TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nhiều cơ chế mới về lao động

Ngày đăng: 28 | 11 | 2006

Trở lại sau thời gian tổ chức Hội nghị APEC, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI bắt đầu chương trình biểu quyết, thông qua luật theo kế hoạch. Trong ngày 21/11, 3 đạo luật tạo cơ chế mới về vấn đề lao động là Luật Dạy nghề, Luật Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động đã lần lượt được thông qua với đa số phiếu tán thành.

Với 81,3% số phiếu tán thành, Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Sau thời gian thảo luận, các nhà làm luật đã quyết định không mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với cả lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam.

Những vấn đề được doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như người lao động quan tâm cũng được thống nhất: doanh nghiệp dịch vụ được giao nhiệm vụ cho không quá ba chi nhánh ở ba tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm dịch vụ xuất khẩu lao động, Luật không định lượng tiền môi giới, đối với một số thị trường hoặc một số hợp đồng cung ứng lao động cụ thể, nếu tiền môi giới cao mà thu nhập của người lao động ở nước ngoài thấp thì Nhà nước sẽ chỉ đạo để doanh nghiệp phải chịu một phần tiền môi giới nhằm giảm bớt đóng góp cho người lao động.

Chính phủ sẽ quy định cụ thể những thị trường nào, người lao động phải nộp tiền ký quỹ, thị trường nào không phải nộp tiền ký quỹ.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động được 78,8% số phiếu thông qua. Nội dung cơ bản tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động đã được quy định trong chương XIV của Bộ luật Lao động.

Các vấn đề về phân định rõ các loại tranh chấp lao động, lấy ý kiến đình công, quyết định đình công, thẩm quyền giải quyết đình công, những hành vi bị cấm, xác định các cuộc đình công bất hợp pháp... cũng đã được thống nhất với sự tán thành cao từ các đại biểu. Luật sửa đổi cũng có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007.

Tiếp theo, Luật Dạy nghề cũng được thông qua với 77,64% số phiếu tán thành. Tuy nhiên, trước đó các đại biểu cũng phải tiến hành bỏ phiếu một số điều vẫn còn ý kiến khác nhau.

Vấn đề liên thông trong đào tạo đã mở rộng giữa trình độ trung cấp nghề với trình độ cao đẳng và đại học cùng ngành nghề, các quy định về dạy nghề trình độ trung cấp có nội dung học văn hóa nhằm bảo đảm cho những người tốt nghiệp trung học cơ sở khi học trung cấp nghề vừa học nghề vừa học văn hóa để khi tốt nghiệp đạt trình độ văn hoá tương đương trung học phổ thông.

(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam)

NỘI DUNG KHÁC

Mỹ cắt giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế

28-11-2006

Chính phủ Mỹ hôm qua (21/11) đã thông báo cắt giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay và hai năm tới do thị trường nhà đất vẫn tiếp tục sụt giảm.

Phải trưng cầu ý kiến nhân dân khi quy hoạch đô thị và nông thôn

28-11-2006

Đó là quy định trong Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22.11 do Chính phủ ban hành.

Nếu có nền kinh tế thị trường hoàn hảo, sẽ chặn được tăng giá cuối năm

28-11-2006

Nếu thỏa thuận về tăng giá giữa Tập đoàn Than và Khoáng sản với ngành điện, xi-măng, giấy, phân bón được Chính phủ chấp nhận thì từ 1-1-2007, xi-măng, điện, than sẽ có bảng giá mới và nhiều khả năng hàng loạt các mặt hàng, dịch vụ sẽ tăng giá theo. Dưới đây là nhận định của ông Nguyễn Khánh Long, Viện trưởng Viện Nghiên cứu KH thị trường giá cả chung quanh vấn đề này.

Nông nghiệp hậu WTO: Xuất hiện tư duy mới?

28-11-2006

Hiện tượng "nông dân không ruộng" đã manh nha trong vài năm trở lại đây và càng biểu hiện rõ rệt khi Việt Nam vừa vào WTO. Sự kiện trên khiến không ít người phân vân quan ngại giữa hai luồng tư duy ’’người cày có ruộng’’ và tích tụ ruộng đất, phân công lao động để sản xuất nông sản hàng hoá- một thế mạnh của Việt Nam trong sân chơi WTO.

Quảng Ngãi: Huyện miền núi Ba Tơ đầu tư hơn 350 tỷ đồng phát triển giao thông nông thôn

28-11-2006

Trong giai đoạn 2006-2010, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) sẽ đầu tư số tiền hơn 350,4 tỷ đồng để thực hiện đề án phát triển giao thông nông thôn - miền núi.

"Công ty làm ruộng", tại sao không?

28-11-2006

"Từ lâu, vợ chồng tôi đã có một ước mơ là thành lập một công ty TNHH chuyên về nghề làm ruộng", ông Phạm Văn Yết, 52 tuổi, ở phường Vạn Phúc, thị xã Hà Đông (Hà Tây) - người có hơn 30 mẫu ruộng thổ lộ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Hợp tác xã “bơi” trong hội nhập

28-11-2006

Giải thưởng “500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương” năm 2006 vừa được công bố, Việt Nam có một giải vàng duy nhất, nhưng đó không phải là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà là của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op). Đây là lần thứ ba liên tiếp Saigon Co.op vinh dự được nhận giải này.

Hướng đi mới cho lao động nông thôn: Đào tạo phải gắn với việc làm (Kỳ II)

28-11-2006

Kỳ II: Vừa có nghề, vừa có việc làm "Mời những nghệ nhân, những người giỏi nghề ở địa phương trực tiếp đào tạo nghề, đồng thời hỗ trợ thêm vốn để những nghệ nhân này mở rộng sản xuất để thu hút lao động". Đây là con đường ngắn nhất mà Hội ND đã làm nhằm giúp ND vừa có nghề mới, vừa có thu nhập ngay.

Hướng đi mới cho lao động nông thôn: đào tạo phải gắn với việc làm

28-11-2006

Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, hiện 80% lao động nông thôn chưa được đào tạo nghề. Theo dự kiến, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi giai đoạn 2006-2010 trong cả nước sẽ là 331.430ha, cũng đồng nghĩa sẽ có 2,5 triệu ND mất việc.

Nhà nông và doanh nghiệp: chuyện về những mối lương duyên thất bại

28-11-2006

Nguyên nhân trực tiếp là việc chia sẻ lợi ích giữa nhà nông và doanh nghiệp không công bằng, làm nảy sinh mâu thuẫn và xung đột. Những đổ vỡ trong quan hệ hợp đồng kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp còn liên quan đến năng lực thực hiện hợp đồng và sự hiểu biết lẫn nhau của đôi bên. Đổ vỡ- do đâu?

"Chơi ngông" thành tỷ phú

28-11-2006

Ở miền Đông Nam bộ có một trang trại rộng chừng 17ha, trong đó một phần chỉ dành riêng để nuôi các động vật bò sát, lưỡng thể.

Báo động tình hình an toàn vệ sinh lao động ở nông thôn

28-11-2006

Rõ ràng tình trạng mất vệ sinh an toàn lao động ở nông thôn hiện nay đang trở thành một thực tế báo động. Làm thế nào để có thể kiểm soát được tình hình? Thiết nghĩ, đây là câu hỏi không chỉ của giới khoa học, các nhà quản lý, mà còn là câu hỏi cấp thiết đối với mỗi người dân hiện nay…