TIN TỨC-SỰ KIỆN

Quốc hội đánh giá quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã có sự chuyển biến, góp phần giảm ô nhiễm môi trường

Ngày đăng: 08 | 11 | 2023

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, về lĩnh vực tài nguyên môi trường: chính sách, pháp luật về đất đai đang được hoàn thiện; đã ban hành một số quy chuẩn quốc gia về môi trường. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã có sự chuyển biến, góp phần giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Sáng 6/11, trước khi các vị đại biểu Quốc hội chất vấn trực tiếp, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tóm tắt tổng hợp nội dung thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn. Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát việc thực hiện 10 nghị quyết trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề và chất vấn, liên quan tới 21 lĩnh vực, trong đó, có một số lĩnh vực được Quốc hội quan tâm, tiến hành giám sát nhiều lần.

Trong đó, các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tài chính; lao động, thương binh và xã hội; nội vụ (có 2 nghị quyết chất vấn và 1 nghị quyết giám sát chuyên đề); Lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội (có 1 nghị quyết chất vấn và 2 nghị quyết giám sát chuyên đề); Lĩnh vực tài nguyên và môi trường (có 1 nghị quyết chất vấn và 1 nghị quyết giám sát chuyên đề). Các lĩnh vực giáo dục và đào tạo; y tế; giao thông vận tải; nông nghiệp và phát triển nông thôn; xây dựng; ngân hàng; thông tin và truyền thông; thanh tra (có 2 nghị quyết chất vấn).

Ngoài ra, có một số lĩnh vực được giám sát thông qua 1 trong 10 nghị quyết, gồm: công thương; văn hóa, thể thao và du lịch; khoa học và công nghệ; tư pháp; tòa án; kiểm sát; kiểm toán.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành đã tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp để thực hiện nghiêm các nghị quyết của Quốc hội, tạo sự chuyển biến tích cực trong một số lĩnh vực, được đại biểu Quốc hội, cử tri, Nhân dân, dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao; trong đó, đã đạt được một số kết quả nổi bật.

Trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, chính sách, pháp luật về đất đai đang được hoàn thiện; đã ban hành một số quy chuẩn quốc gia về môi trường. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã có sự chuyển biến, góp phần giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

bt khanh
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Trưởng đoàn ĐHQB tỉnh Hà Giang

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn theo từng lĩnh vực. Đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai còn chậm. Chưa ban hành quy định về hoạt động lấn biển, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Còn nhiều tồn tại, hạn chế trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường từ các làng nghề, dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, các lưu vực sông. Thiếu cơ chế, chính sách thu hút tư nhân tham gia vào các chương trình, dự án thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để thực hiện có hiệu quả công tác giám sát lại trong các giai đoạn tiếp theo, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cần chủ động, tích cực tổ chức giám sát, khảo sát để phục vụ việc xây dựng báo cáo thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn.

Bên cạnh đó, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước cần đề cao trách nhiệm cá nhân, công tác phối hợp hành động để thực hiện có hiệu quả hơn các nghị quyết của Quốc hội; chú trọng công tác ban hành văn bản kế hoạch triển khai, phân công thực hiện đối với từng nghị quyết, giao cơ quan chủ trì báo cáo, đầu mối phối hợp, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện; những vấn đề cần phối hợp nhiều cơ quan, cần có lãnh đạo cấp trên trực tiếp theo dõi, chỉ đạo thực hiện sau khi có nghị quyết của Quốc hội.

Theo Monre

NỘI DUNG KHÁC

Ban hành định mức chi phí tái chế Fs thúc đẩy tái chế, bảo vệ môi trường

8-11-2023

Chiều ngày 7/11, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân chủ trì buổi làm việc với một số Hiệp hội doanh nghiệp về các góp ý, kiến nghị để xây dựng định mức chi phí tái chế (Fs) hợp lý, thực thi tái chế hiệu quả, giúp bảo vệ môi trường và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khẳng định, việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định định mức chi phí Fs nhằm mục đích quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Quan điểm xây dựng dự thảo Quyết định của Bộ là bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; bảo đảm đúng thẩm quyền, hình thức và tuân thủ trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm thực hiện các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường và định hướng xây dựng nền kinh tế tuần hoàn của Đảng, Nhà nước.

Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến hồ sơ, thủ tục hành chính đất đai

10-11-2023

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 14/2023/TT-BTNMT về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu và giấy tờ liên quan cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai.Trong đó, Thông tư 14 sửa đổi, bổ sung quy định về việc ghi thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ ngày 16/10/2023. Cụ thể, cá nhân trong nước thì ghi “ông” (hoặc “bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; Trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…” hoặc “số định danh cá nhân”.

Tập trung triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) và các luật có liên quan sau khi được Quốc hội thông qua

10-11-2023

Năm 2024, Quốc hội yêu cầu tập trung triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) và các luật có liên quan sau khi được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành. Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai, tài nguyên phục vụ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Chiều 9/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 447 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 90,49 %). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết được Quốc hội nhấn mạnh là tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.

Tăng cường quản lý công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

13-11-2023

Ngày 11/11/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 1087/CĐ-TTg về việc tăng cường quản lý công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nội dung công điện nêu: Trong thời gian qua, nhiều địa phương đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường công khai, minh bạch, đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần bổ sung nguồn thu cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, trên địa bàn Thành phố Hà Nội vừa qua, kết quả trúng đấu giá cấp quyền khai thác 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, có yếu tố bất thường, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, có thể tạo ra hiệu ứng đối với phát triển kinh tế - xã hội và thị trường vật liệu xây dựng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Phát triển kinh tế tuần hoàn để giữ tài nguyên mãi trường tồn

16-11-2023

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023 sáng 16/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển kinh tế tuần hoàn không thể bàn mãi về lý thuyết, nếu không có mục tiêu rõ ràng thì không thể thực hiện. Mục tiêu kinh tế tuần hoàn cần được nhìn trong toàn bộ chuỗi từ tài nguyên đến thiết kế, sản xuất, tiêu dùng. Phải phát triển và giữ được tài nguyên mãi trường tồn, ở đây là tài nguyên tái tạo, tài nguyên trí thức.Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023 với chủ đề “Xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện KTTH” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 16/11, tại Hà Nội. Sự kiện nhằm triển khai những định hướng, chính sách lớn, quan trọng của Đảng, Nhà nước về thúc đẩy thực hiện KTTH tại Việt Nam, xác định lộ trình, thúc đẩy hợp tác công - tư, huy động các nguồn lực song phương và đa phương từ các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp nhằm thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện KTTH tại Việt Nam hiệu quả trong thời gian tới.

ISPONRE tiếp đoàn công tác Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn (DEFRA), Vương Quốc Anh về chương trình NTSP (Nature Transition Support Programme)

21-11-2023

Ngày 17/11/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã có buổi gặp và tiếp đoàn đoàn công tác Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn (DEFRA), Vương Quốc Anh về chương trình NTSP (Nature Transition Support Programme). PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng và TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng cùng một số cán bộ của Viện tham gia buổi làm việc. Về phía DEFRA có ông Alex White – Trưởng nhóm thực hiện cùng với các cố vấn về chính sách và chuyên gia phân tích. Chương trình NTSP nhằm mục đích hỗ trợ các nước đối tác phát triển và áp dụng các hành động cụ thể của từng quốc gia để hòa nhập nền kinh tế với thiên nhiên. Đây là chương trình nghiên cứu và sẽ tích hợp, xây dựng dựa trên dữ liệu kinh tế và lý sinh hiện có, đồng thời áp dụng các khung mô hình đối mới để phát triển dữ liệu cho quy hoạch kinh tế và phát triển. Chương trình do UNEP-WCMC thực hiện với sự hỗ trợ trong nước của UNDP. UNEP-WCMC hiện đang thực hiện thí điểm đợt đầu tiên tại Ecuador và Colombia, đồng thời đang mở rộng chương trình sang Việt Nam và Ghana.

Việt Nam cùng các nước tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa tại Nairobi, Kenya

21-11-2023

Trong các ngày 13-19/11, Việt Nam cùng với gần 170 nước tham gia Phiên đàm phán thứ 3 xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ họp tại Trụ sở Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Thủ đô Nairobi, Kenya. Đây là phiên đàm phán tiếp nối các phiên đàm phán tại Uruguay năm 2022 và Pháp tháng 6/2023.Tại phiên đàm phán này, lần đầu tiên Việt Nam cùng với các nước chính thức thảo luận nội dung của Thỏa thuận sau khi dự thảo số 0 được Ủy ban đàm phán liên chính phủ đưa ra vào tháng 9/2023.Phát biểu tại Phiên khai mạc, Bà Inger Andersen - Giám đốc điều hành UNEP, một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Thỏa thuận - văn kiện ràng buộc pháp lý để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa trên phạm vị toàn cầu theo Nghị quyết số 5/14 được thông qua tại Hội nghị Môi trường Liên hợp quốc lần thứ 5 (UNEA 5) tại Nairobi.

Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH, bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ và cứu trợ nhân đạo quốc tế

22-11-2023

Phát biểu tại buổi tiếp các đại biểu là lãnh đạo của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế nhân dịp Hội nghị Hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 11 (AP11) tại Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam coi ứng phó biến đổi khí hậu là ưu tiên trong quyết sách phát triển quốc gia và cam kết mạnh mẽ đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, giảm phát thải nhà kính, bảo vệ rừng và chuyển đổi năng lượng, kèm theo nhiều giải pháp về hoàn thiện thể chế và hành động trong thực tế. Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và cứu trợ nhân đạo quốc tế.

Kinh tế tuần hoàn giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển bền vững

24-11-2023

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023 do Bộ TN&MT tổ chức ngày 16/11, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã có nhiều tham luận về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Đa phần các ý kiến chia sẻ, thay vì các hoạt động kinh tế tiêu thụ nhiều tài nguyên và nguy cơ ô nhiễm cao trước đây, Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng mới, hiệu quả cao, hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện các cam kết về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, trung hòa các bon và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Việt Nam tích cực, chủ động triển khai bài bản các cam kết tại COP26

27-11-2023

Việt Nam đang tích cực, chủ động triển khai một cách bài bản các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết kể từ Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) đến nay và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Báo cáo về tình hình triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tại COP26, Việt Nam đã cùng 147 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào giữa thế kỷ; cùng với 103 quốc gia tham gia Cam kết giảm phát thải khí methanol toàn cầu; cùng 140 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; cùng 150 quốc gia tham gia Liên minh hành động thích ứng toàn cầu. Việt Nam đang tích cực, chủ động triển khai một cách bài bản các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết kể từ Hội nghị COP26 đến nay và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Sau COP26 và COP27, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia đã triển khai thực hiện cam kết; các bộ, ngành, cơ quan liên quan đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều đề án, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hành động. Lãnh đạo Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành cũng đã làm việc với lãnh đạo của các tổ chức quốc tế, các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế để thúc đẩy tiếp cận các nguồn lực tài chính, tri thức và công nghệ, mở nhiều cơ hội hợp tác phát triển, hướng tới chuyển đổi xanh, phát thải carbon thấp.

Việt Nam quyết tâm chung tay cùng thế giới giải quyết khủng hoảng khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính

28-11-2023

Tại Hội nghị lần thứ 26, Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) diễn ra tại TP. Glasgow, (Vương quốc Anh) vào năm 2021, Việt Nam đã tuyên bố đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Tuyên bố này đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong việc đẩy mạnh giảm phát thải khí nhà kính (KNK) góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu, đạt mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Đây là tiền đề để Việt Nam tái khẳng định nỗ lực và quyết tâm của mình để chung tay cùng thế giới trong cuộc chiến chống BĐKH tại Hội nghị COP 28 diễn ra tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất - UAE) vào tháng 12/2023. Thích ứng với BĐKH là ưu tiên của Việt Nam, giảm phát thải khí nhà kính vừa là trách nhiệm vừa là cơ hội để Việt Nam thực hiện chuyển đổi xanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Việt Nam trong khả năng của mình sẽ ưu tiên thực hiện các hoạt động thích ứng với BĐKH, cùng cộng đồng quốc tế giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng, phát triển kinh tế các-bon thấp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ và đang tích cực triển khai các hành động khí hậu, kêu gọi các nước phải thực hiện các cam kết bằng những hành động cụ thể để đóng góp vào nỗ lực chung của toàn cầu.

Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài NCKH cấp Bộ: Nghiên cứu đề xuất chính sách thúc đẩy xã hội hóa trong bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên địa chất, khoáng sản

30-11-2023

Vừa qua, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Nghiên cứu đề xuất chính sách thúc đẩy xã hội hóa trong bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên địa chất, khoáng sản do ThS. Lương Thị Thùy Linh làm chủ nghiệm. Hội đồng do Phó Viện trưởng - TS. Mai Thanh Dung làm Chủ tịch Hội đồng. Mục tiêu của đề tài là cung cấp cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về xã hội hóa, về huy động nguồn lực xã hội bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên địa chất, khoáng sản; Đánh giá được tổng quan thực trạng hệ thống và thực tiễn triển khai các chủ trương, chính sách thúc đẩy xã hội hóa trong bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên địa chất, khoáng sản. Đồng thời, đề xuất được chính sách thúc đẩy xã hội hóa trong trong bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên địa chất, khoáng sản phục vụ sửa đổi Luật tài nguyên nước 2012 và Luật Khoáng sản 2010.