TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bộ TN&MT lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08

Ngày đăng: 24 | 10 | 2023

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Nghị định số 08). Theo Bộ TN&MT, Dự thảo sửa đổi 47/169 điều của Nghị định 08. Các quy định tập trung vào giảm đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cấp giấy phép môi trường; đẩy mạnh phân quyền cho địa phương giải quyết thủ tục hành chính và tạo thuận lợi hơn khi triển khai thực hiện. Các nội dung được sửa đổi, bổ sung bảo đảm không thay đổi chính sách lớn, không mở rộng đối tượng chịu tác động của chính sách đã được ban hành và áp dụng ổn định.

anh dt nghi dinh 08
Làm rõ các dự án phải đánh giá tác động môi trường

Để giảm đối tượng phải thực hiện ĐTM, trong Phụ lục IV về danh mục các dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, Dự thảo đã bổ sung quy định cận dưới của diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên; diện tích sử dụng rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển, vùng đệm của khu bảo tồn, vùng đất ngập nước quan trọng. Đồng thời, đề xuất bổ sung mức tối thiểu của quy mô khai thác nước ngầm và nước mặt phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện ĐTM.

Đối với Phụ lục II về danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, Dự thảo đã điều chỉnh tên loại hình sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử theo hướng: chỉ áp dụng cho các dự án có một trong các công đoạn gây ô nhiễm; đồng thời quy định rõ đơn vị tính số lượng áp dụng cho sản xuất linh kiện điện tử, khối lượng áp dụng cho sản xuất thiết bị điện và nâng mức công suất so với quy định hiện hành, qua đó sẽ giảm đối tượng phải thực hiện ĐTM. Ngoài ra, chỉnh lý, làm rõ hơn tên một số loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi hơn khi tra cứu.

Bổ sung Điều 3 giải thích từ ngữ về đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải cấp giấy phép môi trường (không bao gồm dịch vụ hành chính công), qua đó sẽ giảm đối tượng cấp giấy phép môi trường là trụ sở các cơ quan.

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung Điều 30; số thứ tự 12 Phụ lục III và số thứ tự 11 Phụ lục IV để đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền về UBND cấp tỉnh và cấp huyện. Sửa đổi quy định về các trường hợp cơ sở đang hoạt động phải thực hiện ĐTM, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường theo hướng theo hướng: tăng từ 30% quy mô, công suất trở lên mới phải thực hiện ĐTM; tăng từ 5 đến dưới 30% phải cấp lại giấy phép môi trường (không phải ĐTM); tăng dưới 5% chỉ phải điều chỉnh giấy phép môi trường.

Đẩy mạnh phân quyền giải quyết thủ tục hành chính

Dự thảo Nghị định sửa đổi đã đẩy mạnh phân quyền cho các địa phương trong thẩm định báo cáo ĐTM, cấp GPMT đối với một số loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thông qua việc sửa đổi một số tiêu chí về quy mô, công suất các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như: chăn nuôi gia súc, gia cầm; giết mổ gia súc, gia cầm; sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử và một số loại hình khác...

Để tạo thuận lợi hơn khi triển khai thực hiện, khắc phục một số lỗi kỹ thuật, các quy định trong Nghị định 08 đã được sửa đổi, bổ sung chi tiết hơn, bao gồm: Quy định về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; Quy định về yếu tố nhạy cảm về môi trường; Quy định về tham vấn trong ĐTM; Quy định về các trường hợp dự án đầu tư đã được phê duyệt ĐTM nhưng chưa đi vào vận hành, cơ sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động có điều chỉnh, thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM.

Quy định về GPMT, đăng ký môi trường; Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, nông thôn và một số lĩnh vực; Quy định về quản lý chất thải; Quy định về EPR; Quy định về quan trắc môi trường; Một số quy định liên quan đến phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường; nguồn lực bảo vệ môi trường; quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra.

Dự thảo cũng làm rõ các quy định chuyển tiếp trong Điều 168 đối với các dự án đầu tư đã triển khai xây dựng nhưng chưa đi vào vận hành hoặc các cơ sở đang hoạt động mà chưa có xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc các hồ sơ về môi trường tương đương theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014.

Theo Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08, hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực (trừ các điều, khoản chuyển tiếp quy định tại Điều 168 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) thì tiếp tục được giải quyết theo quy định tại thời điểm tiếp nhận, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ có yêu cầu thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Bộ TN&MT đăng tải đầy đủ hồ sơ Dự thảo tại link.

Theo baotainguyemoitruong.vn

NỘI DUNG KHÁC

Bảo vệ nguồn sinh thủy phải trở thành chính sách quốc gia

24-10-2023

Bảo vệ nguồn sinh thủy có vai trò quan trọng để giữ gìn và phục hồi nguồn nước. Bởi thế, trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này đã bổ sung các quy định về trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy góp phần làm căn cứ cho việc lập các chiến lược quy hoạch về tài nguyên nước cũng như tăng cường bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hệ thống hồ đập... Rừng là nguồn sinh thủy, giữ đất, phòng chống sạt lở, điều tiết nguồn nước. Tuy nhiên, rừng đầu nguồn đang bị suy giảm, tình trạng phá rừng ở Việt Nam đã ở mức báo động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn sinh thủy trên các lưu vực sông. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong 3 năm 2016 - 2018, diện tích rừng bị mất trung bình 2.430ha/năm. Mất rừng làm mất khả năng làm chậm dòng chảy, tăng xói mòn lớp đất bề mặt, tăng bồi lắng, giảm dung tích hữu ích các hồ chứa, tăng nguy cơ lũ lụt, đồng thời làm giảm lượng trữ.

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Ưu tiên trong quản lý, tách bạch trách nhiệm về khai thác, sử dụng nước

26-10-2023

Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, Dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng ngắn gọn, làm nổi bật những nguyên tắc chung, ưu tiên trong quản lý tài nguyên nước, tách bạch trách nhiệm quản lý nguồn nước và quản lý về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 26/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp. Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, tại Điều 3, nhiều ý kiến ĐBQH đề nghị tập trung vào các nội dung như: thống nhất quản lý về tài nguyên nước và có sự phân công, phân cấp; gắn bảo đảm an ninh nguồn nước với an ninh, chủ quyền quốc gia; quản lý tài nguyên nước tổng hợp, thống nhất theo lưu vực sông; điều hoà, phân phối hiệu quả tài nguyên nước.

Hội thảo giới thiệu các công cụ giám sát chất thải nhựa trên sông tại Việt Nam

30-10-2023

Nhằm góp phần tăng cường năng lực cho các đối tác liên quan tại Việt Nam trong quản lý và giám sát rác thải nhựa, ngày 30/10/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) phối hợp với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) tổ chức Hội thảo giới thiệu các công cụ giám sát chất thải nhựa trên sông tại Việt Nam. Các thông tin tại Hội thảo đã hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học tăng cường hiểu biết về những công nghệ tiên tiến trong giám sát nhựa ven sông, góp phần xây dựng kế hoạch/chương trình giám sát chất thải nhựa trong tương lai; đồng thời tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan, xây dựng mạng lưới đối tác về giám sát chất thải nhựa trên sông tại Việt Nam. Phó Viện trưởng Nguyễn Trung Thắng – Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường đã tham dự và phát biểu khai mạc tại Hội thảo.

Hội nghị thường niên lần thứ 27 của Nhóm công tác Tiểu vùng Sông Mê Kông Mở rộng (GMS) về môi trường

31-10-2023

Ngày 31/10/2023, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á, Hội nghị thường niên lần thứ 27 của Nhóm công tác môi trường GMS (WGE AM-27) được tổ chức tại Hà Nội. Đại diện Nhóm công tác các nước GMS đã tham dự đầy đủ để thảo luận về những thách thức chính và các giải pháp khả thi cho GMS nhằm tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi các-bon thấp trong lĩnh vực vận tải hàng hóa xanh và nông nghiệp; triển khai các công nghệ tiên tiến để ứng phó với biến đổi khí hậu và bền vững môi trường. Đặc biệt, Hội nghị là cơ hội để các nước GMS chia sẻ các ưu tiên, chiến lược và lộ trình quốc gia nhằm triển khai các giải pháp, sáng kiến công nghệ kỹ thuật số và thúc đẩy chuyển đổi sang các-bon thấp trong lĩnh vực vận tải hàng hóa và nông nghiệp xanh. PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham gia chủ trì và phát biểu khai mạc tại Hội nghị.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 4

2-11-2023

Căn cứ Quyết định số 39/QĐ-HĐGDQP&AN của Hội đồng Giáo dục QP&AN quận Bắc Từ Liêm ngày 30/10/2023; Thực hiện Quyết định số 326/QĐ-VCLCSTNMT ngày 30/10/2023 của Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường về việc mở lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 4, ngày 1/11/2023, Viện CLCSTN&MT tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 4. Đến dự lớp khai giảng và phát biểu khai mạc có Phó Viện trưởng Nguyễn Minh Trung và đồng chí Ngô Trường Giang, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Ban chỉ huy quân sự Quận Bắc Từ Liêm. Giảng viên, Đại tá, TS. Phí Văn Hạnh – Chủ nhiệm Bộ môn Đường lối Quân sự, Học viện Chính trị Bộ Quốc Phòng là người trực tiếp giảng dạy các Chuyên đề về kiến thức quốc phòng và an ninh dành cho đối tượng là các chuyên viên, nghiên cứu viên của Viện.

Toạ đàm kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải ở Việt Nam: Nếu không tuần hoàn được chất thải thì chưa phải mô hình kinh tế tuần hoàn

7-11-2023

Ngày 6/11/2023, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường tổ chức toạ đàm kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải ở Việt Nam. Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, một trong những mục tiêu quan trọng của các mô hình kinh tế tuần hoàn là tuần hoàn chất thải. Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong phần định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 nêu rõ nhiệm vụ phải “xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”. Đây là được xem là định hướng cần thiết để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường trong giai đoạn tới. Tại toạ đàm, nhiều ý kiến phát biểu liên quan đến các vấn đề của mô hình kinh tế tuần hoàn đã được trình bày, nhằm đưa ra giải pháp để thực hiện thành công kinh tế tuần hoàn tại nước ta.

Quốc hội đánh giá quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã có sự chuyển biến, góp phần giảm ô nhiễm môi trường

8-11-2023

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, về lĩnh vực tài nguyên môi trường: chính sách, pháp luật về đất đai đang được hoàn thiện; đã ban hành một số quy chuẩn quốc gia về môi trường. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã có sự chuyển biến, góp phần giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Sáng 6/11, trước khi các vị đại biểu Quốc hội chất vấn trực tiếp, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tóm tắt tổng hợp nội dung thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn. Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát việc thực hiện 10 nghị quyết trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề và chất vấn, liên quan tới 21 lĩnh vực, trong đó, có một số lĩnh vực được Quốc hội quan tâm, tiến hành giám sát nhiều lần.

Ban hành định mức chi phí tái chế Fs thúc đẩy tái chế, bảo vệ môi trường

8-11-2023

Chiều ngày 7/11, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân chủ trì buổi làm việc với một số Hiệp hội doanh nghiệp về các góp ý, kiến nghị để xây dựng định mức chi phí tái chế (Fs) hợp lý, thực thi tái chế hiệu quả, giúp bảo vệ môi trường và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khẳng định, việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định định mức chi phí Fs nhằm mục đích quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Quan điểm xây dựng dự thảo Quyết định của Bộ là bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; bảo đảm đúng thẩm quyền, hình thức và tuân thủ trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm thực hiện các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường và định hướng xây dựng nền kinh tế tuần hoàn của Đảng, Nhà nước.

Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến hồ sơ, thủ tục hành chính đất đai

10-11-2023

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 14/2023/TT-BTNMT về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu và giấy tờ liên quan cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai.Trong đó, Thông tư 14 sửa đổi, bổ sung quy định về việc ghi thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ ngày 16/10/2023. Cụ thể, cá nhân trong nước thì ghi “ông” (hoặc “bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; Trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…” hoặc “số định danh cá nhân”.

Tập trung triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) và các luật có liên quan sau khi được Quốc hội thông qua

10-11-2023

Năm 2024, Quốc hội yêu cầu tập trung triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) và các luật có liên quan sau khi được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành. Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai, tài nguyên phục vụ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Chiều 9/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 447 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 90,49 %). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết được Quốc hội nhấn mạnh là tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.

Tăng cường quản lý công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

13-11-2023

Ngày 11/11/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 1087/CĐ-TTg về việc tăng cường quản lý công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nội dung công điện nêu: Trong thời gian qua, nhiều địa phương đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường công khai, minh bạch, đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần bổ sung nguồn thu cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, trên địa bàn Thành phố Hà Nội vừa qua, kết quả trúng đấu giá cấp quyền khai thác 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, có yếu tố bất thường, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, có thể tạo ra hiệu ứng đối với phát triển kinh tế - xã hội và thị trường vật liệu xây dựng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Phát triển kinh tế tuần hoàn để giữ tài nguyên mãi trường tồn

16-11-2023

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023 sáng 16/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển kinh tế tuần hoàn không thể bàn mãi về lý thuyết, nếu không có mục tiêu rõ ràng thì không thể thực hiện. Mục tiêu kinh tế tuần hoàn cần được nhìn trong toàn bộ chuỗi từ tài nguyên đến thiết kế, sản xuất, tiêu dùng. Phải phát triển và giữ được tài nguyên mãi trường tồn, ở đây là tài nguyên tái tạo, tài nguyên trí thức.Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023 với chủ đề “Xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện KTTH” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 16/11, tại Hà Nội. Sự kiện nhằm triển khai những định hướng, chính sách lớn, quan trọng của Đảng, Nhà nước về thúc đẩy thực hiện KTTH tại Việt Nam, xác định lộ trình, thúc đẩy hợp tác công - tư, huy động các nguồn lực song phương và đa phương từ các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp nhằm thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện KTTH tại Việt Nam hiệu quả trong thời gian tới.