TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

Ngày đăng: 12 | 06 | 2023

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 680/QĐ-TTg ngày 10/6/2023 phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1:50.000, đánh giá tiềm năng khoáng sản phần đất liền; điều tra tai biến địa chất, địa chất môi trường, khoáng sản độc hại, phóng xạ, địa chất đô thị, di sản địa chất; điều tra, phát hiện khoáng sản tại vùng biển, đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam; cập nhật, tích hợp kịp thời thông tin, kết quả điều tra địa chất và khoáng sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia.

Mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành 80% diện tích lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền; hoàn thành điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các cấu trúc có triển vọng ở các khu vực Tây Bắc, Trung Trung Bộ.

Điều tra, khoanh vùng cảnh báo trượt lở đất đá, lũ quét tại các tỉnh miền núi có nguy cơ cao; điều tra, lập bản đồ địa chất môi trường các khu vực chứa khoáng sản độc hại, phóng xạ.

Điều tra đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất công trình, địa động lực và tài nguyên, môi trường vùng biển ven bờ tỷ lệ 1:100.000; điều tra địa chất, khoáng sản một số khu vực biển đến độ sâu 300 m nước và 1.500 m tỷ lệ 1:500.000. Đánh giá tài nguyên khoáng sản phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị.

Các nhiệm vụ trọng tâm

Các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch gồm: Lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền; bay đo địa vật lý; điều tra di sản địa chất; điều tra địa chất, đánh giá tài nguyên khoáng sản biển; điều tra chi tiết tai biến địa chất (trượt lở, lũ ống, lũ quét) tại các vùng miền núi có nguy cơ cao; điều tra chi tiết địa chất môi trường tại các khu vực có khoáng sản độc hại; điều tra địa chất đô thị các thành phố trực thuộc trung ương.

Bên cạnh đó, đánh giá tiềm năng khoáng sản phần đất liền các khu vực có triển vọng mới phát hiện, có quy mô lớn, cần thiết và có nhu cầu cao đối với kinh tế - xã hội, điều kiện khai thác thuận lợi gồm than (than đá, than nâu), cát sỏi lòng sông, đá làm ốp lát, cát trắng silic, đá làm vôi công nghiệp, một số khoáng sản kim loại quan trọng (urani, thori, đất hiếm và kim loại hiếm, thiếc, wolfram, đồng, vàng,...).

Tăng cường năng lực thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ điều tra địa chất, đánh giá tiềm năng khoáng sản; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về địa chất, khoáng sản, chuyển đổi số và lồng ghép, tích hợp với cơ sở dữ liệu chung của lĩnh vực tài nguyên và môi trường; kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kỹ thuật địa chất tinh gọn, có năng lực chuyên môn cao.

Các nhiệm vụ thuộc Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định phê duyệt số 1388/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/8/2013) đang thực hiện sẽ được ưu tiên để hoàn thành đến năm 2025.

Các nhiệm vụ khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản gồm chủ yếu các nhiệm vụ thuộc nhóm các nhiệm vụ đánh giá tiềm năng khoáng sản (trừ khoáng sản urani, thori), được thực hiện theo quy định của Luật khoáng sản.

Theo Chinhphu.vn

NỘI DUNG KHÁC

Khẩn trương hoàn thiện cơ chế khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà

12-6-2023

Sáng 10/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một số bộ, ngành liên quan để triển khai thực hiện mục tiêu trong Quy hoạch Điện 8 là phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia). Trước tình hình khó khăn về cung ứng điện, những ngày qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà liên tiếp có các cuộc họp, chỉ đạo những giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới, nhất là đối với miền Bắc.

Quản lý thiên tai khu vực ASEAN chuyển từ ứng phó bị động sang chủ động phòng ngừa

14-6-2023

Vừa qua, tại TP. Đà Nẵng đã diễn ra khai mạc Hội nghị thường niên lần thứ 42 của Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai (ACDM). Đây là các sự kiện nằm trong khuôn khổ năm Việt Nam thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch trong hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai 2023. Phát biểu tại buổi khai mạc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023, Việt Nam đang thúc đẩy chủ đề của năm Chủ tịch ACDM là “Từ ứng phó đến hành động sớm và tăng cường khả năng chống chịu: Hành trình của ASEAN hướng tới vai trò lãnh đạo toàn cầu trong quản lý thiên tai”. Chủ đề này nhằm nhấn mạnh định hướng trong quản lý thiên tai chuyển từ ứng phó bị động sang chủ động phòng ngừa.

Hội thảo tham vấn báo cáo “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương” về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

15-6-2023

Ngày 15/6/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Mục đích của Hội thảo nhằm tham vấn, thảo luận, lấy ý kiến góp ý của các quý đại biểu về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và đề xuất quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với tình hình mới. Hội thảo được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), đã thu hút sự tham gia của đại diện đến từ các cơ quan quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã đến dự và phát biểu khai mạc tại Hội thảo.

Họp Tổ biên tập Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn

20-6-2023

​​​​​​​Ngày 20 tháng 6 năm 2023, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp của Tổ biên tập Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn (Kế hoạch hành động), nhằm thu thập ý kiến, tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện Dự thảo. PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Tổ trưởng Tổ biên tập chủ trì cuộc họp.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tiếp và làm việc với tổ chức Hanns Seidel Foundation (HSF) của CHLB Đức tại Việt Nam

20-6-2023

Ngày 20/6/2023, tại Trụ sở Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng cùng đại diện các đơn vị trực thuộc Viện đã có buổi tiếp và làm việc với tổ chức Hanns Seidel Foundation (HSF) của CHLB Đức tại Việt Nam. Trong những năm qua, HSF Việt Nam đã quan tâm và tham gia nhiều nghiên cứu và vận động chính sách liên quan đến xã hội, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường… và là đối tác lâu năm, phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường triển khai nhiều hoạt động hợp tác trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đại diện HSF, có ông Stefan Burkhard - Trưởng phòng Nam Á/Đông Nam Á của HSF tại CHLB Đức và ông Michael Siegner, Trưởng đại diện HSF tại Việt Nam cùng các Cán bộ Chương trình, HSF Việt Nam.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Những điểm mới về thu hồi đất để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng

21-6-2023

Đối với việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm. Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin về những điểm mới về nội dung này. Quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhận được nhiều ý kiến góp ý nhất của đông đảo quần chúng nhân dân, Qua công tác tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nội dung thu hồi đất có 956.276 lượt ý kiến góp ý. Đây là một trong những nội dung có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, ảnh hưởng đến hệ thống an sinh xã hội nên luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm (trước đây quá trình xây dựng Luật Đất đai năm 2013 thì Điều luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là Điều luật được xem xét thông qua cuối cùng ngay sau khi Hiến pháp được thông qua).

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Kỳ vọng vào quyết sách lớn cho nguồn nước quốc gia

23-6-2023

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).Đây là dự án luật không chỉ được cộng đồng các doanh nghiệp mong đợi mà còn được cơ quan Nhà nước các cấp quan tâm bởi sự kỳ vọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh cần tăng cường bảo đảm an ninh nguồn nước, khắc phục những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Mức đóng góp EPR có thể giảm nếu hiệu quả tái chế cao

23-6-2023

Để xác định chi phí đóng góp của các nhà sản xuất, nhập khẩu trong việc thu hồi và tái chế bao bì nhựa, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) khuyến nghị cần xây dựng mức chi phí tái chế (Fs) theo hướng: Các sản phẩm đang được tái chế hiệu quả sẽ áp dụng Fs thấp, các sản phẩm chưa được tái chế hiệu quả hoặc chưa được tái chế ở Việt Nam sẽ áp dụng Fs cao.

Đầu tư cho khí tượng thuỷ văn là để ổn định và phát triển

27-6-2023

"Một trận bão, lũ có thể phá vỡ mọi kế hoạch phát triển, vì vậy, đầu tư cho khí tượng thuỷ văn là đầu tư cho sự ổn định và phát triển; bảo đảm sự chủ động, tính bền vững trong xây dựng và thực hiện các quy hoạch phát triển…". Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi chủ trì phiên họp của Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi là chung là Quy hoạch), sáng 9/6. Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng nêu rõ: Yêu cầu đặt ra đối với Quy hoạch là phải bảo đảm sự thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương, từ đất liền ra biển đảo, có tính toàn cầu.

Rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định về giá đất

27-6-2023

Chiều 26/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về việc sửa đổi Nghị định 44/2014/TT-BTNMT quy định về giá đất của Chính phủ.Báo cáo tại buổi làm việc, ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch phát triển tài nguyên đất cho biết, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất gồm 4 chương, 24 điều, trong đó có quy định 5 phương pháp định giá đất, gồm: so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư, hệ số điều chỉnh giá đất và điều kiện áp dụng 5 phương pháp này.

Hà Lan là một trong những đối tác hàng đầu về thương mại, đầu tư và thích ứng BĐKH

27-6-2023

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định như vậy khi hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Vera Bergkamp và Chủ tịch Thượng viện Jan Anthonie Bruijn, sáng 26/6 (giờ địa phương), tại La Hay (Hà Lan), nhân chuyến công tác và đồng chủ trì Khoá họp thứ 8 Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam – Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước. Tại cuộc gặp, Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện Hà Lan nhiệt liệt chào mừng chuyến thăm làm việc tại Hà Lan của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác của Chính phủ Việt Nam; nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm đúng dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 – 2023).

Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài NCKH cấp Bộ: NC đề xuất quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ tài nguyên địa chất, khoáng sản (TNĐCKS); quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điều tra cơ bản TNĐCKS và điều tra địa chất chuyên ngành

27-6-2023

Ngày 27/6/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (theo Quyết định số 150/QĐ-VCLCSTNMT ngày 15/6/2023 về việc thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ): Nghiên cứu đề xuất quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ tài nguyên địa chất, khoáng sản, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên địa chất, khoáng sản và điều tra địa chất chuyên ngành do TS. Mai Thế Toản làm chủ nghiệm. Hội đồng do Phó Viện trưởng - TS. Mai Thanh Dung làm Chủ tịch Hội đồng và những kết quả nghiên cứu đều được các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao.