TIN TỨC-SỰ KIỆN

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) làm việc với Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Thư ký Điều hành Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương (ESCAP)   

Ngày đăng: 04 | 07 | 2023

Ngày 04/7/2023, tại Trụ sở Bộ, Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung cùng các cán bộ của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, đại diện Câu lạc bộ Trường học Xanh (Green School) đã có buổi làm việc với bà Armida Salsiah Alisjahbana, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Thư ký Điều hành ESCAP. Tại buổi làm việc, PVT Mai Thanh Dung đã giới thiệu vài nét về ISPONRE - đơn vị có chức năng giúp Bộ trưởng nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược, chính sách về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện nghiên cứu khoa học, cung cấp các dịch vụ công, tư vấn, đào tạo về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện nay, ISPONRE đang triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng như: Giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) về môi trường; Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn; Hạch toán tài khoản đại dương/ Nền kinh tế xanh lam; Chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và biến đổi khí hậu…

IMG 9163v
Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung tiếp bà Armida Salsiah Alisjahbana, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Thư ký Điều hành ESCAP

PVT Mai Thanh Dung cho biết, đã có  nhiều hoạt động hợp tác của ISPONRE với LHQ và ESCAP như: Tham gia Mạng lưới Hạch toán vốn tự nhiên toàn cầu (GOAP). GOAP được đồng chủ trì bởi ESCAP và Ủy ban nghề cá và Đại dương Canada; Phối hợp với Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) xây dựng Văn kiện Dự án GEF “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới tăng trưởng xanh lam trong một số lĩnh vực”; Phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) xây dựng văn kiện dự án GEF “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát thải các-bon thấp thông qua đổi mới công nghệ sạch, hướng tới phát triên bền vững tại Việt Nam”; Phối hợp với UNDP xây dựng Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam (Viet Nam Circular Economy); Phối hợp với FAO xây dựng văn kiện dự án GEF “Quản lý tổng hợp cảnh quan bền vững vùng đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam”; Phối hợp với Chương trình Định cư con người của Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) thực hiện dự án “Nâng cao khả năng chống chịu, phát triển khu định cư con người và sinh thái gắn kết, bền vững thông qua các can thiệp hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long” do Quỹ Thích ứng tài trợ.

PVT Mai Thanh Dung bày tỏ mong muốn được hợp tác với ESCAP trong thực hiện các hoạt động liên quan đến Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong giai đoạn tiếp cận để vượt qua 3 khủng hoảng toàn cầu: (i) BĐKH, (ii) bảo vệ môi trường; và (iii) suy giảm đa dạng sinh học. Đồng thời Hỗ trợ Việt Nam đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và các cam kết quốc tế về chuyển đổi năng lượng (JETP), không chất thải & tái tạo đa dạng sinh học và hệ sinh thái; Hỗ trợ thực hiện các chương trình giáo dục môi trường cho học sinh, sinh viên và cộng đồng thông qua dự án trường học xanh bền vững tại Việt Nam (Chương trình lối sống bền vững của UNEP); Hỗ trợ việc xây dựng hạch toán tài khoản tài khoản đại dương, đặc biệt là quy hoạch không gian biển và các tài khoản vốn tự nhiên khác dựa vào cách tiếp cận của khung hạch toán tài khoản môi trường (SEEA).

Về phía ESCAP, bà Armida Salsiah Alisjahbana cho rằng, ESCAP đã có những thông tin về các vấn đề môi trường ở Việt Nam trong buổi làm việc với Bộ, sau hôm nay, được biết thêm về các thế mạnh của ISPONRE, bà đặc biệt quan tâm đến các giải pháp cho phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu tiếp cận dựa vào tự nhiên. Việt Nam là đất nước có đường bờ biển dài, hệ sinh thái biển và các giải pháp dựa vào đại dương để ứng phó với biến đổi khí hậu là rất quan trọng. Bà bày tỏ, ESCAP và Liên hợp quốc tại Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ ISPONRE trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

IMG 9171
Em Nguyễn Khánh Linh - Phó Chủ tịch Green School Việt Nam, Đại diện gửi tặng hoa chúc mừng đến bà Armida Salsiah Alisjahbana
IMG 9178
Đại diện hai bên chụp ảnh lưu niệm

Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Văn phòng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023      

5-7-2023

Ngày 05/7/2023, Văn phòng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường họp báo cáo Viện trưởng – PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của toàn thể cán bộ Văn phòng, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện. Hiện nay, Văn phòng có 10 viên chức đảm nhận thực hiện 04 phần hành công việc, so với các Văn phòng của nhiều đơn vị trong Bộ thì số lượng viên chức của Văn phòng Viện còn khá khiêm tốn. Với cơ cấu tổ chức mới của Viện hiện nay khối lượng, nội dung các công việc của Văn phòng tăng đột xuất so với cùng kỳ các năm trước, tuy nhiên cùng với sự nỗ lực chung của tập thể, hoạt động Văn phòng được vận hành ổn định, rõ công việc, rõ nhiệm vụ, phục vụ tốt cho hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện.

Ban Môi trường và Phát triển bền vững báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023      

6-7-2023

Ngày 06/7/2023, Ban Môi trường và Phát triển bền vững thuộc Viện họp báo cáo Phó Viện trưởng - TS. Nguyễn Trung Thắng kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của đại diện Văn phòng, đại diện Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế cùng các cán bộ trong Ban để cùng chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn trong việc giải quyết các nhiệm vụ được giao. Trong 6 tháng đầu năm 2023, mỗi cán bộ của Ban tiếp tục nghiên cứu thường xuyên theo lĩnh vực được phân công; tập trung vào 4 hướng chính sau: phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường, quản lý chất thải và cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phát triển bền vững. Xây dựng các đề xuất đề tài KHCN cấp Bộ, cấp cơ sở; các nhiệm vụ, dự án. Cụ thể, Ban đã đề xuất 02 đề tài KHCN cấp Bộ mở mới 2024; 02 đề tài KHCN cấp cơ sở năm 2023; 02 nhiệm vụ chuyên môn mở mới 2024. Tập trung xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nội dung của Nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên theo chức năng năm 2023 đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.

Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023     

6-7-2023

Ngày 07/7/2023, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế thuộc Viện họp báo cáo Viện trưởng – PGS.TS Nguyễn Đình Thọ và Phó Viện trưởng – TS Mai Thanh Dung kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của toàn thể cán bộ Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện. Trong 6 tháng đầu năm 2023, nối tiếp các chương trình nghiên cứu đã có từ trước đó, hoạt động HTQT tiếp tục được chú trọng và ưu tiên mở rộng. Phòng luôn tích cực xây dựng mạng lưới đối tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, chính sách TN&MT. Hiện nay, Phòng đang phối hợp với các đơn vị triển khai các hoạt động hợp tác với Viện Hanns Seidel (HSF) năm 2023 theo kế hoạch.

Ban Đất đai báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023      

6-7-2023

Ngày 07/7/2023, Ban Đất đai thuộc Viện họp báo cáo Viện trưởng – PGS.TS Nguyễn Đình Thọ kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Buổi họp có sự tham gia của đại diện Văn phòng, đại diện Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế cùng toàn thể cán trong Ban Đất đai để cùng chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn trong việc giải quyết các nhiệm vụ được giao. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Ban Đất đai ghi nhận sự tích cực tham gia của các thành viên vào các hoạt động nghiên cứu và tổ chức hội thảo. Các cán bộ đều chủ động điều phối, thực hiện các đề tài, dự án và nhiệm vụ cấp bách do Lãnh đạo Viện giao. Để đáp ứng yêu cầu công việc và phát triển bản thân, các thành viên trong Ban cũng rất nỗ lực tự trau dồi, mở mang kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, Ban cũng đã có sự phối hợp tốt với phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Văn phòng và các Ban chuyên môn khác để giải quyết các công việc chuyên môn và công tác tài chính.

Việt Nam sẽ tham gia và đóng góp tích cực tại COP28

10-7-2023

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Công Thành khẳng định như vậy tại buổi tiếp và làm việc với bà Nada Ibrahim Ali Ahmed – Phó Đại sứ Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) tại Hà Nội, vào ngày 6/7. Vui mừng được đón tiếp bà Nada Ibrahim Ali Ahmed, Thứ trưởng Lê Công Thành chia sẻ, Bộ TN&MT đánh giá cao việc UAE giành được quyền đăng cai Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 28) vào năm 2023. Đây là một sự kiện quốc tế nổi bật với sự nhất trí cao của các quốc gia thành viên, là đỉnh cao của những nỗ lực của lãnh đạo và người dân các tiểu vương quốc Ả-rập trong những năm qua, đồng thời là biểu tượng cho sự khởi đầu hành trình phát triển của UAE trong những năm tiếp theo.

Vướng mắc trong công tác định giá đất, Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ

11-7-2023

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 634/CĐ-TTg ngày 10/7/2023 tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác định giá đất. Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu rõ: Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2023, trong đó nêu rõ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Kết luận số 14-KL/TW ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Bộ Chính trị và tình hình thực tế của địa phương thực hiện uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể. Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác định giá đất (Thông báo số 244/TB-VPCP ngày 26 tháng 6 năm 2023, Công điện số 469/CĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2023, Công văn số 4411/VPCP-NN ngày 14 tháng 6 năm 2023 và số 4923/VPCP-NN ngày 04 tháng 7 năm 2023).

Giảm phát thải khí nhà kính: Ngành vận tải biển toàn cầu sẵn sàng chiến lược mới

12-7-2023

Tại buổi khai mạc phiên họp mới nhất của Ủy ban Bảo vệ Môi trường Biển (MEPC) vừa diễn ra tại London (Anh), các quan chức hàng đầu của Liên hợp quốc cho biết, một chiến lược mới dự kiến sẽ đặt ngành vận tải biển toàn cầu trên con đường đầy tham vọng hướng tới loại bỏ dần khí thải nhà kính. Được giao nhiệm vụ giải quyết các vấn đề môi trường dưới sự ủy quyền của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Ủy ban Bảo vệ Môi trường Biển giải quyết các vấn đề như kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu được quy định trong Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL), bao gồm cả dầu, hóa chất vận chuyển với số lượng lớn, nước thải, rác thải và các loại khí thải từ tàu như chất gây ô nhiễm không khí và khí thải nhà kính.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho lực lượng PCCC cơ sở

13-7-2023

Ngày 13/7/2023, thực hiện Công văn số 1312/CABTL-PCCC&CHCN ngày 11/5/2023 của Công an quận Bắc Từ Liêm về việc yêu cầu Tổ chức tuyên truyền huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) cho lực lượng PCCC cơ sở, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH cho các thành viên đội PCCC cơ sở của hai đơn vị.Thông qua lớp bồi huấn giúp các thành viên đội PCCC của hai đơn vị được nắm vững những kiến thức cơ bản về PCCC và CNCH, từ đó nâng cao trách nhiệm trong thực hiện các quy định an toàn PCCC và CNCH ở mọi thời điểm. Đây cũng là dịp để các thành viên nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác PCCC và CNCH; rèn luyện kỹ năng, thao tác sử dụng các trang thiết bị PCCC tại chỗ; kỹ năng phối kết hợp, xử lý tình huống, khắc phục hậu quả và CNCH nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản nếu có sự cố cháy nổ xảy ra tại đơn vị.

Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở bổ sung mở mới năm 2023 “Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp về chuyển đổi xanh cho Việt Nam trong thời gian tới”

13-7-2023

Để triển khai thực hiện đề tài, ngày 13/7/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở bổ sung mở mới năm 2023 mã số CS.2023.20 “Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp về chuyển đổi xanh cho Việt Nam trong thời gian tới” do TS. Nguyễn Gia Thọ làm chủ nhiệm. Đề tài được Hội đồng xét duyệt thuyết minh góp ý triển khai thực hiện với các nội dung nghiên cứu chính như: Nghiên cứu cơ sở lý luận về chuyển đổi xanh; Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi xanh trong xây dựng chính sách, kế hoạch hành động chuyển đổi xanh; Đề xuất các giải pháp chuyển đổi xanh ở Việt Nam trong thời gian tới.

Quy chuẩn kỹ thuật viễn thám phục vụ tính phát thải lĩnh vực LULUCF

14-7-2023

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia xây dựng bộ dữ liệu tính toán phát thải các bon sử dụng dữ liệu viễn thám. Quy chuẩn này quy định về kỹ thuật xây dựng bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất sử dụng dữ liệu viễn thám quang học, phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF).Sử dụng công nghệ viễn thám là một trong 5 bước thuộc quy trình tính toán và công bố cho phát thải các-bon chung tại Việt Nam. Phương pháp này sử dụng dữ liệu đầu vào gồm dữ liệu hiện trạng lớp phủ, biến động lớp phủ, phân vùng sinh thái và thổ nhưỡng chiết tách từ tư liệu viễn thám. Qua đó, giúp tăng độ chính xác của kết quả kiểm kê khí nhà kính để đưa ra kết quả có tính tin cậy cao hơn.

Tạp chí Môi trường và C asean phát động Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn 2023

17-7-2023

Vừa qua, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và C asean phát động Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn 2023. Cuộc thi diễn ra từ ngày 15/7/2023, dự kiến triển lãm và trao giải vào tháng 9/2023. Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn 2023 được tổ chức nhằm tìm kiếm các tác phẩm nhiếp ảnh tiêu biểu, có giá trị tuyên truyền lợi ích, tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời tạo động lực nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về kinh tế tuần hoàn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, tạo sân chơi bổ ích, lý thú cho các nghệ sỹ nhiếp ảnh chuyên và không chuyên trong nước tham gia sáng tác, công bố tác phẩm đẹp về kinh tế tuần hoàn.

Các chuyên gia, nhà khoa học có vai trò quan trọng trong chuyển đổi năng lượng

17-7-2023

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định điều này khi tiếp Giáo sư về năng lượng và biến đổi khí hậu Frank Jotzo, Đại học Quốc gia Australia, có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, chiều 11/7. Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao những thành tựu nổi bật của Australia trong việc triển khai các cam kết quốc tế về thích ứng với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng. Những thành tựu này có những đóng góp tích cực của giới học giả Australia, trong đó có Giáo sư Frank Jotzo. Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam và Australia hiện có nhiều ưu tiên hợp tác liên quan đến thích ứng biến đổi khí hậu, thực hiện giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0, chuyển đổi năng lượng công bằng… Trong đó, những chuyên gia, nhà khoa học của Australia giữ vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển giao công nghệ, tư vấn, trợ giúp Việt Nam hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến các lĩnh vực này.