TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ban Môi trường và Phát triển bền vững báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023      

Ngày đăng: 06 | 07 | 2023

Ngày 06/7/2023, Ban Môi trường và Phát triển bền vững thuộc Viện họp báo cáo Phó Viện trưởng - TS. Nguyễn Trung Thắng kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của đại diện Văn phòng, đại diện Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế cùng các cán bộ trong Ban để cùng chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn trong việc giải quyết các nhiệm vụ được giao. Trong 6 tháng đầu năm 2023, mỗi cán bộ của Ban tiếp tục nghiên cứu thường xuyên theo lĩnh vực được phân công; tập trung vào 4 hướng chính sau: phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường, quản lý chất thải và cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phát triển bền vững. Xây dựng các đề xuất đề tài KHCN cấp Bộ, cấp cơ sở; các nhiệm vụ, dự án. Cụ thể, Ban đã đề xuất 02 đề tài KHCN cấp Bộ mở mới 2024; 02 đề tài KHCN cấp cơ sở năm 2023; 02 nhiệm vụ chuyên môn mở mới 2024. Tập trung xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nội dung của Nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên theo chức năng năm 2023 đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.

z

Về thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp năm 2023, Ban đã hoàn thiện đăng ký kết quả và thực hiện nghiệm thu, thanh lý đề tài đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng bộ tiêu chí và hướng dẫn đánh giá mức độ suy thoái của hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam”; Xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung của đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu, đề xuất hướng dẫn kỹ thuật tái sử dụng chất thải trong khu công nghiệp sinh thái”.

Thực hiện các dự án “Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường và phát triển bền vững đến năm 2030”, Dự án “Điều tra, khảo sát và xây dựng quy định bảo vệ môi trường đối với các di sản thiên nhiên, công viên địa chất và khu dự trữ sinh quyển”. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Ban được giao chủ trì, đầu mối nhiệm vụ quan trọng: Xây dựng báo cáo tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đây là nhiệm vụ quan trọng và yêu cầu phải rà soát, đánh giá nghiêm túc, đúng thực tế, khách quan các kết quả đạt được, các hạn chế, yếu kém và nguyên nhân sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, trong đó gồm Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW; Nghị quyết số 06/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW; đề xuất những chủ trương, chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong thời gian tới. Ban còn phối hợp thực hiện dự án Hợp tác quốc tế như “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát thải các-bon thấp thông qua đổi mới công nghệ sạch, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam”, thực hiện nhiều hoạt động dịch vụ, tư vấn và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Viện giao.

Nhìn chung, kết quả thực hiện các nhiệm vụ, dự án, đề tài đạt yêu cầu, kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học của Ban từng bước được đẩy mạnh, đã có 02 ấn phẩm/chương sách được xuất bản. Ban cũng đạt được nhiều kết quả trong thực hiện các nhiệm vụ khi phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Viện, trong nước và quốc tế. Từng cán bộ trong Ban đã có những nỗ lực nhất định trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức; một số nghiên cứu viên tích cực đăng kí, tham gia vào các khóa đào tạo, lớp bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ... Các cán bộ đã tích cực công bố kết quả nghiên cứu của mình thông qua việc viết bài tham luận, trình bày tại các hội thảo; viết sách chuyên khảo; chủ động tìm kiếm các nguồn lực nghiên cứu. Ngoài ra, các cán bộ trong Ban nỗ lực, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động đoàn thể, xã hội, văn nghệ thể thao…góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết.

Trong 6 tháng cuối năm 2023, Ban tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu theo các lĩnh vực được giao; hoàn thiện các thủ tục phê duyệt đề xuất; tập trung nghiên cứu, hoàn thành các hoạt động, nội dung đã được phê duyệt năm 2023 của các nhiệm vụ; hoàn thiện sản phẩm của các dự án, nhiệm vụ khoa học công nghệ; tiếp tục viết, nâng cao chất lượng bài đăng...

Phó Viện trưởng - TS. Nguyễn Trung Thắng đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ Ban trong việc phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài Viện trong việc thực hiện các nhiệm vụ. Trong thời gian tới, Phó Viện trưởng mong muốn Ban Môi trường và Phát triển bền vững tiếp tục phát huy điểm mạnh, những thành tích đã đạt được, hoàn thành tốt nhiệm vụ những tháng cuối năm.

Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023     

6-7-2023

Ngày 07/7/2023, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế thuộc Viện họp báo cáo Viện trưởng – PGS.TS Nguyễn Đình Thọ và Phó Viện trưởng – TS Mai Thanh Dung kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của toàn thể cán bộ Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện. Trong 6 tháng đầu năm 2023, nối tiếp các chương trình nghiên cứu đã có từ trước đó, hoạt động HTQT tiếp tục được chú trọng và ưu tiên mở rộng. Phòng luôn tích cực xây dựng mạng lưới đối tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, chính sách TN&MT. Hiện nay, Phòng đang phối hợp với các đơn vị triển khai các hoạt động hợp tác với Viện Hanns Seidel (HSF) năm 2023 theo kế hoạch.

Ban Đất đai báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023      

6-7-2023

Ngày 07/7/2023, Ban Đất đai thuộc Viện họp báo cáo Viện trưởng – PGS.TS Nguyễn Đình Thọ kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của đại diện Văn phòng, đại diện Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế cùng toàn thể cán trong Ban Đất đai để cùng chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn trong việc giải quyết các nhiệm vụ được giao. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Ban Đất đai ghi nhận sự tích cực tham gia của các thành viên vào các hoạt động nghiên cứu và tổ chức hội thảo. Các cán bộ đều chủ động điều phối, thực hiện các đề tài, dự án và nhiệm vụ cấp bách do Lãnh đạo Viện giao. Để đáp ứng yêu cầu công việc và phát triển bản thân, các thành viên trong Ban cũng rất nỗ lực tự trau dồi, mở mang kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, Ban cũng đã có sự phối hợp tốt với phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Văn phòng và các Ban chuyên môn khác để giải quyết các công việc chuyên môn và công tác tài chính.

Việt Nam sẽ tham gia và đóng góp tích cực tại COP28

10-7-2023

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Công Thành khẳng định như vậy tại buổi tiếp và làm việc với bà Nada Ibrahim Ali Ahmed – Phó Đại sứ Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) tại Hà Nội, vào ngày 6/7. Vui mừng được đón tiếp bà Nada Ibrahim Ali Ahmed, Thứ trưởng Lê Công Thành chia sẻ, Bộ TN&MT đánh giá cao việc UAE giành được quyền đăng cai Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 28) vào năm 2023. Đây là một sự kiện quốc tế nổi bật với sự nhất trí cao của các quốc gia thành viên, là đỉnh cao của những nỗ lực của lãnh đạo và người dân các tiểu vương quốc Ả-rập trong những năm qua, đồng thời là biểu tượng cho sự khởi đầu hành trình phát triển của UAE trong những năm tiếp theo.

Vướng mắc trong công tác định giá đất, Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ

11-7-2023

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 634/CĐ-TTg ngày 10/7/2023 tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác định giá đất. Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu rõ: Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2023, trong đó nêu rõ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Kết luận số 14-KL/TW ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Bộ Chính trị và tình hình thực tế của địa phương thực hiện uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể. Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác định giá đất (Thông báo số 244/TB-VPCP ngày 26 tháng 6 năm 2023, Công điện số 469/CĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2023, Công văn số 4411/VPCP-NN ngày 14 tháng 6 năm 2023 và số 4923/VPCP-NN ngày 04 tháng 7 năm 2023).

Giảm phát thải khí nhà kính: Ngành vận tải biển toàn cầu sẵn sàng chiến lược mới

12-7-2023

Tại buổi khai mạc phiên họp mới nhất của Ủy ban Bảo vệ Môi trường Biển (MEPC) vừa diễn ra tại London (Anh), các quan chức hàng đầu của Liên hợp quốc cho biết, một chiến lược mới dự kiến sẽ đặt ngành vận tải biển toàn cầu trên con đường đầy tham vọng hướng tới loại bỏ dần khí thải nhà kính. Được giao nhiệm vụ giải quyết các vấn đề môi trường dưới sự ủy quyền của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Ủy ban Bảo vệ Môi trường Biển giải quyết các vấn đề như kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu được quy định trong Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL), bao gồm cả dầu, hóa chất vận chuyển với số lượng lớn, nước thải, rác thải và các loại khí thải từ tàu như chất gây ô nhiễm không khí và khí thải nhà kính.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho lực lượng PCCC cơ sở

13-7-2023

Ngày 13/7/2023, thực hiện Công văn số 1312/CABTL-PCCC&CHCN ngày 11/5/2023 của Công an quận Bắc Từ Liêm về việc yêu cầu Tổ chức tuyên truyền huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) cho lực lượng PCCC cơ sở, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH cho các thành viên đội PCCC cơ sở của hai đơn vị.Thông qua lớp bồi huấn giúp các thành viên đội PCCC của hai đơn vị được nắm vững những kiến thức cơ bản về PCCC và CNCH, từ đó nâng cao trách nhiệm trong thực hiện các quy định an toàn PCCC và CNCH ở mọi thời điểm. Đây cũng là dịp để các thành viên nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác PCCC và CNCH; rèn luyện kỹ năng, thao tác sử dụng các trang thiết bị PCCC tại chỗ; kỹ năng phối kết hợp, xử lý tình huống, khắc phục hậu quả và CNCH nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản nếu có sự cố cháy nổ xảy ra tại đơn vị.

Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở bổ sung mở mới năm 2023 “Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp về chuyển đổi xanh cho Việt Nam trong thời gian tới”

13-7-2023

Để triển khai thực hiện đề tài, ngày 13/7/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở bổ sung mở mới năm 2023 mã số CS.2023.20 “Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp về chuyển đổi xanh cho Việt Nam trong thời gian tới” do TS. Nguyễn Gia Thọ làm chủ nhiệm. Đề tài được Hội đồng xét duyệt thuyết minh góp ý triển khai thực hiện với các nội dung nghiên cứu chính như: Nghiên cứu cơ sở lý luận về chuyển đổi xanh; Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi xanh trong xây dựng chính sách, kế hoạch hành động chuyển đổi xanh; Đề xuất các giải pháp chuyển đổi xanh ở Việt Nam trong thời gian tới.

Quy chuẩn kỹ thuật viễn thám phục vụ tính phát thải lĩnh vực LULUCF

14-7-2023

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia xây dựng bộ dữ liệu tính toán phát thải các bon sử dụng dữ liệu viễn thám. Quy chuẩn này quy định về kỹ thuật xây dựng bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất sử dụng dữ liệu viễn thám quang học, phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF).Sử dụng công nghệ viễn thám là một trong 5 bước thuộc quy trình tính toán và công bố cho phát thải các-bon chung tại Việt Nam. Phương pháp này sử dụng dữ liệu đầu vào gồm dữ liệu hiện trạng lớp phủ, biến động lớp phủ, phân vùng sinh thái và thổ nhưỡng chiết tách từ tư liệu viễn thám. Qua đó, giúp tăng độ chính xác của kết quả kiểm kê khí nhà kính để đưa ra kết quả có tính tin cậy cao hơn.

Tạp chí Môi trường và C asean phát động Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn 2023

17-7-2023

Vừa qua, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và C asean phát động Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn 2023. Cuộc thi diễn ra từ ngày 15/7/2023, dự kiến triển lãm và trao giải vào tháng 9/2023. Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn 2023 được tổ chức nhằm tìm kiếm các tác phẩm nhiếp ảnh tiêu biểu, có giá trị tuyên truyền lợi ích, tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời tạo động lực nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về kinh tế tuần hoàn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, tạo sân chơi bổ ích, lý thú cho các nghệ sỹ nhiếp ảnh chuyên và không chuyên trong nước tham gia sáng tác, công bố tác phẩm đẹp về kinh tế tuần hoàn.

Các chuyên gia, nhà khoa học có vai trò quan trọng trong chuyển đổi năng lượng

17-7-2023

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định điều này khi tiếp Giáo sư về năng lượng và biến đổi khí hậu Frank Jotzo, Đại học Quốc gia Australia, có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, chiều 11/7. Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao những thành tựu nổi bật của Australia trong việc triển khai các cam kết quốc tế về thích ứng với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng. Những thành tựu này có những đóng góp tích cực của giới học giả Australia, trong đó có Giáo sư Frank Jotzo. Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam và Australia hiện có nhiều ưu tiên hợp tác liên quan đến thích ứng biến đổi khí hậu, thực hiện giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0, chuyển đổi năng lượng công bằng… Trong đó, những chuyên gia, nhà khoa học của Australia giữ vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển giao công nghệ, tư vấn, trợ giúp Việt Nam hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến các lĩnh vực này.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023

19-7-2023

Ngày 19/7/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Hội nghị có sự tham gia của Lãnh đạo Viện cùng toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động đang công tác tại Viện. Báo cáo tình hình hoạt động công tác 6 tháng đầu năm 2023, ông Nguyễn Ngọc Tú – Chánh Văn phòng Viện cho biết công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện được thực hiện đồng bộ trên mọi mặt, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm. Thực hiện Quy chế làm việc của Bộ TN&MT Viện đã ban hành Chương trình công tác năm 2023, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ với thời gian và tiến độ thực hiện cụ thể, có phân công rõ đơn vị và lãnh đạo phụ trách chỉ đạo. Ngay từ đầu năm, lãnh đạo Viện đã tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được Bộ giao trong năm 2023 trong đó xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên để tập trung nguồn lực triển khai thực hiện.

Môi trường phải trở thành lĩnh vực kinh tế, dẫn dắt quá trình chuyển đổi xanh

23-7-2023

Ngày 21/7/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Ban Chỉ đạo). Phó Thủ tướng nhấn mạnh, công tác tổng kết Nghị quyết 24-NQ/TW có ý nghĩa quan trọng, có phạm vi điều chỉnh 1 trong 3 trụ cột phát triển bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổng kết Nghị quyết 24-NQ/TW liên quan đến hầu hết các ngành, lĩnh vực, các địa phương, đại diện của các tổ chức chính trị-xã hội, vừa mang tính liên ngành, vừa mang tính liên vùng, liên quốc gia. Nghị quyết 24-NQ/TW là cơ sở chính trị hết sức quan trọng, bao quát tất cả nội dung liên quan đến môi trường, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, với nhiều nhóm chỉ tiêu lồng ghép với nhau. Vì vậy, quá trình tổng kết phải đánh giá quá trình "đi vào cuộc sống" của Nghị quyết 24-NQ/TW thông qua việc triển khai, thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, cùng với kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương.