TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường tổ chức họp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và phương hướng hoạt động năm 2024

Ngày đăng: 13 | 12 | 2023

Ngày 14/12/2023, Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường thuộc Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp báo cáo tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2024, cuộc họp có sự tham dự của Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung, đại diện Văn phòng và phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế (KH&HTQT) cùng toàn thể cán bộ công tác tại Ban. Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện, có chức năng giúp Viện trưởng nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược, chính sách về kinh tế tài nguyên và môi trường; thực hiện nghiên cứu khoa học, tham gia cung cấp các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu được giao. Phó Trưởng ban – ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền thay mặt Ban trình bày Báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng hoạt động năm 2024. Về thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, năm 2023, Ban thực hiện Nhiệm vụ “Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn của Việt Nam trong vận dụng cách tiếp cận dựa vào thị trường trong quản lý tài nguyên địa chất”. Các cán bộ trong Ban đều ý thức được tầm quan trọng của nghiên cứu thường xuyên để phục vụ công tác trước mắt và lâu dài, tích cực trong việc trao đổi, chia sẻ kiến thức, tài liệu nghiên cứu.

Ban KT

Ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như Nhiệm vụ xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh; Nhiệm vụ xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn; Nhiệm vụ trình TTCP: Đề xuất các giải pháp chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao chất lượng môi trường để phù hợp với yêu cầu chung của thị trường toàn cầu; Nhiệm vụ trình TTCP: Đề xuất các giải pháp chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phục hồi và phát triển vốn tự nhiên, đầu tư cho xử lý nước thải và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Năm 2023, Ban được giao thực hiện và triển khai các Đề tài KHCN cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở khoa học xác lập giá trị tài nguyên nước, tài nguyên địa chất, khoáng sản, quy định đấu giá, chuyển nhượng và thế chấp quyền khai thác sử dụng”; Đề tài KHCN cấp Bộ năm 2024 “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất chính sách công cụ kinh tế mới trong bảo tồn đa dạng sinh học”; Đề tài KHCN cấp Bộ năm 2024 “Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất bộ chỉ số giám sát dòng vật chất trong thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Áp dụng thử nghiệm trong lĩnh vực Dệt May”; Đề tài KHCN cấp cơ sở “Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế nhằm đề xuất xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”; Đề tài KHCN cấp cơ sở: “Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề xuất giải pháp chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đầu tư phục hồi và phát triển vốn tự nhiên”. Các Dự án như “Điều tra, đánh giá, tổng hợp kết quả nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất kinh doanh ở Việt Nam”; “Điều tra, đánh giá thực trạng phát hành trái phiếu xanh ở Việt Nam và đề xuất xây dựng Danh mục và bộ tiêu chí phân loại dự án xanh thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020”; “Điều tra, đánh giá và đề xuất công cụ, quy trình đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong nền kinh tế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045”.

Về hoạt động hợp tác quốc tế, Ban đã phối hợp với các tổ chức như HSF, Viện nghiên cứu kinh tế Đông Nam Á và Đông Á, tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), GIZ, Hợp tác với JICA,  tổ chức WWF thực hiện một số hoạt động như Hội thảo tham vấn dự thảo đề cương kế hoạch hành động quốc gia và lĩnh vực trọng tâm trong thực hiện kinh tế tuần hoàn, nghiên cứu Thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, nghiên cứu Đề xuất chính sách thúc đẩy áp dụng mô hình tái sử dụng phù hợp cho Kế hoạch hành động quốc gia về thực hiện kinh tế tuần hoàn (NAPCE) tại Việt Nam, xây dựng văn kiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Nâng cao năng lực quản lý chất thải hướng đến nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam”…

Năm 2023, Ban luôn bám sát sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Việc tổ chức và phân công công việc trong Ban cơ bản phù hợp với trình độ, năng lực của mỗi cán bộ và đã đi vào khuôn khổ chung. Các đề tài, dự án và các nhiệm vụ đã được triển khai và phân công phù hợp với chuyên môn của từng thành viên, từng nhóm. Các cán bộ trong Ban đã có sự chủ động, hoàn thiện chuyên môn từng bước đáp ứng các yêu cầu của công việc được giao. Tập thể Ban luôn đoàn  kết, nỗ lực, có tinh thần trách nhiệm cao, học hỏi và giúp đỡ nhau trong công việc đã giúp Ban triển khai tốt công việc được giao, đảm bảo hiệu quả, chất lượng công việc.

Trong năm 2024, Ban tiếp tục triển khai các công việc đã và đang được giao và tiếp tục đề xuất các nhiệm vụ, đề tài, dự án mở mới trong những năm tiếp theo. Ban định hướng sẽ tiếp tục tăng cường mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế.

Trung tâm TVĐT&DVTNMT

NỘI DUNG KHÁC

Ban Môi trường và Phát triển bền vững tổ chức họp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và phương hướng hoạt động năm 2024

13-12-2023

Ngày 14/12/2023, Ban Môi trường và Phát triển bền vững thuộc Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp báo cáo tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2024, cuộc họp có sự tham dự của Phó Viện trưởng Nguyễn Trung Thắng, đại diện Văn phòng và phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế (KH&HTQT) cùng các cán bộ công tác tại Ban. Ban Môi trường và Phát triển bền vững có chức năng giúp Viện trưởng nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược, chính sách về lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; thực hiện nghiên cứu khoa học, tham gia cung cấp dịch vụ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu được giao. Trưởng ban Hoàng Hồng Hạnh thay mặt Ban trình bày Báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng hoạt động năm 2024. Về thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, năm 2023, Ban thực hiện Nhiệm vụ “Nghiên cứu, rà soát tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGS) của Liên Hợp quốc, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2023 và đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam trong thời gian tới”.  

Ban Biến đổi khí hậu và Các vấn đề toàn cầu tổ chức họp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và phương hướng hoạt động năm 2024

13-12-2023

Ngày 14/12/2023, Ban Biến đổi khí hậu và Các vấn đề toàn cầu (BĐKH&CVĐTC) thuộc Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp báo cáo tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2024, cuộc họp có sự tham dự của Phó Viện trưởng Nguyễn Trung Thắng, đại diện Văn phòng và phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế (KH&HTQT) cùng các cán bộ công tác tại Ban. Ban BĐKH&CVĐTC có chức năng giúp Viện trưởng nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược, chính sách liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu; thực hiện nghiên cứu khoa học, tham gia cung cấp dịch vụ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu được giao. Trưởng ban Nguyễn Sỹ Linh thay mặt Ban trình bày Báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng hoạt động năm 2024. Ban BĐKH&CVĐTC luôn nhận được sự quan tâm đúng mức của Phó Viện trưởng phụ trách và Viện trưởng trong quá trình triển khai các nhiệm vụ chuyên môn được giao cũng như mở rộng các hoạt động nghiên cứu, tư vấn.

Hội thảo Đào tạo về Xây dựng Tài khoản đại dương

13-12-2023

Ngày 14/12/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội thảo Đào tạo về xây dựng Tài khoản đại dương. Hội thảo được tổ chức với mục tiêu tăng cường hiểu biết về cấu trúc, yêu cầu dữ liệu và cách sử dụng các tài khoản đại dương, tăng cường hiểu biết về các công cụ cơ bản được sử dụng để xây dựng tài khoản đại dương. Đồng thời, giới thiệu các thực tiễn tốt về hạch toán tài khoản đại dương. Hội thảo do PGS.TS, Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ chủ trì với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học. Hạch toán tài khoản đại dương là một khung thống kê để sắp xếp các dữ liệu và số liệu thống kê có liên quan, dựa trên các nguyên tắc và tiêu chuẩn của Hệ thống hạch toán kinh tế môi trường (SEEA). SEEA cung cấp các tiêu chuẩn để tổng hợp dữ liệu vật lý về môi trường và liên kết dữ liệu đó với dữ liệu tiền tệ trong Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Nó có thể được áp dụng không chỉ cho dữ liệu về trữ lượng cá mà còn cho các nguồn gây ô nhiễm trên đất liền và giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái như bảo vệ bờ biển, hấp thụ carbon và giải trí.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024    

15-12-2023

Ngày 15/12/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024 nhằm đánh giá mọi mặt hoạt động của Viện trong năm 2023 và đề ra phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị có sự tham gia của Lãnh đạo Viện, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Khoa học và Công nghệ, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện, BCH Công đoàn và Đoàn TNCSHCM. Tại Hội nghị, Chánh Văn phòng Nguyễn Ngọc Tú trình bày Báo cáo tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024 của Viện. Theo đó, trong năm 2023, với nỗ lực lớn của tập thể Lãnh đạo, viên chức, người lao động, các công việc đã được triển khai nhiều nhiệm vụ và cơ bản đáp ứng tiến độ, chất lượng. Ngay từ đầu năm, lãnh đạo Viện đã tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được Bộ giao trong năm 2023 trong đó xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên để tập trung nguồn lực triển khai thực hiện. 

Hội thảo tham vấn Thúc đẩy giải pháp thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần tại Việt Nam

20-12-2023

Ngày 19/12/2023, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với các đối tác tổ chức hội thảo Thúc đẩy giải pháp thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần tại Việt Nam nhằm tham vấn các bên liên quan về kết quả nghiên cứu, đề xuất áp dụng các giải pháp thay thế cho sản phẩm nhựa dùng một lần, xác định giải pháp, lộ trình cho việc thúc đẩy sử dụng các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm nhựa dùng một lần. TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng chủ trì hội thảo.

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn các-bon thấp thông qua đổi mới công nghệ sạch hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam

20-12-2023

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), ngày 20/12/2023, hội thảo Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn các-bon thấp thông qua đổi mới công nghệ sạch hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng ISPONRE.

Hội thảo Đề xuất giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm và lộ trình thực hiện đối với ngành nhựa trong kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn

22-12-2023

Ngày 22/12/2023, với mục tiêu tham vấn các bên liên quan về đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ và lộ trình thực hiện đối với ngành nhựa hỗ trợ quá trình xây dựng dự thảo KHHĐQG thực hiện KTTH, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp cùng Ban Quản lý Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (VASI) thay mặt Bộ TN&MT làm Chủ Dự án và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) tổ chức Hội thảo Đề xuất giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm và lộ trình thực hiện đối với ngành nhựa trong kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn. Hội thảo do Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung chủ trì. Đến dự Hội thảo có ông Nguyễn Đăng Lộc, Đại diện Ban quản lý dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương”, đại diện cơ quan quản lý chính sách, các doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học.

Phối hợp xây dựng chính sách đưa Luật Tài nguyên nước đi vào cuộc sống

27-12-2023

Chiều 25/12, tại Hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xây dựng Luật Tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức, lãnh đạo hai đơn vị cùng nhau thống nhất trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa để xây dựng chính sách đưa Luật Tài nguyên nước đi vào cuộc sống cũng như các chương trình chính sách pháp luật khác. Tham dự Hội nghị, về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có đồng chí Đặng Quốc Khánh, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT; Thứ trưởng Lê Công Thành cùng lãnh đạo chủ chốt các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT.Về phía Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (KH,CN&MT) có đồng chí Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT Lê Quang Huy; các đồng chí Phó Chủ nhiệm Uỷ ban: Nguyễn Thị Lệ Thuỷ; Nguyễn Phương Tuấn; Tạ Đình Thi cùng các Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban KH,CN&MT

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng năm 2023 và Lễ trao Huy hiệu Đảng cho đảng viên

29-12-2023

Ngày 29/12/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng năm 2023, đồng thời trang trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng (Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng) cho đồng chí Lê Gia Chinh. Bí thư Chi bộ - đồng chí Mai Thanh Dung đã chủ trì Hội nghị. Đến dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Yến - Ủy viên BCH Đảng bộ Bộ TN&MT, Chánh Văn phòng Đảng- Đoàn thể Bộ TNMT cùng toàn thể đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ Viện. Thay mặt chi bộ, đồng chí Nguyễn Trung Thắng – Chi ủy viên trình bày báo cáo tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Tính đến hết tháng 12 năm 2023, Chi bộ có 78 đảng viên, trong đó có 75 đảng viên chính thức (với 01 đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng), 03 đảng viên dự bị. Đầu năm 2023, Chi bộ Viện đã tiếp nhận 32 đảng viên của Chi bộ Viện Nghiên cứu quản lý đất đai và 6 đảng viên công tác tại Tạp chí Môi trường.

Chào năm mới 2024

2-1-2024

Cánh én mùa Xuân Giáp Thìn 2024 đang bay về bầu trời văn hóa Việt Nam mang theo những tín hiệu thật tốt lành, nhiều triển vọng mới, sức sống mới, niềm tin mới!Ngày mai bắt đầu từ hôm nay. Năm 2023 vững vàng nền móng để 2024 thêm những đỉnh cao mới. Năm qua Đảng, nhân dân ta đã phấn đấu hết sức mình để có những thành công đáng tự hào. Trong bộn bề khó khăn mà hậu đại dịch Covid-19 để lại, tình hình thế giới nhiều biến động, không mấy sáng sủa nhưng chúng ta đã vượt qua những “cơn gió ngược”, tự tin đi lên. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tăng trưởng chung của kinh tế thế giới 2023 chỉ đạt khoảng 2,5% GDP. Ngân hàng Thế giới (WB) bi quan hơn khi nhận định sẽ chỉ ở mức 2,1%. EU dự báo tích cực hơn cũng cho rằng chỉ khoảng 3,2%. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng GDP năm 2023 của nước ta ước đạt trên 5%, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng so với thế giới ta vẫn cao gần gấp đôi và thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Nếu vậy quy mô nền kinh tế nước ta sẽ đạt tới 435 tỷ USD, xếp hàng thứ tư ASEAN và thuộc nhóm 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Nỗ lực của ngành TN&MT giúp giải phóng, phát huy các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội

3-1-2024

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành TN&MT sáng 31/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực, đổi mới, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và những kết quả đạt được của ngành TN&MT trong năm 2023. Đồng thời đề nghị, trong năm 2024, toàn ngành TN&MT cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, rõ ràng, minh bạch; tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn trong quy định của pháp luật, xây dựng hệ thống quy hoạch đồng bộ để giải phóng, phát huy các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội.

Điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất phải thống nhất, chính xác, sát tình hình thực tiễn

4-1-2024

Sáng 4/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về điều chỉnh phân bổ một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022. Theo Báo cáo của Bộ TN&MT, 3 loại chỉ tiêu sử dụng đất nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các địa phương là đất khu công nghiệp, đất giao thông, đất đô thị. Tính đến năm 2025, Quốc hội quyết định cả nước có 152.800 ha đất khu công nghiệp (tính cả khu công nghiệp hiện hữu). Các địa phương đề xuất tăng 49.543 ha so với chỉ tiêu được phê duyệt. Đáng chú ý, một số tỉnh có tỉ lệ thực hiện, lấp đầy khu công nghiệp rất thấp, không thuộc vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, nhưng vẫn đề xuất bổ sung tăng thêm.