TIN TỨC-SỰ KIỆN

EU đồng hành cùng Việt Nam chuyển đổi xanh

Ngày đăng: 30 | 06 | 2023

Đây là khẳng định của bà Florika Fink-Hooijer, Vụ trưởng Vụ môi trường của Liên minh Châu Âu (EU), tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Võ Tuấn Nhân, vào chiều ngày 29/6. Vui mừng chào đón bà Florika Fink-Hooijer sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đánh giá cao hỗ trợ của EU cho ngành tài nguyên và môi trường trong thời gian vừa qua, đồng thời mong muốn, EU và Việt Nam tiếp tục hợp tác chặt chẽ để giải quyết những vấn đề chung như phát triển kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

 

img 9545 2
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân tiếp và làm việc với bà Florika Fink-Hooijer

Việt Nam nghiêm túc giảm phát thải, chuyển đổi xanh

Trao đổi về các nội dung cụ thể, Thứ trưởng cho biết, kinh tế tuần hoàn đã được nội luật hóa trong Luật Bảo vệ môi trường 2020. Đến tháng 6/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam với mục tiêu cụ thể giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Để đạt được mục tiêu này, Thứ trưởng đề nghị EU hỗ trợ Việt Nam tiếp cận tri thức, kỹ năng và nguồn lực phát triển kinh tế tuần hoàn thông qua các dự án thử nghiệm cụ thể về kinh tế tuần hoàn; các dự án về công nghệ, dịch vụ thân thiện với môi trường; rà soát, hoàn thiện khung chính sách, pháp lý nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho phát triển kinh tế tuần hoàn; tăng cường đối thoại công -tư về phát triển kinh tế tuần hoàn.

Cùng với việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, Việt Nam cũng nghiêm túc thực hiện giảm phát thải thông qua chuyển đổi xanh các ngành, lĩnh vực, mà tiêu biểu là chuyển đổi năng lượng. Thứ trưởng cho hay, việc Chính phủ thông qua Quy hoạch điện VIII, với định hướng phát triển mạnh năng lượng tái tạo đã cho thấy rõ quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam hướng đến phát thải ròng bằng 0. Thủ tướng còn quyết liệt chỉ đạo Bộ TN&MT lập quy hoạch không gian biển quốc gia để tạo điều kiện cho phát triển các nguồn năng lượng sạch. Bộ TN&MT cũng sẽ ban hành tiêu chí xanh cho các ngành kinh tế; trên cơ sở đó, có các công cụ về tài chính xanh, tính dụng xanh... “Đây là động lực về chính sách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất xanh, tăng trưởng xanh” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

Chia sẻ về nỗ lực của Việt Nam trong chống rác thải nhựa đại dương, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân khẳng định, thời gian qua, Việt Nam luôn đóng vai trò là một trong những quốc gia tiên phong cam kết và hành động quyết liệt nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa đại dương và là một trong các quốc gia đi đầu trong việc ủng hộ ý tưởng và đề xuất việc xây dựng một Thoả thuận toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa nói chung.

Được biết, Thỏa thuận tương lai dự kiến sẽ là một công cụ quốc tế có tính chất ràng buộc pháp lý. Bộ TN&MT với vai trò là cơ quan chủ trì được Thủ tướng Chính phủ giao, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đang rà soát các văn bản pháp luật hiện hành, tổ chức xây dựng phương án, kịch bản và quan điểm đàm phán trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, đảm bảo lợi ích của quốc gia và phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước, trên cơ sở tham khảo các quan điểm của nhóm các nước có cùng điều kiện và trình độ phát triển, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

“Đối với nội dung này, Bộ TN&MT đề nghị EU quan tâm, hỗ trợ Việt Nam thiết lập cơ sở dữ liệu về nhựa, làm nền tảng nghiên cứu và phân tích các tác động, chính sách cần điều chỉnh khi tham gia trong quá trình tham gia đàm phán; hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng các cơ chế chính sách, chuyển giao công nghệ liên quan đế xử lý và tái chế rác thải nhựa nói chung và rác thải nhựa đại dương nói riêng”, Thứ trưởng nói.

img 9546 2
Toàn cảnh buổi làm việc

Cam kết cùng quốc tế bảo tồn đa dạng sinh học

Trao đổi với bà Florika Fink-Hooijer về công tác bảo tồn đa dạng sinh học, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết, Việt Nam là một trong 12 trung tâm đa dạng sinh học, một trong 16 quốc gia sỡ hữu đa dạng sinh học cao nhất trên toàn cầu với các nguồn gen quý hiếm. Tuy nhiên giống như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái về đa dạng sinh học cùng với những thách thức to lớn khác như đại dịch Covid, ô nhiễm môi trường và nguồn nước, suy thoái đất đai, rác thải nhựa đại dương và những ảnh hưởng cực đoan của biến đổi khí hậu.

Trước những thách thức đó, tháng 01/2022, Chính phủ Việt Nam đã thông qua quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050, thể hiện sự quyết tâm rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Về phương diện quốc tế, Việt Nam tham gia và trở thành thành viên chính thức của Công ước Đa dạng sinh học từ năm 1994. Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học tại Canada cuối năm 2022, với vai trò là Trưởng Đoàn công tác của Việt Nam tham dự Hội nghị, Thứ trưởng đã ủng hộ thông qua Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh – Montreal.

“Hàng loạt các cam kết mà Việt Nam đã và đang tham gia một lần nữa thể hiện rõ trách nhiệm và sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phục hồi các giá trị tự nhiên. Xong tôi cho rằng, để đảo ngược tình trạng suy thoái đa dạng sinh học, ngoài cam kết của các nhà lãnh đạo, chúng ta cần có các sáng kiến, các giải pháp căn cơ cho những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt.” – Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân bày tỏ.

Với những thông tin được Thứ trưởng chia sẻ, bà Florika Fink-Hooijer đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH. Bà Florika Fink-Hooijer khẳng định: EU luôn sẵn sàng chia sẻ, đồng hành cùng Việt Nam chuyển đổi xanh. Theo đó, Việt Nam cần thúc đẩy các mô hình kinh doanh bền vững, nâng cao sinh kế người dân, đảm bảo an ninh lương thực và thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững./.

Theo monre.gov.vn

NỘI DUNG KHÁC

Hưởng ứng “Ngày không sử dụng túi ni-lông tại Việt Nam”: Bớt túi ni-lông, thêm nhiều mầm sống

3-7-2023

Để hưởng ứng Ngày Quốc tế không sử dụng túi ni-lông, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTN&MT) và Sở Công Thương Thành phố Hà Nội phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thông qua Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E), Quỹ Vì Tầm Vóc Việt cùng các đối tác giảm rác thải nhựa khác tổ chức Ngày không sử dụng túi ni-lông tại Việt Nam tại các các cơ sở của thành viên Liên minh các nhà bán lẻ giảm túi ni-lông dùng một lần bao gồm: TH true mart, Central Retail, MM Mega Market Việt Nam, AEON Việt Nam, LOTTE Mart Việt Nam. Trong ngày 03/7/2023, các nhà bán lẻ nói trên sẽ vận động khách hàng không sử dụng túi ni-lông tại hệ thống các cửa hàng và thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa.

Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023

4-7-2023

Ngày 03/7/2023, Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường thuộc Viện họp báo cáo Phó Viện trưởng – TS. Mai Thanh Dung kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của đại diện Văn phòng, đại diện Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế cùng toàn thể cán bộ của Ban để cùng nhau chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn trong công việc. Dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong 6 tháng đầu năm 2023, được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, hiện Ban đã hoàn thiện bản giải trình tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ban cũng đang hoàn thiện lại hồ sơ dự thảo Quyết định để trình Lãnh đạo Viện báo cáo Lãnh đạo Bộ về việc hoàn thiện hồ sơ trước khi trình Bộ trình Thủ tướng Chính phủ lần 2.

Ban Địa chất, Khoáng sản và Tài nguyên nước báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023   

4-7-2023

Ngày 03/7/2023, Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường thuộc Viện họp báo cáo Phó Viện trưởng – TS. Nguyễn Minh Trung kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của đại diện Văn phòng, đại diện Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế cùng toàn thể cán bộ của Ban để cùng nhau chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn trong công việc.

Tạp chí Môi trường báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023    

4-7-2023

Ngày 04/7/2023, Tạp chí Môi trường họp báo cáo Phó Viện trưởng, Tổng Biên tập – TS. Nguyễn Trung Thắng kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của đại diện Văn phòng, đại diện Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế cùng toàn thể cán bộ, phóng viên của Tạp chí để cùng nhau chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn trong công việc.Trong 6 tháng đầu năm 2023, do có nhiều thay đổi về cơ cấu tổ chức, Tạp chí phải tập trung giải quyết các thủ tục liên quan đến Giấy phép xuất bản, nhân sự, tài khoản, thủ tục liên quan đến kinh phí… nên tiến độ xuất bản của Tạp chí và các hoạt động thường xuyên khác bị chậm so với kế hoạch đề ra. Đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng, phát hành, quảng cáo… còn thiếu. Đội ngũ biên tập viên còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác các vấn đề về tài nguyên và liên quan dẫn tới số lượng và chất lượng nội dung các bài báo nghiên cứu còn hạn chế, nhất là mảng cộng tác viên khu vực miền Trung – Tây nguyên và miền Nam. Việc thu hút quảng cáo, truyền thông cũng gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế chưa được phục hồi.

Ban Biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023   

4-7-2023

Ngày 04/7/2023, Ban Biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu thuộc Viện họp báo cáo Phó Viện trưởng - TS. Nguyễn Trung Thắng kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của đại diện Văn phòng, đại diện Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế cùng toàn thể cán bộ của Ban để cùng nhau chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn trong công việc. Ban được giao thực hiện Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng “Tổng hợp, phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia về áp dụng các giải pháp dựa vào tư nhiên (Nature-based Solutions: NbS) trong ứng phó với biến đổi khí hậu và đề xuất khuyến nghị cho Việt Nam”. Nhiệm vụ tập trung vào nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan và Bangladesh trong việc áp dụng các giải pháp dựa vào tư nhiên (NbS) trong ứng phó với biến đổi khí hậu và rút ra bài học cho Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2023, các cán bộ trong ban đã và đang thực hiện các nội dung công việc được phân công theo đúng kế hoạch và thuyết minh được phê duyệt.

Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 

4-7-2023

Ngày 04/7/2023, Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường thuộc Viện họp báo cáo Phó Viện trưởng - TS. Mai Thanh Dung kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của đại diện Văn phòng, đại diện Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế cùng toàn thể cán bộ của Trung tâm để cùng nhau chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn trong công việc. Từ đầu năm 2023, Trung tâm đã tiếp nhận 01 Phó Giám đốc, 03 chuyên viên về làm việc và có 02 chuyên viên được Viện điều chuyển đi làm việc tại đơn vị khác. Trung tâm đã rà soát chức năng, nhiệm vụ được phê duyệt, đồng thời xem xét năng lực, nguyện vọng của chuyên viên đang làm việc tại Trung tâm để đưa ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới, trong đó bao gồm việc xác định cụ thể vị trí, nhiệm vụ cụ thể của từng vị trí làm việc và có những cuộc họp đánh giá, điều chỉnh sau mỗi tháng.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) làm việc với Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Thư ký Điều hành Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương (ESCAP)   

4-7-2023

Ngày 04/7/2023, tại Trụ sở Bộ, Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung cùng các cán bộ của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, đại diện Câu lạc bộ Trường học Xanh (Green School) đã có buổi làm việc với bà Armida Salsiah Alisjahbana, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Thư ký Điều hành ESCAP. Tại buổi làm việc, PVT Mai Thanh Dung đã giới thiệu vài nét về ISPONRE - đơn vị có chức năng giúp Bộ trưởng nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược, chính sách về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện nghiên cứu khoa học, cung cấp các dịch vụ công, tư vấn, đào tạo về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện nay, ISPONRE đang triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng như: Giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) về môi trường; Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn; Hạch toán tài khoản đại dương/ Nền kinh tế xanh lam; Chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và biến đổi khí hậu…

Văn phòng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023      

5-7-2023

Ngày 05/7/2023, Văn phòng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường họp báo cáo Viện trưởng – PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của toàn thể cán bộ Văn phòng, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện. Hiện nay, Văn phòng có 10 viên chức đảm nhận thực hiện 04 phần hành công việc, so với các Văn phòng của nhiều đơn vị trong Bộ thì số lượng viên chức của Văn phòng Viện còn khá khiêm tốn. Với cơ cấu tổ chức mới của Viện hiện nay khối lượng, nội dung các công việc của Văn phòng tăng đột xuất so với cùng kỳ các năm trước, tuy nhiên cùng với sự nỗ lực chung của tập thể, hoạt động Văn phòng được vận hành ổn định, rõ công việc, rõ nhiệm vụ, phục vụ tốt cho hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện.

Ban Môi trường và Phát triển bền vững báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023      

6-7-2023

Ngày 06/7/2023, Ban Môi trường và Phát triển bền vững thuộc Viện họp báo cáo Phó Viện trưởng - TS. Nguyễn Trung Thắng kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của đại diện Văn phòng, đại diện Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế cùng các cán bộ trong Ban để cùng chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn trong việc giải quyết các nhiệm vụ được giao. Trong 6 tháng đầu năm 2023, mỗi cán bộ của Ban tiếp tục nghiên cứu thường xuyên theo lĩnh vực được phân công; tập trung vào 4 hướng chính sau: phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường, quản lý chất thải và cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phát triển bền vững. Xây dựng các đề xuất đề tài KHCN cấp Bộ, cấp cơ sở; các nhiệm vụ, dự án. Cụ thể, Ban đã đề xuất 02 đề tài KHCN cấp Bộ mở mới 2024; 02 đề tài KHCN cấp cơ sở năm 2023; 02 nhiệm vụ chuyên môn mở mới 2024. Tập trung xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nội dung của Nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên theo chức năng năm 2023 đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.

Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023     

6-7-2023

Ngày 07/7/2023, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế thuộc Viện họp báo cáo Viện trưởng – PGS.TS Nguyễn Đình Thọ và Phó Viện trưởng – TS Mai Thanh Dung kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của toàn thể cán bộ Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện. Trong 6 tháng đầu năm 2023, nối tiếp các chương trình nghiên cứu đã có từ trước đó, hoạt động HTQT tiếp tục được chú trọng và ưu tiên mở rộng. Phòng luôn tích cực xây dựng mạng lưới đối tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, chính sách TN&MT. Hiện nay, Phòng đang phối hợp với các đơn vị triển khai các hoạt động hợp tác với Viện Hanns Seidel (HSF) năm 2023 theo kế hoạch.

Ban Đất đai báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023      

6-7-2023

Ngày 07/7/2023, Ban Đất đai thuộc Viện họp báo cáo Viện trưởng – PGS.TS Nguyễn Đình Thọ kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của đại diện Văn phòng, đại diện Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế cùng toàn thể cán trong Ban Đất đai để cùng chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn trong việc giải quyết các nhiệm vụ được giao. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Ban Đất đai ghi nhận sự tích cực tham gia của các thành viên vào các hoạt động nghiên cứu và tổ chức hội thảo. Các cán bộ đều chủ động điều phối, thực hiện các đề tài, dự án và nhiệm vụ cấp bách do Lãnh đạo Viện giao. Để đáp ứng yêu cầu công việc và phát triển bản thân, các thành viên trong Ban cũng rất nỗ lực tự trau dồi, mở mang kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, Ban cũng đã có sự phối hợp tốt với phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Văn phòng và các Ban chuyên môn khác để giải quyết các công việc chuyên môn và công tác tài chính.

Việt Nam sẽ tham gia và đóng góp tích cực tại COP28

10-7-2023

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Công Thành khẳng định như vậy tại buổi tiếp và làm việc với bà Nada Ibrahim Ali Ahmed – Phó Đại sứ Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) tại Hà Nội, vào ngày 6/7. Vui mừng được đón tiếp bà Nada Ibrahim Ali Ahmed, Thứ trưởng Lê Công Thành chia sẻ, Bộ TN&MT đánh giá cao việc UAE giành được quyền đăng cai Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 28) vào năm 2023. Đây là một sự kiện quốc tế nổi bật với sự nhất trí cao của các quốc gia thành viên, là đỉnh cao của những nỗ lực của lãnh đạo và người dân các tiểu vương quốc Ả-rập trong những năm qua, đồng thời là biểu tượng cho sự khởi đầu hành trình phát triển của UAE trong những năm tiếp theo.