TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội thảo Đề xuất giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm và lộ trình thực hiện đối với ngành nhựa trong kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn

Ngày đăng: 22 | 12 | 2023

Ngày 22/12/2023, với mục tiêu tham vấn các bên liên quan về đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ và lộ trình thực hiện đối với ngành nhựa hỗ trợ quá trình xây dựng dự thảo KHHĐQG thực hiện KTTH, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp cùng Ban Quản lý Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (VASI) thay mặt Bộ TN&MT làm Chủ Dự án và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) tổ chức Hội thảo Đề xuất giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm và lộ trình thực hiện đối với ngành nhựa trong kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn. Hội thảo do Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung chủ trì. Đến dự Hội thảo có ông Nguyễn Đăng Lộc, Đại diện Ban quản lý dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương”, đại diện cơ quan quản lý chính sách, các doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học.

IMG 2296
Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung chủ trì Hội thảo

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là cách tiếp cận đang nhận được sự đồng thuận từ cộng đồng quốc tế (bao gồm cả các tổ chức quốc tế, nhà khoa học và chính phủ của nhiều quốc gia) để nghiên cứu, thể chế hóa vào các chính sách, hành động cụ thể. Việt Nam đã ban hành các chủ trương, định hướng phát triển KTTH trong hệ thống chính sách và văn bản pháp luật. Cụ thể, Điều 142 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (Luật BVMT 2020) đưa ra quy định cụ thể của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng và ban hành tiêu chí, lộ trình và cơ chế khuyến khích thực hiện KTTH phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. pTrong số các nhiệm vụ quy định tại lộ trình KTTH, đến cuối năm 2023 Bộ TN&MT có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia (KHHĐ quốc gia) thực hiện KTTH. Nội dung KHHĐ quốc gia thực hiện KTTH yêu cầu xác định các ngành, lĩnh vực ưu tiên trong lộ trình thực hiện KTTH và áp dụng các tiêu chí, chỉ số để đánh giá việc thực hiện KTTH đối với lĩnh vực đó. Quá trình nghiên cứu về tính sẵn sáng áp dụng KTTH trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên, hiện trạng phát sinh và các thuận lợi, khó khăn của từng ngành cho thấy ngành nhựa là một trong những ngành ưu tiên cần thúc đẩy áp dụng KTTH trong thời gian tới.

IMG 2313

Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa thải ra trên đất liền mỗi năm và lượng rác thải đổ ra đại dương từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn, thực tế này khiến Việt Nam được đánh giá là một trong những nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trên thế giới (World Bank, 2021) . Cũng theo báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022, tổng lượng rác thải nhựa được thu gom năm 2021 là 2,4 triệu tấn (trong số tổng 2,9 triệu tấn lượng chất thải nhựa phát sinh), tuy nhiên, chỉ có 0,9 triệu tấn rác thải nhựa được phân loại cho tái chế và 0,71 triệu tấn rác được tái chế .

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn. Trong quá trình xây dựng dự thảo KHHĐQG thực hiện KTTH, Viện đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp về nội dung ngành, lĩnh vực, sản phẩm ưu tiên cần áp dụng KTTH, đặc biệt đối với ngành nhựa. Các hoạt động, mục tiêu, giải pháp, lộ trình áp dụng KTTH đối với ngành nhựa đòi hỏi nhiều hơn các nghiên cứu cụ thể đáp ứng căn cứ cơ sở khoa học và phù hợp với thực trạng quản lý tại Việt Nam.

IMG 2310

IMG 2320

IMG 2332
Các đại biểu trình bày tại Hội thảo
IMG 2327
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Trung tâm TVĐTDVTN&MT

NỘI DUNG KHÁC

Phối hợp xây dựng chính sách đưa Luật Tài nguyên nước đi vào cuộc sống

27-12-2023

Chiều 25/12, tại Hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xây dựng Luật Tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức, lãnh đạo hai đơn vị cùng nhau thống nhất trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa để xây dựng chính sách đưa Luật Tài nguyên nước đi vào cuộc sống cũng như các chương trình chính sách pháp luật khác. Tham dự Hội nghị, về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có đồng chí Đặng Quốc Khánh, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT; Thứ trưởng Lê Công Thành cùng lãnh đạo chủ chốt các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT.Về phía Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (KH,CN&MT) có đồng chí Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT Lê Quang Huy; các đồng chí Phó Chủ nhiệm Uỷ ban: Nguyễn Thị Lệ Thuỷ; Nguyễn Phương Tuấn; Tạ Đình Thi cùng các Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban KH,CN&MT

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng năm 2023 và Lễ trao Huy hiệu Đảng cho đảng viên

29-12-2023

Ngày 29/12/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng năm 2023, đồng thời trang trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng (Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng) cho đồng chí Lê Gia Chinh. Bí thư Chi bộ - đồng chí Mai Thanh Dung đã chủ trì Hội nghị. Đến dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Yến - Ủy viên BCH Đảng bộ Bộ TN&MT, Chánh Văn phòng Đảng- Đoàn thể Bộ TNMT cùng toàn thể đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ Viện. Thay mặt chi bộ, đồng chí Nguyễn Trung Thắng – Chi ủy viên trình bày báo cáo tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Tính đến hết tháng 12 năm 2023, Chi bộ có 78 đảng viên, trong đó có 75 đảng viên chính thức (với 01 đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng), 03 đảng viên dự bị. Đầu năm 2023, Chi bộ Viện đã tiếp nhận 32 đảng viên của Chi bộ Viện Nghiên cứu quản lý đất đai và 6 đảng viên công tác tại Tạp chí Môi trường.

Chào năm mới 2024

2-1-2024

Cánh én mùa Xuân Giáp Thìn 2024 đang bay về bầu trời văn hóa Việt Nam mang theo những tín hiệu thật tốt lành, nhiều triển vọng mới, sức sống mới, niềm tin mới!Ngày mai bắt đầu từ hôm nay. Năm 2023 vững vàng nền móng để 2024 thêm những đỉnh cao mới. Năm qua Đảng, nhân dân ta đã phấn đấu hết sức mình để có những thành công đáng tự hào. Trong bộn bề khó khăn mà hậu đại dịch Covid-19 để lại, tình hình thế giới nhiều biến động, không mấy sáng sủa nhưng chúng ta đã vượt qua những “cơn gió ngược”, tự tin đi lên. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tăng trưởng chung của kinh tế thế giới 2023 chỉ đạt khoảng 2,5% GDP. Ngân hàng Thế giới (WB) bi quan hơn khi nhận định sẽ chỉ ở mức 2,1%. EU dự báo tích cực hơn cũng cho rằng chỉ khoảng 3,2%. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng GDP năm 2023 của nước ta ước đạt trên 5%, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng so với thế giới ta vẫn cao gần gấp đôi và thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Nếu vậy quy mô nền kinh tế nước ta sẽ đạt tới 435 tỷ USD, xếp hàng thứ tư ASEAN và thuộc nhóm 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Nỗ lực của ngành TN&MT giúp giải phóng, phát huy các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội

3-1-2024

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành TN&MT sáng 31/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực, đổi mới, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và những kết quả đạt được của ngành TN&MT trong năm 2023. Đồng thời đề nghị, trong năm 2024, toàn ngành TN&MT cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, rõ ràng, minh bạch; tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn trong quy định của pháp luật, xây dựng hệ thống quy hoạch đồng bộ để giải phóng, phát huy các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội.

Điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất phải thống nhất, chính xác, sát tình hình thực tiễn

4-1-2024

Sáng 4/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về điều chỉnh phân bổ một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022. Theo Báo cáo của Bộ TN&MT, 3 loại chỉ tiêu sử dụng đất nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các địa phương là đất khu công nghiệp, đất giao thông, đất đô thị. Tính đến năm 2025, Quốc hội quyết định cả nước có 152.800 ha đất khu công nghiệp (tính cả khu công nghiệp hiện hữu). Các địa phương đề xuất tăng 49.543 ha so với chỉ tiêu được phê duyệt. Đáng chú ý, một số tỉnh có tỉ lệ thực hiện, lấp đầy khu công nghiệp rất thấp, không thuộc vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, nhưng vẫn đề xuất bổ sung tăng thêm.

Quản lý tài nguyên nước: “Gieo hạt giống đổi mới”

8-1-2024

Năm 2023, khi tổ chức Tuần lễ nước thế giới tại Stockholm, Thụy Điển, Đại hội đồng Liên hợp quốc nhấn mạnh đến yếu tố thay đổi tư duy, tìm kiếm sáng tạo trong quản trị tài nguyên nước. Trong bối cảnh khan hiếm nước gia tăng, ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu, việc hoàn thiện chính sách pháp luật chính là “gieo những hạt giống đổi mới”, xâp đắp nền móng cho một hệ thống quản trị tài nguyên nước bền vững. Luật Tài nguyên nước chính thức được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 27/11/2023 được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi trong quản lý tài nguyên nước giai đoạn tới - giai đoạn mà chúng ta sẽ phải đối mặt với khủng hoảng nước vô cùng khốc liệt, giai đoạn mà nền tảng công nghệ sẽ hỗ trợ đắc lực cho con người trong quản trị tài nguyên… Những hạt giống đổi mới về quản trị tài nguyên nước đang được gieo trồng từ đây…

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tiếp Đoàn công tác Sở Sinh thái và Môi trường Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc

9-1-2024

Ngày 8/1/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã có buổi tiếp Đoàn công tác Sở Sinh thái và Môi trường Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Viện trưởng , PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cùng một số cán bộ thuộc Viện chủ trì buổi tiếp. Về phía Đoàn công tác Trung Quốc có ông CHEN Liang - Tổng Giám đốc, Sở Sinh thái và Môi trường Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây; HUANG Jian - Giám đốc Phòng Công nghệ và Tài chính, Sở Sinh thái và Môi trường Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây; CHEN Hexiao - Giám đốc Văn phòng Hợp tác và Trao đổi Quốc tế về Bảo vệ môi trường Quảng Tây; HE Qinghui - Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Công nghiệp Tái chế Quảng Tây… và một số đại diện cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Quảng Tây.

Thị trường tín chỉ carbon cần "đi trước" để bảo đảm lợi ích quốc gia, doanh nghiệp

9-1-2024

Sáng 8/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chí carbon tại Việt Nam. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc hình thành thị trường tín chỉ carbon là thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (Net Zero) trên thực tế, bằng công cụ kinh tế để quản lý phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp. Mục tiêu là tạo ra thị trường tín chỉ carbon công khai, minh bạch, trên cơ sở xác định tổng lượng phát thải, phân bổ hạn ngạch phát thải cho các địa phương, lĩnh vực, thậm chí đến từng chủ thể phát thải; sử dụng các công cụ kinh tế để thay đổi nhận thức, hành vi trong phát thải khí nhà kính. Theo Phó Thủ tướng, thị trường tín chỉ carbon chỉ có hiệu quả, lợi ích thực sự nếu được áp dụng đồng bộ, rộng khắp và công bằng trên quy mô toàn cầu, nhưng đến nay mới chỉ có một số quốc gia, khu vực bắt đầu áp dụng những công cụ kinh tế để quản lý lượng phát thải khí carbon đối với một số sản phẩm hàng hóa.

Phối hợp, đoàn kết để quản lý tài nguyên nước một cách toàn diện

10-1-2024

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của 04 đơn vị trong lĩnh vực tài nguyên nước, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị cần có sự đoàn kết, phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài Bộ để đưa công tác quản lý trong lĩnh vực tài nguyên nước ngày càng được chặt chẽ, toàn diện hơn nữa. Chiều ngày 9/1, tại Hà Nội, Cục Quản lý tài nguyên nước phối hợp với Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia, Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và Viện Khoa học tài nguyên nước tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 của lĩnh vực tài nguyên nước. Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đã dự và chỉ đạo tại Hội nghị. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT cùng toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động của 4 đơn vị quản lý tài nguyên nước của Bộ TN&MT.

Việt Nam sẵn sàng chuyển đổi năng lượng công bằng

11-1-2024

Giai đoạn 2024 - 2028, các đối tác quốc tế sẽ hỗ trợ nguồn lực giúp Việt Nam triển khai các dự án cụ thể, nhằm hiện thực hóa Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Điểm đặc biệt, khoản tài chính 15,5 tỷ đô la theo JETP sẽ được phân bổ cho các dự án chưa huy động được vốn, chưa được phê duyệt hoặc đang trong giai đoạn đề xuất ý tưởng. Tại Hội nghị COP28 diễn ra vào đầu tháng 12/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố JETP giữa Việt Nam và Nhóm các Đối tác quốc tế (IPG). Sự kiện đánh dấu tròn 1 năm Việt Nam và Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) thông qua Tuyên bố JETP vào tháng 12/2022.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức nghiệm thu các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2023

12-1-2024

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng giúp Bộ trưởng nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược, chính sách về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện nghiên cứu khoa học, cung cấp các dịch vụ công, tư vấn, đào tạo về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật. Trong những năm qua, Viện đã thực hiện tốt vai trò là đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ để xây dựng, tham mưu cho Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản trong lĩnh vực này. Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường thực hiện hằng năm, nhằm bảo đảm cho hoạt động của tổ chức, duy trì và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực và hiệu quả phục vụ ngành TT&MT trong việc xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường làm việc với Đại sứ quán Thụy Điển về lĩnh vực tái chế

12-1-2024

Ngày 12/1/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã có buổi tiếp Đại diện của Thương vụ Thụy Điển tại Việt Nam. TS Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng cùng một số cán bộ thuộc Viện chủ trì buổi tiếp. Về phía Thương vụ Thụy Điển tại Việt Nam có ông David Lidén - Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đồng thời là Trưởng Đại diện của Thương vụ Thụy Điển tại Việt Nam và bà Đặng Thảo Nguyên, Cán bộ Thương mại, Thương vụ Thụy Điển. Hiện nay, các công ty Thụy Điển rất quan tâm đến chủ đề phát triển bền vững nói chung và nền kinh tế tuần hoàn nói riêng. Mục đích của buổi làm việc là trao đổi thông tin về quy định về Bảo vệ môi trường của Việt Nam trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài; Yêu cầu về bảo vệ môi trường và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Bên cạnh đó, hai bên trao đổi thêm về những chiến lược, chính sách và ưu đãi của Việt Nam cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi kinh tế tuần hoàn nói chung, và các doanh nghiệp xử lý và tái chế chất thải (cụ thể là chất thải may mặc và nhựa) nói riêng; các chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành này.