ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Kinh tế tuần hoàn - xu thế khởi nghiệp và kinh doanh bền vững

9-8-2024

Kinh tế tuần hoàn được đánh giá là sẽ tạo tác động xã hội và mang lại các lợi ích kinh tế, kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp. Theo đó, khái niệm “Kinh tế tuần hoàn” được hiểu là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.

Bảo vệ cỏ biển thông qua chi trả cho dịch vụ hệ sinh thái

9-8-2024

Bảo tồn thảm cỏ biển là rất quan trọng để duy trì hệ sinh thái ven biển lành mạnh, bao gồm cả việc duy trì nghề cá hiệu quả. Là môi trường sống “Các-bon xanh”, đây là nơi lưu trữ các-bon quan trọng và việc duy trì các thảm cỏ biển khỏe mạnh sẽ góp phần tăng cường cô lập các-bon và ngăn chặn khả năng thải các-bon đi-ô-xít vào khí quyển. 

Tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam

7-8-2024

Là một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh chóng trong khu vực, cũng là một trong 47 quốc gia tuân thủ tuyên bố về tăng trưởng xanh của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2009, Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong diễn đàn về tăng trưởng xanh toàn cầu. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế xanh, mới đây nhất phải kể đến Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh, một công cụ quan trọng nhằm hướng đến chiến lược phát triển bền vững. Việt Nam cũng đã đạt được một số những thành tựu đáng kể về tăng trưởng xanh, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn cần phải giải quyết. Bài viết này tìm hiểu khái niệm về “tăng trưởng xanh”, Bộ chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh, các thành tựu đã đạt được cũng như khó khăn phải đối mặt, từ đó đưa ra khuyến nghị đóng góp vào quá trình tăng trưởng xanh hướng đến kinh tế xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam.

Kiến trúc tham chiếu chuyên ngành đa dạng sinh học trong hệ thống thông tin lĩnh vực môi trường

6-8-2024

Theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường (BVMT), hệ thống thông tin (HTTT), cơ sở dữ liệu (CSDL) môi trường được xây dựng và vận hành theo phân cấp quản lý từ quốc gia, bộ ngành và cấp tỉnh, bảo đảm tính thống nhất và có khả năng kết nối, chia sẻ, liên thông giữa các hệ thống, tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0, hướng tới Chính phủ số. Chính vì vậy, để triển khai xây dựng HTTT, CSDL môi trường các cấp đáp ứng các quy định hiện hành, nghiên cứu đề xuất áp dụng Kiến trúc tham chiếu nhằm cung cấp một mô hình để phát triển các tiêu chuẩn hệ thống, thông tin dịch vụ và công nghệ phù hợp với toàn ngành môi trường từ Trung ương đến địa phương.

Tác động của trí tuệ nhân tạo tới ngành Quản lý bất động sản

5-8-2024

Trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội như tài chính - ngân hàng, y tế, nông nghiệp... trong đó có quản lý bất động sản. Ngành Bất động sản đang có sự phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, tuy nhiên tính hiệu quả và năng lực cạnh tranh còn nhiều bất cập. Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích vai trò, cơ hội và lợi ích của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý bất động sản. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích thực trạng và đề xuất kiến nghị giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý bất động sản tại Việt Nam.

Chính sách thuế bất động sản ở Việt Nam: nhận diện bất cập và đề xuất một số giải pháp

2-8-2024

 Trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, thuế bất động sản có vai trò quan trọng đối với nguồn thu tài chính của Nhà nước, đồng thời là công cụ góp phần điều tiết thị trường bất động sản. Tuy nhiên, chính sách thuế bất động sản còn có những hạn chế, bất cập. Bằng các phương pháp xử lý, phân tích số liệu, điều tra xã hội học và lấy ý kiến chuyên gia, nghiên cứu đã phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chính sách về thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam, từ đó nhận diện được những tồn tại, hạn chế và đưa ra một số đề xuất về chính sách pháp luật, công nghệ thông tin và kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách thuế bất động sản.

Kinh tế xanh và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam

1-8-2024

Trong bối cảnh nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, những vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu liên tiếp gia tăng và ngày càng trở nên trầm trọng trên toàn cầu, để đạt mục tiêu phát triển bền vững, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã và đang nỗ lực trong việc thúc đẩy thực hiện chiến lược chuyển đổi xanh, phát triển xanh, xây dựng nền kinh tế xanh - một hệ thống kinh tế mà trong đó ưu tiên sự bền vững và bảo vệ môi trường, đồng thời thúc đẩy phúc lợi kinh tế và xã hội. Bài viết tập trung làm rõ khái niệm kinh tế xanh và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam.

Ao, hồ, đầm Việt Nam nhìn dưới góc nhìn Luật Tài nguyên nước

31-7-2024

  Luật Tài nguyên nước được Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khoá XV thông qua ngày ngày 27 tháng 11 năm 2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Theo Luật này, có nhiều các dạng tích tụ nước tự nhiên như: sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, không kể đến lượng nước biển mênh mông, bao la không thuộc đối tượng chi phối bởi Luật này.

Vỏ nhựa (plasticrust) và thách thức của ô nhiễm nhựa: Nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp phòng ngừa hướng đến bảo vệ môi trường

30-7-2024

 Plasticrust không chỉ là một hiện tượng làm giảm giá trị cảnh quan, mà còn là một mối đe dọa đáng kể cho hệ sinh thái biển, khi những lớp nhựa này có thể trở thành một phần của chuỗi thức ăn và tạo ra hậu quả khó lường. Do đó, nhu cầu bức thiết cập nhật thông tin để biết thêm chi tiết về plasticrust. Bài viết làm sáng tỏ về thực trạng diễn biến, nguyên nhân, hậu quả, các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của ô nhiễm nhựa và plasticrust - hướng đến BVMT.

Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

29-7-2024

Thế kỷ XXI được xem là “Thế kỷ của đại dương”. Kinh tế biển trở thành động lực phát triển đất nước, đóng góp khoảng 3 nghìn tỉ USD mỗi năm, tức 5% GDP của thế giới, bao gồm các ngành chính là dầu khí, vận tải biển, cảng, năng lượng tái tạo, thủy sản, hệ sinh thái biển và du lịch biển. Thời gian qua, Nhà nước, các doanh nghiệp, cộng đồng, các bên liên quan đều nỗ lực trong công tác bảo tồn tài nguyên, môi trường biển nhằm phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

Chính sách hiện hành và một số đề xuất nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý trong thực hiện nền Kinh tế xanh tại Việt Nam

25-7-2024

Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, kéo theo đó là các tác động tiêu cực lên môi trường, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã và đang coi phát triển Kinh tế xanh (KTX) là bước đi tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế, vừa hướng đến phát triển bền vững (PTBV), BVMT và tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH, trong đó có Việt Nam. Những năm gần đây, Ðảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản hướng dẫn triển khai xây dựng nền KTX đảm bảo xuyên suốt, hiệu quả, tuy nhiên, trên thực tế, xu hướng phát triển KTX ở nước ta chỉ đang ở vạch xuất phát điểm, còn thiếu đồng bộ và gặp phải rào cản về nguồn vốn, nhân lực, khoa học và công nghệ... Bài viết khái quát các quy định hiện hành, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy nền KTX ở Việt Nam trong thời gian tới.

Thực trạng thoái hóa đất và giải pháp phòng chống sa mạc hóa, cải thiện chất lượng đất, thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

24-7-2024

 Ngày Môi trường thế giới (5/6/2024) và Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán (17/6/2024) đều có chủ đề liên quan tới một vấn đề toàn cầu, có ảnh hưởng đến an ninh sinh thái của hành tinh, xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế - xã hội và phát triển bền vững, đó là “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” và “Chung tay quản lý và sử dụng đất bền vững, di sản của chúng ta - tương lại của chúng ta”. Điều này cho thấy sự quan tâm của nhân loại tới thách thức môi trường được cảnh báo là lớn nhất trong mọi thời đại, tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội, sinh kế, môi trường.