TIN TỨC-SỰ KIỆN

Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Ngày đăng: 24 | 05 | 2023

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 13/2023/QĐ-TTg ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Cụ thể, phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất gồm: Phế liệu sắt, thép, gang; phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic); phế liệu giấy; phế liệu thủy tinh; phế liệu kim loại màu.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 13/2023/QĐ-TTg ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Cụ thể, phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất gồm: Phế liệu sắt, thép, gang; phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic); phế liệu giấy; phế liệu thủy tinh; phế liệu kim loại màu.

Trong đó, phế liệu sắt, thép, gang gồm: Phế liệu và mảnh vụn của gang đúc (mã HS 7204 10 00); phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Bằng thép không gỉ (mã HS 7204 21 00); phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Loại khác (mã HS 7204 29 00); phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc (mã HS 7204 30 00); phế liệu và mảnh vụn khác: Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ, vảy cán, mạt cưa, mạt giũa, phoi cắt và bavia, đã hoặc chưa được ép thành khối hoặc đóng thành kiện, bánh, bó (mã HS 7204 41 00); phế liệu và mảnh vụn khác: Loại khác (mã HS 7204 49 00).

Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic) gồm: Từ các polyme từ etylen: Dạng xốp, không cứng (mã HS 3915 10 10); từ các polyme từ etylen: Loại khác (mã HS 3915 10 90); từ các polyme từ styren: Loại khác: Polyme Styren (PS), Acrylonitrin Butadien Styren (ABS); High Impact Polystyrene (HIPS); Expanded Polystyrene (EPS) (mã HS 3915 20 90);...

Phế liệu giấy: Giấy kraft hoặc bìa kraft hoặc giấy hoặc bìa sóng, chưa tẩy trắng (mã HS 4707 10 00); giấy hoặc bìa khác được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình hóa học đã tẩy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ (mã HS 4707 20 00); giấy hoặc bìa được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình cơ học (ví dụ, giấy in báo, tạp chí và các ấn phẩm tương tự) (mã HS 4707 30 00).

Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở của mình theo đúng công suất thiết kế để sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa.

Về điều khoản chuyển tiếp, phế liệu giấy có mã HS 4707 90 00 được phép nhập khẩu từ nước ngoài theo giấy phép môi trường thành phần (Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất) đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 1/6/2023 được tiếp tục nhập khẩu đến hết hiệu lực của giấy phép môi trường thành phần.

Các phế liệu và mẩu vụn của nhựa có mã HS 3915 90 00 được phép nhập khẩu từ nước ngoài theo giấy phép môi trường thành phần hoặc giấy phép môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 1/6/2023 được tiếp tục nhập khẩu đến hết hiệu lực của giấy phép môi trường thành phần hoặc giấy phép môi trường theo các mã HS tương ứng quy định trong Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Quyết định này.

Các loại phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài theo giấy phép môi trường thành phần hoặc giấy phép môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 1/6/2023 có tên gọi khác (nhưng mã HS không thay đổi) so với Quyết định này thì được tiếp tục nhập khẩu đến hết hiệu lực của giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2023 và thay thế Quyết định số 28/2020/QĐ-TTg ngày 24/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Kể từ ngày 1/6/2023, việc nhập khẩu xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép (có mã HS 2618 00 00) làm nguyên liệu sản xuất xi măng được thực hiện theo quy định của pháp luật sản phẩm, hàng hóa về vật liệu xây dựng.

Theo baochinhphu.vn

NỘI DUNG KHÁC

Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

27-5-2023

Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Hồ sơ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Ủy ban KH,CN&MT tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Chiều 25/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sau khi nghe tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật Tài nguyên nước sửa đổi do Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh trình bày, Quốc hội đã nghe Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) của Ủy ban Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH, CN&MT) của Quốc hội.

Đại hội Công đoàn Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028

27-5-2023

Ngày 26 tháng 5 năm 2023, được sự đồng ý của Chi ủy Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường; Ban chấp hành Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Chấp hành Công đoàn Viện đã tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028. Đại hội diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham dự của bà Vũ Thị Mai Lan - Phó Chủ tịch Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện Ban chấp hành Công đoàn một số Công đoàn cơ sở trực thuộc Bộ, Chi ủy Viện, Lãnh đạo và toàn thể công đoàn viên thuộc Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.

Viện CLCSTN&MT thành lập Tổ công tác phục vụ Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của BCHTW về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

29-5-2023

Ngày 29/5/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Tổ công tác phục vụ tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tổ công tác có trách nhiệm giúp Tổ Biên tập tổng hợp và xây dựng báo cáo đánh giá được tình hình triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường sau 10 năm thực hiện. Đồng thời, đề xuất được định hướng quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong 10 năm tới và tầm nhìn đến 2050.

Tọa đàm "Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam"

1-6-2023

Ngày 1/6/2023, Viện Chính sách Kinh tế Môi trường (EEPI) phối hợp với Tạp chí Kinh tế Môi trường và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Tọa đàm "Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam". Đây là sự kiện mang đến nhiều thông điệp môi trường quan trọng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2023 với chủ đề "Đánh bại ô nhiễm nhựa" (Beat plastic polution). TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã đến dự và tham gia Tọa đàm.

Việt Nam trình bày về lộ trình xây dựng Kế hoạch quốc gia về Kinh tế tuần hoàn tại Diễn đàn thế giới về Kinh tế tuần hoàn tại Helsinki, Phần Lan

2-6-2023

Diễn đàn thế giới về Kinh tế tuần hoàn tại Helsinki, Phần Lan được tổ chức từ ngày 29/5 đến 03/06/2023 với sự tham dự của hơn 3.000 đại biểu đến từ các quốc gia trên thế giới. Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Thế giới 2023 mang đến cơ hội nhằm tạo động lực cho một tương lai tích cực với thiên nhiên. Diễn đàn tập trung vào thảo luận cách thức để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới, như một các tiếp cận để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tiêu thụ tài nguyên quá mức, ô nhiễm, biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học.

Ngày Môi trường Thế giới năm 2023

6-6-2023

Ngày Môi trường thế giới 05 tháng 6 năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” (Solutions to Plastic Pollution), trong đó tập trung thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution). Theo đánh giá của UNEP, ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Hằng năm, trên thế giới có khoảng 400 triệu tấn nhựa được sản xuất, một nửa trong số đó được thiết kế chỉ sử dụng một lần, ít hơn 10% được tái chế. Ước tính có khoảng 19 - 23 triệu tấn được thải ra hồ, sông và biển hằng năm. Microplastic là các hạt nhựa nhỏ đi vào thức ăn, nguồn nước và không khí. Ước tính mỗi người trên hành tinh có thể phải tiếp nhận hơn 50.000 hạt nhựa mỗi năm. Nhựa dùng một lần bị vứt bỏ hoặc đốt cháy gây hại cho sức khỏe con người, gây ô nhiễm các hệ sinh thái, từ đỉnh núi đến đáy đại dương.

Thúc đẩy hợp tác với Úc trong ứng phó biến đổi khí hậu

7-6-2023

Ngày 6/6/2023, Đoàn Hội đồng Giao lưu Chính trị của Úc do Hạ Nghị sỹ Micheal Petterson làm Trưởng đoàn đã tới làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tiếp đón đoàn công tác của Úc, về phía Bộ TN&MT, có đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Hợp tác quốc tế; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Cục Biến đổi khí hậu; Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT. Chào mừng Đoàn Hội đồng Giao lưu Chính trị của Úc tới thăm và làm việc với Bộ TN&MT, ông Lê Ngọc Tuấn – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cho biết, Việt Nam – Úc đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài, đặc biệt năm nay lại là dấu mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước nên việc Đoàn công tác đến làm việc với Bộ TN&MT nói riêng và các cơ quan của phía Việt Nam nói chung hết sức có ý nghĩa.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong ứng phó với biến đổi khí hậu

7-6-2023

Ngày 7/6/2013, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phố hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo "Tổng kết 10 năm công tác thông tin, tuyên truyền về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giai đoạn 2013-2023". Những cam kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường mà Việt Nam tham gia đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường đã đến dự và có bài tham luận tại Hội thảo.

Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Môi trường

9-6-2023

Ngày 7/6/2023, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm TS. Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng giữ chức vụ kiêm nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Môi trường. Trải qua chặng đường gần 25 năm xây dựng và phát triển, Tạp chí Môi trường đã có bước trưởng thành khẳng định được vị thế và uy tín của mình trong lĩnh vực môi trường nói riêng cũng như trong ngành Tài nguyên và Môi trường nói chung. Để phù hợp với bối cảnh phát triển mới, từ tháng 01/2023 Tạp chí Môi trường trở thành đơn vị trực thuộc Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, với chức năng chính là công bố kết quả nghiên cứu khoa học; thông tin, tuyên truyền về tài nguyên, môi trường.

Phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

12-6-2023

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 680/QĐ-TTg ngày 10/6/2023 phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1:50.000, đánh giá tiềm năng khoáng sản phần đất liền; điều tra tai biến địa chất, địa chất môi trường, khoáng sản độc hại, phóng xạ, địa chất đô thị, di sản địa chất; điều tra, phát hiện khoáng sản tại vùng biển, đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam; cập nhật, tích hợp kịp thời thông tin, kết quả điều tra địa chất và khoáng sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia.

Khẩn trương hoàn thiện cơ chế khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà

12-6-2023

Sáng 10/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một số bộ, ngành liên quan để triển khai thực hiện mục tiêu trong Quy hoạch Điện 8 là phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia). Trước tình hình khó khăn về cung ứng điện, những ngày qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà liên tiếp có các cuộc họp, chỉ đạo những giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới, nhất là đối với miền Bắc.

Quản lý thiên tai khu vực ASEAN chuyển từ ứng phó bị động sang chủ động phòng ngừa

14-6-2023

Vừa qua, tại TP. Đà Nẵng đã diễn ra khai mạc Hội nghị thường niên lần thứ 42 của Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai (ACDM). Đây là các sự kiện nằm trong khuôn khổ năm Việt Nam thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch trong hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai 2023. Phát biểu tại buổi khai mạc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023, Việt Nam đang thúc đẩy chủ đề của năm Chủ tịch ACDM là “Từ ứng phó đến hành động sớm và tăng cường khả năng chống chịu: Hành trình của ASEAN hướng tới vai trò lãnh đạo toàn cầu trong quản lý thiên tai”. Chủ đề này nhằm nhấn mạnh định hướng trong quản lý thiên tai chuyển từ ứng phó bị động sang chủ động phòng ngừa.