TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội thảo tập huấn về “Giáo dục phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020”

Ngày đăng: 08 | 08 | 2023

Ngày 8/8/2023, tại Ninh Bình,Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Tổ chức Hanns Seidel Foundation - Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức Hội thảo tập huấn về “Giáo dục phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020”. Hội thảo được tổ chức nhằm góp phần phổ biến, thực hiện quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó, nội dung của chương trình giáo dục đã được số hóa thành các bài giảng trực tuyến định dạng SCORM (Sharable Content Object Reference Model) dành cho đối tượng học sinh tiểu học. Hội thảo do Viện trưởng, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ chủ trì với sự tham gia các đại biểu đến từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình, Phòng Giáo dục và Đào tạo, và các thầy cô giáo trên địa bàn 8 huyện của tỉnh Ninh Bình, các chuyên gia, các nhà khoa học.

IMG 9365
PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện CLCSTN&MT phát biểu khai mạc tại Hội thảo

Giáo dục về bảo vệ môi trường có thể giúp nhân loại có những chuyển biến lớn lao trong nhận thức và hành động nhằm hướng đến một tương lai an toàn và bền vững hơn. Với tầm quan trọng đó, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách quan trọng về vấn đề này, trong đó có các quy định về việc tích hợp kiến thức, pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường trong chương trình giáo dục ở các cấp học - bao gồm nội dung về phân loại chất thải rắn sinh hoạt, nhằm đảm bảo tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.  

Trong bối cảnh thực hiện chuyển đổi số quốc gia, ngành giáo dục tích cực đổi mới phương pháp và công cụ giáo dục, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, dạy học trong môi trường kỹ thuật số là lựa chọn phù hợp bởi tính ưu việt trong việc mang lại những trải nghiệm học tập tích cực và hiệu quả.  

IMG 9389
Ông Michael Siegner, Trưởng Đại diện Quỹ Hanns Seidel Foundation tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Quá trình tham gia Chương trình giáo dục, người học sẽ được trải nghiệm môi trường học tập công nghệ cao, hiện đại và lý thú, bổ ích qua hệ thống bài giảng trực tuyến định dạng SCORM đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Các bài giảng này sẽ giúp đội ngũ giáo viên, các nhà quản lý giáo dục được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại gia đình, nhà trường và cộng đồng theo yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường 2020, đồng thời trực tiếp giáo dục học sinh cấp Tiểu học và tuyên truyền cho cộng đồng cùng thực hiện.

Tại Hội thảo, các đại biểu được lắng nghe các chuyên gia từ đến từ Bộ giáo dục và Đào tạo, chuyên gia đào tạo trực tuyến, chuyên gia về lĩnh vực chất thải rắn trình bày các nội dung hướng dẫn về giảng dạy về phân loại chất thải rắn sinh hoạt cho học sinh tiểu học thông qua bài giảng trực tuyến định dạng SCORM; Hướng dẫn sử dụng hệ thống học tập trực tuyến (LMS) và bài giảng trực tuyến định dạng SCORM; Chất thải rắn sinh hoạt và tầm quan trọng của việc phân loại... Đồng thời được trải nghiệm các nội dung về phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020 dưới dạng SCORM, phương pháp này đã chuyển hóa kiến thức qua ngôn ngữ hình ảnh, sinh động, phù hợp cho lứa tuổi học sinh tiểu học.

Hội thảo được tổ chức thí điểm tại Ninh Bình, với mong muốn giúp giáo viên tiểu học và các nhà giáo dục ở địa phương có được những hiểu biết cơ bản về phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định mới của Luật Bảo vệ Môi trường 2020, cách thức giáo dục phân loại chất thải rắn sinh hoạt cho học sinh tiểu học thông qua các bài giảng trực tuyến định dạng SCORM, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân và học sinh về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đảm bảo hành động phù hợp để tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hội thảo đã thu được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, chuyên gia, đồng thời cung cấp căn cứ thực tiễn để hoàn thiện tài liệu giáo dục về phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

IMG 9374

IMG 9391

IMG 9394

IMG 9449

IMG 9409

IMG 9481
Các chuyên gia trình bày tại Hội thảo

IMG 9434

IMG 9465

IMG 9491

IMG 9500

IMG 9507
Các đại biểu thảo luận nhóm để đưa ra những ý kiến đóng góp hoàn thiện chương trình
IMG 9448
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo khu vực miền Bắc về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

9-8-2023

Thực hiện Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, thực hiện Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết số 24-NQ/TW).

Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp thứ 3 về chuyển đổi số

10-8-2023

Báo cáo xếp hạng đánh giá mức độ chuyển đổi số năm 2022 (DTI 2022) vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2023. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp thứ 3 trong tổng số 17 Bộ, ngành.

Nghị quyết số 24-NQ/TW - Bước tiến lớn trong hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

11-8-2023

Ngày 10/8, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã chủ trì hội thảo chuyên đề Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tham dự có hơn 100 đại biểu đến từ các Bộ/ngành, các chuyên gia và nhà khoa học; lãnh đạo các đơn vị lĩnh vực môi trường thuộc Bộ; lãnh đạo Sở TN&MT, Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng TN&MT tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết: Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương được ban hành ngày 03/6/2013 tại Hội nghị lần thứ 7 khóa XI, đề ra những quyết sách lớn của Đảng trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta.

Phát triển Đồng Tháp tiên phong, kiểu mẫu về nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

14-8-2023

Thủ tướng yêu cầu xây dựng Đồng Tháp trở thành tỉnh tiên phong, kiểu mẫu trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII về xây dựng nông thôn hiện đại, nông nghiệp sinh thái và nông dân văn minh, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tập trung vào chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện, bao trùm, bền vững. Chiều 13/8, tại thành phố Cao Lãnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp nhằm đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh thời gian qua; đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới; giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.

Cần thêm nhiều ý tưởng sáng tạo mới trong ứng phó biến đổi khí hậu

14-8-2023

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này tại cuộc tiếp ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Astra Zeneca, sáng 14/8.  Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng đánh giá cao và gửi lời cảm ơn Astra Zeneca đã có những sự hỗ trợ quý giá, kịp thời đối với Việt Nam trong phòng, chống dịch COVID-19, góp phần vào nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh trên toàn thế giới. Cám ơn Phó Thủ tướng dành thời gian tiếp, ông Nitin Kapoor đã báo cáo về một số chương trình, dự án hợp tác đang triển khai tại Việt Nam nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thuốc của bệnh nhân, phát triển hệ thống y tế bền vững, cải thiện sức khoẻ cộng đồng, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc, sinh phẩm.

Tổng kết Nghị quyết số 24/NQ-TW: Tiếp tục cập nhật các nhiệm vụ cụ thể về quản lý tài nguyên

14-8-2023

Sáng 14/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì Hội thảo chuyên đề tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trong lĩnh vực quản lý tài nguyên theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tham dự hội thảo có Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ TN&MT; đại diện Lãnh đạo Sở TN&MT của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các lãnh đạo, chuyên viên các chi cục, phòng chuyên môn lĩnh vực quản lý tài nguyên.Báo cáo tại hội thảo, ông Trần Phương - Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam cho biết: Trong 10 năm qua, ngành TN&MT đã tập trung chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên đề ra tại Nghị quyết 24-NQ/TW, đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Hội thảo tổng kết Nghị quyết 24-NQ/TW tại khu vực phía Nam

15-8-2023

Sáng 14/8, tại TP.HCM, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Thành ủy TP.HCM và Viện Hanns Seidel Foundation (HSF) tổ chức Hội thảo tham vấn khu vực miền Nam về Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW). Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Lê Văn Lợi; Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế; 19 tỉnh, thành khu vực miền Nam; các Viện nghiên cứu, các chuyên gia và nhà khoa học. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và Môi trường, thành viên chính Ban soạn thảo, Tổ biên tập Xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24/NQ-TW và định hướng về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cũng tham dự và trình bày báo cáo tại Hội thảo.

Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường

15-8-2023

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/8, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh thông tin tới các đại biểu Quốc hội về việc sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường. Theo đại biểu Nguyễn Hữu Thông – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận, qua giám sát tại địa phương vẫn có nhiều văn bản nợ đọng, trong đó có việc hướng dẫn chi tiết của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với Luật Bảo vệ môi trường. Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin những nội dung giao cho Bộ hướng dẫn đối với Luật Bảo vệ môi trường. Trả lời chất vấn đại biểu liên quan đến văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Sau khi được Quốc hội thông qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Chính phủ ban hành Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu thành lập Sàn giao dịch Quyền sử dụng đất

17-8-2023

Ngày 16 tháng 8 năm 2023, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai và một số đơn vị trực thuộc Bộ về việc xây dựng nghiên cứu thành lập Sàn giao dịch Quyền sử dụng đất. Báo cáo tại buổi làm việc, ông Mai Văn Phấn, Cục trưởng Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 5897/VPCP-NN ngày 2/8/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc nghiên cứu thành lập Sàn giao dịch Quyền sử dụng đất, Cục đã phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, quy định của pháp luật có liên quan, rà soát tình hình thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực đến nay… Qua đó đã phân tích các hạn chế để đề xuất nghiên cứu thành lập Sàn giao dịch Quyền sử dụng đất.

Lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định về giá đất

17-8-2023

Sáng 17/8, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với các Bộ ngành, chuyên gia về việc hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP về giá đất. Tham dự có đại diện một số Bộ ngành, địa phương, chuyên gia, nhà khoa học và một số hiệp hội…Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Minh Ngân cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP về giá đất để kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong thị trường bất động sản, vướng mắc của địa phương trong định giá đất.

Hội thảo tham vấn khu vực miền Trung – Tây Nguyên tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24 NQ/TW

18-8-2023

Ngày 17/8, tại TP.Đà Nẵng, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Thành uỷ Đà Nẵng và Viện Hanns Seidel Foundation (HSF) tổ chức Hội thảo tham vấn khu vực miền Trung và Tây Nguyên về Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW). Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng; Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Bùi Nhật Quang; Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có hơn 100 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, 16 tỉnh, thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên, các chuyên gia và nhà khoa học.

Tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về BVMT tại các tỉnh phía Bắc

21-8-2023

Vừa qua, Bộ TN&MT phối hợp cùng UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị giao ban Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực phía Bắc. Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân chủ trì. Tham gia Hội nghị có đại diện Lãnh đạo và đơn vị chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết, môi trường nước ta nói chung và khu vực phía Bắc nói riêng hiện vẫn đang chịu áp lực lớn từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội: chú trọng phát triển kinh tế, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Vấn đề ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ trở nên nghiêm trọng, cùng với các thách thức truyền thống và phi truyền thống khác sẽ còn tác động mạnh đến sự phát triển của nước ta trong những năm tới.