TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hà Giang: Chương trình 134 giúp nhiều hộ đồng bào các dân tộc thiểu số giảm bớt khó khăn

Ngày đăng: 28 | 11 | 2006

Sau 2 năm (2005 - 2006) thực hiện Quyết định số 134 của Thủ tướng Chính phủ, những hộ đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn ở tỉnh Hà Giang đã được Nhà nước đầu tư 62 tỷ đồng để hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt.

Theo tiêu chí cũ toàn tỉnh Hà Giang có 16.155 hộ đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn họ thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt và được thụ hưởng theo Chương trình 134. Chương trình 134 đầu tư 62 tỷ đồng để hỗ trợ đất sản xuất cho 10.692 hộ, hỗ trợ nhà ở cho 12.391 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 10.288 hộ. Đặc biệt, trong số 16.155 hộ nghèo, đời sống khó khăn cần hỗ trợ thì nhiều hộ trong số này được thụ hưởng cả 3 mục tiêu (đất sản xuất; đất ở, nhà ở; nước sinh hoạt).

Đầu năm 2005, Chương trình 134 thực hiện tại Hà Giang đã được đầu tư 27 tỷ đồng và tỉnh Hà Giang đã sớm tổ chức triển khai thực hiện chương trình đến cơ sở xã, các hộ dân được thụ hưởng chương trình. Trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả của Chương trình 135 tại Hà Giang, Chương trình 134 được tỉnh tổ chức, chỉ đạo thực hiện với phương thức: Nhà nước hỗ trợ, nhân dân đóng góp, cộng đồng giúp đỡ. Năm đầu thực hiện chương trình (2005), 27 tỷ đồng đã được triển khai thực hiện đạt 100% mục tiêu đề ra. 35 tỷ đồng là nguồn vốn Nhà nước đầu tư cho năm thứ 2 thực hiện chương trình.

Qua gần 2 năm triển khai thực hiện chương trình 134 tại Hà Giang, các mục tiêu đã đạt được là đã hỗ trợ cho 7.762 hộ đồng bào nghèo, đời sống khó khăn có đất ở, nhà ở; 3.214 hộ có bể nước sinh hoạt cho gia đình và thực hiện khai hoang, xây dựng nương xếp đá ở 4 huyện vùng cao núi đá, chuyển nương dốc thành ruộng cây lúa nước được 2.020 ha... cơ bản đã giảm bớt được khó khăn cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Theo quy định về chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 của Thủ tướng Chính phủ đến thời điểm này tỉnh Hà Giang còn 51% hộ nghèo và tập trung ở đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng cao, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn thuộc 142/195 xã của tỉnh. Trước thực tế này, Chính phủ đã cho Hà Giang tiếp tục thực hiện Chương trình 134 đến năm 2008./.

(Nguồn tin: TTXVN)

NỘI DUNG KHÁC

Nhiều cơ chế mới về lao động

28-11-2006

Trở lại sau thời gian tổ chức Hội nghị APEC, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI bắt đầu chương trình biểu quyết, thông qua luật theo kế hoạch. Trong ngày 21/11, 3 đạo luật tạo cơ chế mới về vấn đề lao động là Luật Dạy nghề, Luật Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động đã lần lượt được thông qua với đa số phiếu tán thành.

Mỹ cắt giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế

28-11-2006

Chính phủ Mỹ hôm qua (21/11) đã thông báo cắt giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay và hai năm tới do thị trường nhà đất vẫn tiếp tục sụt giảm.

Phải trưng cầu ý kiến nhân dân khi quy hoạch đô thị và nông thôn

28-11-2006

Đó là quy định trong Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22.11 do Chính phủ ban hành.

Nếu có nền kinh tế thị trường hoàn hảo, sẽ chặn được tăng giá cuối năm

28-11-2006

Nếu thỏa thuận về tăng giá giữa Tập đoàn Than và Khoáng sản với ngành điện, xi-măng, giấy, phân bón được Chính phủ chấp nhận thì từ 1-1-2007, xi-măng, điện, than sẽ có bảng giá mới và nhiều khả năng hàng loạt các mặt hàng, dịch vụ sẽ tăng giá theo. Dưới đây là nhận định của ông Nguyễn Khánh Long, Viện trưởng Viện Nghiên cứu KH thị trường giá cả chung quanh vấn đề này.

Nông nghiệp hậu WTO: Xuất hiện tư duy mới?

28-11-2006

Hiện tượng "nông dân không ruộng" đã manh nha trong vài năm trở lại đây và càng biểu hiện rõ rệt khi Việt Nam vừa vào WTO. Sự kiện trên khiến không ít người phân vân quan ngại giữa hai luồng tư duy ’’người cày có ruộng’’ và tích tụ ruộng đất, phân công lao động để sản xuất nông sản hàng hoá- một thế mạnh của Việt Nam trong sân chơi WTO.

Quảng Ngãi: Huyện miền núi Ba Tơ đầu tư hơn 350 tỷ đồng phát triển giao thông nông thôn

28-11-2006

Trong giai đoạn 2006-2010, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) sẽ đầu tư số tiền hơn 350,4 tỷ đồng để thực hiện đề án phát triển giao thông nông thôn - miền núi.

"Công ty làm ruộng", tại sao không?

28-11-2006

"Từ lâu, vợ chồng tôi đã có một ước mơ là thành lập một công ty TNHH chuyên về nghề làm ruộng", ông Phạm Văn Yết, 52 tuổi, ở phường Vạn Phúc, thị xã Hà Đông (Hà Tây) - người có hơn 30 mẫu ruộng thổ lộ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Hợp tác xã “bơi” trong hội nhập

28-11-2006

Giải thưởng “500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương” năm 2006 vừa được công bố, Việt Nam có một giải vàng duy nhất, nhưng đó không phải là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà là của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op). Đây là lần thứ ba liên tiếp Saigon Co.op vinh dự được nhận giải này.

Hướng đi mới cho lao động nông thôn: Đào tạo phải gắn với việc làm (Kỳ II)

28-11-2006

Kỳ II: Vừa có nghề, vừa có việc làm "Mời những nghệ nhân, những người giỏi nghề ở địa phương trực tiếp đào tạo nghề, đồng thời hỗ trợ thêm vốn để những nghệ nhân này mở rộng sản xuất để thu hút lao động". Đây là con đường ngắn nhất mà Hội ND đã làm nhằm giúp ND vừa có nghề mới, vừa có thu nhập ngay.

Hướng đi mới cho lao động nông thôn: đào tạo phải gắn với việc làm

28-11-2006

Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, hiện 80% lao động nông thôn chưa được đào tạo nghề. Theo dự kiến, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi giai đoạn 2006-2010 trong cả nước sẽ là 331.430ha, cũng đồng nghĩa sẽ có 2,5 triệu ND mất việc.

Nhà nông và doanh nghiệp: chuyện về những mối lương duyên thất bại

28-11-2006

Nguyên nhân trực tiếp là việc chia sẻ lợi ích giữa nhà nông và doanh nghiệp không công bằng, làm nảy sinh mâu thuẫn và xung đột. Những đổ vỡ trong quan hệ hợp đồng kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp còn liên quan đến năng lực thực hiện hợp đồng và sự hiểu biết lẫn nhau của đôi bên. Đổ vỡ- do đâu?

"Chơi ngông" thành tỷ phú

28-11-2006

Ở miền Đông Nam bộ có một trang trại rộng chừng 17ha, trong đó một phần chỉ dành riêng để nuôi các động vật bò sát, lưỡng thể.