các doanh nghiệp mong đợi mà còn được cơ quan Nhà nước các cấp quan tâm bởi sự kỳ vọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh cần tăng cường bảo đảm an ninh nguồn nước, khắc phục những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Mức đóng góp EPR có thể giảm nếu hiệu quả tái chế cao

23-6-2023

Để xác định chi phí đóng góp của các nhà sản xuất, nhập khẩu trong việc thu hồi và tái chế bao bì nhựa, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) khuyến nghị cần xây dựng mức chi phí tái chế (Fs) theo hướng: Các sản phẩm đang được tái chế hiệu quả sẽ áp dụng Fs thấp, các sản phẩm chưa được tái chế hiệu quả hoặc chưa được tái chế ở Việt Nam sẽ áp dụng Fs cao.

Đầu tư cho khí tượng thuỷ văn là để ổn định và phát triển

27-6-2023

"Một trận bão, lũ có thể phá vỡ mọi kế hoạch phát triển, vì vậy, đầu tư cho khí tượng thuỷ văn là đầu tư cho sự ổn định và phát triển; bảo đảm sự chủ động, tính bền vững trong xây dựng và thực hiện các quy hoạch phát triển…". Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi chủ trì phiên họp của Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi là chung là Quy hoạch), sáng 9/6. Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng nêu rõ: Yêu cầu đặt ra đối với Quy hoạch là phải bảo đảm sự thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương, từ đất liền ra biển đảo, có tính toàn cầu.

Rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định về giá đất

27-6-2023

Chiều 26/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về việc sửa đổi Nghị định 44/2014/TT-BTNMT quy định về giá đất của Chính phủ.Báo cáo tại buổi làm việc, ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch phát triển tài nguyên đất cho biết, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất gồm 4 chương, 24 điều, trong đó có quy định 5 phương pháp định giá đất, gồm: so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư, hệ số điều chỉnh giá đất và điều kiện áp dụng 5 phương pháp này.

Hà Lan là một trong những đối tác hàng đầu về thương mại, đầu tư và thích ứng BĐKH

27-6-2023

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định như vậy khi hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Vera Bergkamp và Chủ tịch Thượng viện Jan Anthonie Bruijn, sáng 26/6 (giờ địa phương), tại La Hay (Hà Lan), nhân chuyến công tác và đồng chủ trì Khoá họp thứ 8 Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam – Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước. Tại cuộc gặp, Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện Hà Lan nhiệt liệt chào mừng chuyến thăm làm việc tại Hà Lan của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác của Chính phủ Việt Nam; nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm đúng dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 – 2023).

Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài NCKH cấp Bộ: NC đề xuất quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ tài nguyên địa chất, khoáng sản (TNĐCKS); quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điều tra cơ bản TNĐCKS và điều tra địa chất chuyên ngành

27-6-2023

Ngày 27/6/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (theo Quyết định số 150/QĐ-VCLCSTNMT ngày 15/6/2023 về việc thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ): Nghiên cứu đề xuất quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ tài nguyên địa chất, khoáng sản, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên địa chất, khoáng sản và điều tra địa chất chuyên ngành do TS. Mai Thế Toản làm chủ nghiệm. Hội đồng do Phó Viện trưởng - TS. Mai Thanh Dung làm Chủ tịch Hội đồng và những kết quả nghiên cứu đều được các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao.

Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn y Ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra Công đoàn Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

28-6-2023

Căn cứ kết quả bầu cử tại Phiên họp thứ nhất của BCH Công đoàn Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 87/QĐ-CĐB ngày 16/6/2023 chuẩn y kết quả bầu cử Ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra và các chức danh trong Ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra Công đoàn Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, khóa V, nhiệm kì 2023 -2028, qua đó công nhận Ban chấp hành có 07 đồng chí.

Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài NCKH cấp Bộ: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất phân công, phân cấp giữa trung ương, địa phương trong quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên địa chất, khoáng sản

30-6-2023

Ngày 27/6/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất phân công, phân cấp giữa trung ương, địa phương trong quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên địa chất, khoáng sản do ThS. Nguyễn Thị Như Quỳnh (Vụ Tổ chức cán bộ) làm chủ nghiệm. Hội đồng do Phó Viện trưởng - TS. Mai Thanh Dung làm Chủ tịch Hội đồng và những kết quả nghiên cứu đều được các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao.

Trung tâm Phát triển và Ứng dụng khoa học công nghệ về đất đai báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023

30-6-2023

Ngày 29/06/2023, Trung tâm Phát triển và Ứng dụng khoa học công nghệ về đất đai thuộc Viện họp báo cáo Phó Viện trưởng – TS. Nguyễn Minh Trung kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của đại diện Văn phòng, đại diện Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế cùng toàn thể cán bộ, người lao động của Trung tâm để cùng nhau chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn trong công việc.

EU đồng hành cùng Việt Nam chuyển đổi xanh

30-6-2023

Đây là khẳng định của bà Florika Fink-Hooijer, Vụ trưởng Vụ môi trường của Liên minh Châu Âu (EU), tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Võ Tuấn Nhân, vào chiều ngày 29/6. Vui mừng chào đón bà Florika Fink-Hooijer sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đánh giá cao hỗ trợ của EU cho ngành tài nguyên và môi trường trong thời gian vừa qua, đồng thời mong muốn, EU và Việt Nam tiếp tục hợp tác chặt chẽ để giải quyết những vấn đề chung như phát triển kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Hưởng ứng “Ngày không sử dụng túi ni-lông tại Việt Nam”: Bớt túi ni-lông, thêm nhiều mầm sống

3-7-2023

Để hưởng ứng Ngày Quốc tế không sử dụng túi ni-lông, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTN&MT) và Sở Công Thương Thành phố Hà Nội phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thông qua Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E), Quỹ Vì Tầm Vóc Việt cùng các đối tác giảm rác thải nhựa khác tổ chức Ngày không sử dụng túi ni-lông tại Việt Nam tại các các cơ sở của thành viên Liên minh các nhà bán lẻ giảm túi ni-lông dùng một lần bao gồm: TH true mart, Central Retail, MM Mega Market Việt Nam, AEON Việt Nam, LOTTE Mart Việt Nam. Trong ngày 03/7/2023, các nhà bán lẻ nói trên sẽ vận động khách hàng không sử dụng túi ni-lông tại hệ thống các cửa hàng và thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa.

Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023

4-7-2023

Ngày 03/7/2023, Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường thuộc Viện họp báo cáo Phó Viện trưởng – TS. Mai Thanh Dung kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của đại diện Văn phòng, đại diện Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế cùng toàn thể cán bộ của Ban để cùng nhau chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn trong công việc. Dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong 6 tháng đầu năm 2023, được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, hiện Ban đã hoàn thiện bản giải trình tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ban cũng đang hoàn thiện lại hồ sơ dự thảo Quyết định để trình Lãnh đạo Viện báo cáo Lãnh đạo Bộ về việc hoàn thiện hồ sơ trước khi trình Bộ trình Thủ tướng Chính phủ lần 2.