TIN TỨC-SỰ KIỆN

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức buổi Gặp mặt - Chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Ngày đăng: 20 | 10 | 2023

Vào ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20/10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là “Ngày Phụ nữ Việt Nam” và được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”. Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là ngày đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Trải qua bao thăng trầm của xã hội, người phụ nữ Việt Nam ngày càng có tri thức, có sức khỏe, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng. Nhân dịp này, ngày 20/20/2023, Công Đoàn và Đoàn Thanh niên Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã phối hợp tổ chức buổi Gặp mặt Chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 nhằm tôn vinh phụ nữ Việt Nam, cũng như thay mặt Viện gửi đến chị em lời chúc mừng, động viên chân thành vì đã luôn khắc phục khó khăn, giỏi việc nước, đảm việc nhà, cống hiến vì sự phát triển chung của Viện. Thay mặt Lãnh đạo Viện, Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung và Phó Viện trưởng Nguyễn Minh Trung đã đến dự, đại diện cho phái mạnh của Viện gửi tặng chị em lời chúc tốt đẹp và những bó hoa tươi thắm.

z4801673987551 a21b5b403ad35deb525378f1dc9fd29c

z4802349734383 cb098bdaf409439402c38932cc81996c

8

Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Chuẩn bị phát động Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2023

23-10-2023

Ngày 19/10, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã chủ trì cuộc họp về việc tổ chức xét tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2023. Giải thưởng nhằm biểu dương, tôn vinh các tổ chức, cá nhân và cộng đồng có thành tích xuất sắc trong các hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và nhân rộng điển hình tiên tiến. Tại cuộc họp, ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường đã trình bày các nội dung dự thảo Quyết định của Bộ TN&MT về việc Tổ chức xét tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2023. Theo đó, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ xét tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2023.

Kỳ vọng về một đạo luật khơi thông nguồn lực đất đai

23-10-2023

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội khóa XV xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6 tới đây (10/2023). Cử tri và Nhân dân cả nước đang kỳ vọng Quốc hội sẽ thông qua được một đạo luật chất lượng, giải quyết những điểm nghẽn, gỡ bỏ những nút thắt chồng chéo, khơi thông nguồn lực đất đai, giúp ổn định đời sống xã hội, tiếp thêm động lực cho thị trường bất động sản. Để đi tới được Kỳ họp này, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được xây dựng hết sức công phu kể từ quá trình tổng kết thi hành, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, cử tri và nhân dân. Việc sửa Luật Đất đai 2013 được chính thức khởi động từ cách đây 3 năm, khi vào tháng 8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời giao Bộ TN&MT là cơ quan chủ trì xây dựng Dự án Luật.

Kiến nghị tiếp thu đầy đủ ý kiến góp ý của cử tri vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

24-10-2023

Đoàn Chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nan kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ bám sát Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thảo luận kỹ lưỡng những nội dung còn có ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến góp ý của cử tri và Nhân dân, nhất là những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng của người dân khi nhà nước thu hồi đất. Sáng 23/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.Trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, cử tri và Nhân dân vui mừng, phấn khởi về kết quả và ý nghĩa của Hội nghị Trung ương lần thứ tám, khóa XIII.

Hội đồng xét duyệt thuyết minh nhiệm vụ “Điều tra, khảo sát, rà soát và đề xuất điều chỉnh Lộ trình thực hiện các mục tiêu PTBV của Việt Nam đến 2030 của ngành TNMT”

24-10-2023

Ngày 24/10/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường họp Hội đồng xét duyệt thuyết minh nhiệm vụ “Điều tra, khảo sát, rà soát và đề xuất điều chỉnh Lộ trình thực hiện các mục tiêu PTBV của Việt Nam đến 2030 của ngành TNMT”. Nhiệm vụ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá các SDGs về tài nguyên và môi trường, trong đó tài nguyên bao gồm tài nguyên đất, nước, khoáng sản, biển-hải đảo; môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) từ đó, đề xuất điều chỉnh Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến 2030 của ngành tài nguyên và môi trường phù hợp với bối cảnh mới hiện nay,  đồng thời đưa ra Dự thảo Quyết định của Bộ trưởng về phê duyệt về Kế hoạch hành động thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến 2030 của ngành tài nguyên và môi trường. Tham dự buổi họp có Viện trưởng, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Chủ tịch Hội đồng; Phó Viện trưởng, TS Nguyễn Trung Thắng – Phó Chủ tịch Hội đồng cùng các thành viên Hội đồng và nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Bộ TN&MT lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08

24-10-2023

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Nghị định số 08). Theo Bộ TN&MT, Dự thảo sửa đổi 47/169 điều của Nghị định 08. Các quy định tập trung vào giảm đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cấp giấy phép môi trường; đẩy mạnh phân quyền cho địa phương giải quyết thủ tục hành chính và tạo thuận lợi hơn khi triển khai thực hiện. Các nội dung được sửa đổi, bổ sung bảo đảm không thay đổi chính sách lớn, không mở rộng đối tượng chịu tác động của chính sách đã được ban hành và áp dụng ổn định.

Bảo vệ nguồn sinh thủy phải trở thành chính sách quốc gia

24-10-2023

Bảo vệ nguồn sinh thủy có vai trò quan trọng để giữ gìn và phục hồi nguồn nước. Bởi thế, trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này đã bổ sung các quy định về trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy góp phần làm căn cứ cho việc lập các chiến lược quy hoạch về tài nguyên nước cũng như tăng cường bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hệ thống hồ đập... Rừng là nguồn sinh thủy, giữ đất, phòng chống sạt lở, điều tiết nguồn nước. Tuy nhiên, rừng đầu nguồn đang bị suy giảm, tình trạng phá rừng ở Việt Nam đã ở mức báo động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn sinh thủy trên các lưu vực sông. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong 3 năm 2016 - 2018, diện tích rừng bị mất trung bình 2.430ha/năm. Mất rừng làm mất khả năng làm chậm dòng chảy, tăng xói mòn lớp đất bề mặt, tăng bồi lắng, giảm dung tích hữu ích các hồ chứa, tăng nguy cơ lũ lụt, đồng thời làm giảm lượng trữ.

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Ưu tiên trong quản lý, tách bạch trách nhiệm về khai thác, sử dụng nước

26-10-2023

Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, Dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng ngắn gọn, làm nổi bật những nguyên tắc chung, ưu tiên trong quản lý tài nguyên nước, tách bạch trách nhiệm quản lý nguồn nước và quản lý về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 26/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp. Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, tại Điều 3, nhiều ý kiến ĐBQH đề nghị tập trung vào các nội dung như: thống nhất quản lý về tài nguyên nước và có sự phân công, phân cấp; gắn bảo đảm an ninh nguồn nước với an ninh, chủ quyền quốc gia; quản lý tài nguyên nước tổng hợp, thống nhất theo lưu vực sông; điều hoà, phân phối hiệu quả tài nguyên nước.

Hội thảo giới thiệu các công cụ giám sát chất thải nhựa trên sông tại Việt Nam

30-10-2023

Nhằm góp phần tăng cường năng lực cho các đối tác liên quan tại Việt Nam trong quản lý và giám sát rác thải nhựa, ngày 30/10/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) phối hợp với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) tổ chức Hội thảo giới thiệu các công cụ giám sát chất thải nhựa trên sông tại Việt Nam. Các thông tin tại Hội thảo đã hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học tăng cường hiểu biết về những công nghệ tiên tiến trong giám sát nhựa ven sông, góp phần xây dựng kế hoạch/chương trình giám sát chất thải nhựa trong tương lai; đồng thời tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan, xây dựng mạng lưới đối tác về giám sát chất thải nhựa trên sông tại Việt Nam. Phó Viện trưởng Nguyễn Trung Thắng – Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường đã tham dự và phát biểu khai mạc tại Hội thảo.

Hội nghị thường niên lần thứ 27 của Nhóm công tác Tiểu vùng Sông Mê Kông Mở rộng (GMS) về môi trường

31-10-2023

Ngày 31/10/2023, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á, Hội nghị thường niên lần thứ 27 của Nhóm công tác môi trường GMS (WGE AM-27) được tổ chức tại Hà Nội. Đại diện Nhóm công tác các nước GMS đã tham dự đầy đủ để thảo luận về những thách thức chính và các giải pháp khả thi cho GMS nhằm tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi các-bon thấp trong lĩnh vực vận tải hàng hóa xanh và nông nghiệp; triển khai các công nghệ tiên tiến để ứng phó với biến đổi khí hậu và bền vững môi trường. Đặc biệt, Hội nghị là cơ hội để các nước GMS chia sẻ các ưu tiên, chiến lược và lộ trình quốc gia nhằm triển khai các giải pháp, sáng kiến công nghệ kỹ thuật số và thúc đẩy chuyển đổi sang các-bon thấp trong lĩnh vực vận tải hàng hóa và nông nghiệp xanh. PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham gia chủ trì và phát biểu khai mạc tại Hội nghị.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 4

2-11-2023

Căn cứ Quyết định số 39/QĐ-HĐGDQP&AN của Hội đồng Giáo dục QP&AN quận Bắc Từ Liêm ngày 30/10/2023; Thực hiện Quyết định số 326/QĐ-VCLCSTNMT ngày 30/10/2023 của Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường về việc mở lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 4, ngày 1/11/2023, Viện CLCSTN&MT tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 4. Đến dự lớp khai giảng và phát biểu khai mạc có Phó Viện trưởng Nguyễn Minh Trung và đồng chí Ngô Trường Giang, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Ban chỉ huy quân sự Quận Bắc Từ Liêm. Giảng viên, Đại tá, TS. Phí Văn Hạnh – Chủ nhiệm Bộ môn Đường lối Quân sự, Học viện Chính trị Bộ Quốc Phòng là người trực tiếp giảng dạy các Chuyên đề về kiến thức quốc phòng và an ninh dành cho đối tượng là các chuyên viên, nghiên cứu viên của Viện.

Toạ đàm kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải ở Việt Nam: Nếu không tuần hoàn được chất thải thì chưa phải mô hình kinh tế tuần hoàn

7-11-2023

Ngày 6/11/2023, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường tổ chức toạ đàm kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải ở Việt Nam. Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, một trong những mục tiêu quan trọng của các mô hình kinh tế tuần hoàn là tuần hoàn chất thải. Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong phần định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 nêu rõ nhiệm vụ phải “xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”. Đây là được xem là định hướng cần thiết để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường trong giai đoạn tới. Tại toạ đàm, nhiều ý kiến phát biểu liên quan đến các vấn đề của mô hình kinh tế tuần hoàn đã được trình bày, nhằm đưa ra giải pháp để thực hiện thành công kinh tế tuần hoàn tại nước ta.

Quốc hội đánh giá quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã có sự chuyển biến, góp phần giảm ô nhiễm môi trường

8-11-2023

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, về lĩnh vực tài nguyên môi trường: chính sách, pháp luật về đất đai đang được hoàn thiện; đã ban hành một số quy chuẩn quốc gia về môi trường. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã có sự chuyển biến, góp phần giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Sáng 6/11, trước khi các vị đại biểu Quốc hội chất vấn trực tiếp, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tóm tắt tổng hợp nội dung thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn. Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát việc thực hiện 10 nghị quyết trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề và chất vấn, liên quan tới 21 lĩnh vực, trong đó, có một số lĩnh vực được Quốc hội quan tâm, tiến hành giám sát nhiều lần.