ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Thực trạng thoái hóa đất và giải pháp phòng chống sa mạc hóa, cải thiện chất lượng đất, thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Ngày đăng: 24 | 07 | 2024

 Ngày Môi trường thế giới (5/6/2024) và Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán (17/6/2024) đều có chủ đề liên quan tới một vấn đề toàn cầu, có ảnh hưởng đến an ninh sinh thái của hành tinh, xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế - xã hội và phát triển bền vững, đó là “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” và “Chung tay quản lý và sử dụng đất bền vững, di sản của chúng ta - tương lại của chúng ta”. Điều này cho thấy sự quan tâm của nhân loại tới thách thức môi trường được cảnh báo là lớn nhất trong mọi thời đại, tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội, sinh kế, môi trường.

1. Mở đầu

    Đất Việt Nam đang có nguy cơ suy giảm cả số lượng và chất lượng do chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích khác do công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng nông thôn mới và thoái hóa đất. Nhiều vùng đất màu mỡ đang bị suy giảm chất lượng do rủa rồi, suy giảm độ phì nhiêu đất, khô hạn, hoang mạc hóa, kết von, đá ong, mặn hóa, phèn hóa. Quá trình và sự thoái hóa xảy ra ở hầu hết các vùng địa lý tự nhiên, kinh tế trong cả nước, cả đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp. Diện tích thoái hóa từ mức trung bình tới cao chiếm tới 15,07% tổng diện tích tự nhiên và tập trung ở vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Tăng cường chất hữu cơ, kiểm soát thay đổi sử dụng đất và quản lý, sử dụng đất, nước bền vững là chiến lược chống sa mạc hóa tại Việt Nam.

    Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã xây dựng chương trình hành động quốc gia về sa mạc hóa. Ngày 2/9/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg về Ban hành Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hoá giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 nhằm thực hiện Công ước chống sa mạc hoá của Liên hợp quốc và cụ thể hoá định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.

    Theo Công ước, sa mạc hóa là sự suy thoái đất tại các vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn do các nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người gây ra. Suy thoái đất là quá trình giảm hoặc mất đi năng suất sinh học và khả năng đem lại lợi ích kinh tế của đất. Vùng khô hạn, bán khô hạn và vùng ẩm nửa khô hạn là vùng có tỷ lệ bốc hơi nước khoảng từ 0,05 đến 0,60. Ở Việt Nam, chống sa mạc hóa có nghĩa là ngăn chặn nguy cơ thoái hóa đất, hạn chế quá trình thoái hóa đất ở vùng bán khô hạn, khô hạn và vùng ẩm nửa khô hạn; phục hồi và cải tạo đất đang bị suy thoái, hoang hóa bằng việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đi đôi với đẩy mạnh xã hội hóa để từng hộ dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên đất đai, rừng, chống nhiễm mặt, nhiễm phèn, chống cát di động, phát triển thủy lợi để cải thiện sinh kế cho người dân địa bàn bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa [3]. Ban đầu Công ước chỉ quan tâm tới các vùng khô hạn nhưng sau đó đã mở rộng hoạt động sang việc phòng chống suy thoái, thoái hoá đất.

    Theo Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg, quan điểm chỉ đạo chống sa mạc hóa bao gồm: (1) Chống sa mạc hóa là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, góp phần quản lý bền vững các nguồn tài nguyên, nguồn nước và đất đai, nâng cao từng bước thu nhập của người dân, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết vững chắc nhiệm vụ định canh định cư. (2) Chống sa mạc hóa phải được tiến hành một cách khoa học, hiệu quả, trên cơ sở hệ thống chính sách, pháp luật thống nhất, đồng bộ của Nhà nước, có tính kế thừa và được sự chỉ đạo tập trung và đồng bộ của Chính phủ; được cụ thể hóa bằng các dự án do các Bộ, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân địa phương bị sa mạc hóa thực hiện và huy động được sự quan tâm và góp sức của toàn xã hội. (3) Mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế nhưng có lựa chọn trọng điểm nhằm tập trung đầu tư và thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, tăng cường đội ngũ cán bộ và tiếp thu công nghệ hiện đại, kế thừa kinh nghiệm truyền thống phù hợp, góp phần thực hiện tốt Chương trình hành động Quốc gia chống sa mạc hóa và các cam kết đa phương về môi trường (MEAs). (4) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, gắn Chương trình hành động quốc gia về bảo vệ môi trường cũng như các chiến lược, các chương trình quốc gia khác với việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs).

2. Hiện trạng thoái hóa đất nông nghiệp tại Việt Nam

2.1. Hiện trạng đất nông nghiệp năm 2022

    Hiện trạng đất nông nghiệp năm 2022 được thể hiện qua Bảng 1.

Bảng 1: Hiện trạng đất nông nghiệp toàn quốc năm 2022

19 7 24 1

Nguồn: Bộ TN&MT, 2022

    Qua Bảng 1 cho thấy, đất lâm nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp là 2 loại đất chiếm chủ yếu trong đất nông nghiệp, trong đó đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đặc dụng và sản xuất chiếm 35,6% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng lúa và đất trồng cây lâu năm là chính với diện tích tương ứng là 3.930.351 ha, chiếm 14,04% và 4.919.721 ha, chiếm 17,57% tổng diện tích đất nông nghiệp; đây là những loại đất quyết định tới an ninh lương thực và đời sống của người dân nông thôn cả ở đồng bằng và trung du, miền núi. Trong khi nguy cơ sa mạc hóa xuất hiện ngay cả ở những vùng đất được cho là màu mỡ trước đây, nhưng do quá trình canh tác không bền vững dẫn đến suy thoái đất. 

2.2. Tình trạng thoái hóa đất nông nghiệp

2.2.1. Diện tích thoái hóa  

    Theo Tổng cục Quản lý đất đai (2020), đất nông nghiệp Việt Nam được đánh giá ở mức độ thoái hóa nhẹ tới trung bình là chủ yếu, diện tích thoái hóa nặng chỉ chiếm có 4,14 tổng diện tích điều tra và chiếm 3,64% tổng diện tích tự nhiên; khu vực thoái hóa nặng chủ yếu trên địa bàn các vùng: Trung du và miền núi phía Bắc (619 nghìn ha), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (455 nghìn ha). Diện tích đất bị thoái hóa trung bình phân bố chủ yếu trên địa bàn các vùng: Trung du và Miền núi phía Bắc (1.839 nghìn ha), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (889 nghìn ha).

Bảng 2. Hiện trạng thoái hóa đất nông nghiệp năm 2020

19 7 24 2

Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai, 2020

    Đất bị thoái hóa nặng chủ yếu xảy ra trên: đất chưa sử dụng với 800 nghìn ha (chiếm 2,42% DTTN), đất lâm nghiệp với 293 nghìn ha (chiếm 0,88% DTTN) và đất sản xuất nông nghiệp với 114 nghìn ha (chiếm 0,34% DTTN). Đất bị thoái hóa trung bình chủ yếu xảy ra trên: đất sản xuất nông nghiệp với 1.655 nghìn ha (chiếm 5,00% DTTN), đất lâm nghiệp với 1.367 nghìn ha (chiếm 4,13% DTTN) và đất chưa sử dụng với 753 nghìn ha (chiếm 2,27% DTTN).

            Bảng 3. Hiện trạng thoái hóa theo loại hình sử dụng đất

19 7 24 3

Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai, 2020

    Diện tích đất lâm nghiệp bị thoái hóa nặng xảy ra trên các vùng đồi núi chủ yếu bị xói mòn, rửa trôi và suy giảm độ phì có sự che phủ không cao, đây là các khu vực rừng bị suy giảm tương đối nghiêm trọng.

    Thoái hóa đất nuôi trồng thủy sản chủ yếu do sự xâm nhập mặn ở các vùng chuyên canh ven biển và một số khu vực do tự phát chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản lợ, mặn.

2.2.2. Các quá trình thoái hóa đất

    Quá trình thoái hóa đất trên địa bàn cả nước không đồng nhất mà theo đặc trưng của từng vùng, chủ yếu gồm 5 quá trình thoái hóa đất. Trong đó, thoái hóa do quá trình khô hạn, hoang mạc hóa và quá trình suy giảm độ phì nhiều đất là chủ yếu.

 Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai, 2020

Bảng 4: Các quá trình thoái hóa đất

19 7 24 4

Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai, 2020

3. Nguyên nhân và giải pháp chống sa mạc hóa tại Việt Nam

3.1. Nguyên nhân chính ảnh hưởng tới thoái hóa đất

    Một là, suy giảm độ phì nhiêu do canh tác độc canh, thâm canh cao và lạm dụng phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, nhất là vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, nhưng ít sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh, làm cho đất bị chua hóa, mất chất hữu cơ và kiệt quệ chất dinh dưỡng.

    Hai là, chuyển mục đích sử dụng đất ở vùng ven biển từ đất lúa, đất trồng cây hằng năm sang nuôi trồng thủy sản dẫn đến mặn hóa, phèn hóa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh.

    Ba là, tập quán canh tác nương rẫy du canh (đốt nương làm rẫy) của đồng bào các dân tộc thiểu số gây xói mòn, rửa trôi.

    Bốn là, suy giảm, chia cắt hệ thống tưới tiêu ở vùng đồng bằng do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, xây dựng nông thôn mới.

    Năm là, trong lâm nghiệp, hiện tượng chặt phá rừng, kỹ thuật khai thác rừng không hợp lý (khai thác trắng), sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp còn phổ biến gây xói mòn đất, suy giảm tính chất đất rừng gây hoang mạc hóa, nhất là khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc.

3.2. Các giải pháp phòng chống sa mạc hóa

    Thứ nhất, tăng cường bón phân hữu cơ, tận dụng các vật thể hữu cơ sau thu hoạch để bổ sung mùn cho đất, trồng xen hoăc luân canh cây họ đậu, cây có khả năng cố định đạm trong đất nhằm nâng cao sức khỏe đất;

    Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ thay đổi sử dụng đất vùng ven biển, bảo vệ và trồng rừng ngập mặn ven biển kết hợp đầu tư các công trình đê điều, tưới tiêu, công trình thủy lợi để hạn chế xâm nhập mặn, thau chua rửa mặn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, nghiên cứu các giống cây trồng có khả năng chịu mặn và thích nghi với biến đổi khí hậu.

    Thứ ba, tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ nguồn sinh thủy, nhất là khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên; tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân làm nghề rừng thông qua các chương trình như chi trả dịch vụ môi trường rừng, buôn bán tín chỉ các bon; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật canh tác đất dốc bền vững như làm ruộng bậc thang, vườn rừng, vườn nhà, trại rừng, nương định canh tùy theo cấp độ dốc và đảm bảo tính bền vững.

    Thứ tư, đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, các mô hình nông nghiệp trải nghiệm, nông nghiệp du lịch, nông nghiệp học tập cộng đồng trên các vùng đất nông nghiệp tập trung hoặc xen kẽ trong các khu đô thị mới, không công nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm tăng thu nhập và phát triển hài hòa bền vững.

    Thứ năm, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường để giao cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất nông nghiệp, xây dựng bản đồ đất kỹ thuật số các bon hữu cơ trong đất Việt Nam, bản đồ chất lượng đất, thoái hóa đất để kiểm soát biến động hàm lượng chất hữu cơ trong đất, diễn biến chất lượng đất và thoái hóa đất.

TS. Nguyễn Bá Long

 Viện trưởng Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn

Trường Đại học Lâm nghiệp

(Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 6/2024)

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2024). Quyết định số 1489/2024/QĐ-BNN ngày 30 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về kiện toàn ban điều phối quốc gia thực hiện Công ước chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2022). Quyết định số 3048/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 10 năm 2023 về Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2022.

3. Liên hợp quốc (1992). Công ước về chống sa mạc hóa, hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển, Rio de Janeiro.

4. Thủ tướng Chính phủ (2006). Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9  năm  2006 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hoá giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.

5. Tổng cục Quản lý đất đai (2020). Báo cáo Tổng hợp Điều tra, đánh giá thoái hóa đất cả nước, Dự án Tổng điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai toàn quốc” (Hợp phần I: Điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng kinh tế - xã hội)”.

NỘI DUNG KHÁC

Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất khung nội dung giám sát môi trường biển tích hợp cho Việt Nam

24-7-2024

Biển và đại dương ở nước ta hiện nay được coi là một trong những động lực chính của nền kinh tế. Việc khai thác tài nguyên, môi trường biển đang diễn ra trên khắp cả nước và sẽ là yếu tố đóng góp thiết yếu cho sự phát triển kinh tế, phúc lợi cho con người trong tương lai, trong khi đó tính bền vững của đại dương đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ở Việt Nam, việc đo đạc, quan trắc, giám sát để theo dõi hiện trạng và biến động môi trường biển là một trọng tâm trong công tác quản lý môi trường. Qua quá trình thực hiện Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng mạng lưới điều tra cơ bản và giám sát môi trường biển giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn 2045”, nhóm tác giả đã thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin, kinh nghiệm, các chiến lược và xu hướng xây dựng chương trình giám sát môi trường biển của các quốc gia, tổ chức quốc tế qua đó đề xuất khung nội dung giám sát môi trường biển tích hợp cho Việt Nam.

Chính sách hiện hành và một số đề xuất nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý trong thực hiện nền Kinh tế xanh tại Việt Nam

25-7-2024

Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, kéo theo đó là các tác động tiêu cực lên môi trường, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã và đang coi phát triển Kinh tế xanh (KTX) là bước đi tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế, vừa hướng đến phát triển bền vững (PTBV), BVMT và tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH, trong đó có Việt Nam. Những năm gần đây, Ðảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản hướng dẫn triển khai xây dựng nền KTX đảm bảo xuyên suốt, hiệu quả, tuy nhiên, trên thực tế, xu hướng phát triển KTX ở nước ta chỉ đang ở vạch xuất phát điểm, còn thiếu đồng bộ và gặp phải rào cản về nguồn vốn, nhân lực, khoa học và công nghệ... Bài viết khái quát các quy định hiện hành, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy nền KTX ở Việt Nam trong thời gian tới.

Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

29-7-2024

Thế kỷ XXI được xem là “Thế kỷ của đại dương”. Kinh tế biển trở thành động lực phát triển đất nước, đóng góp khoảng 3 nghìn tỉ USD mỗi năm, tức 5% GDP của thế giới, bao gồm các ngành chính là dầu khí, vận tải biển, cảng, năng lượng tái tạo, thủy sản, hệ sinh thái biển và du lịch biển. Thời gian qua, Nhà nước, các doanh nghiệp, cộng đồng, các bên liên quan đều nỗ lực trong công tác bảo tồn tài nguyên, môi trường biển nhằm phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

Vỏ nhựa (plasticrust) và thách thức của ô nhiễm nhựa: Nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp phòng ngừa hướng đến bảo vệ môi trường

30-7-2024

 Plasticrust không chỉ là một hiện tượng làm giảm giá trị cảnh quan, mà còn là một mối đe dọa đáng kể cho hệ sinh thái biển, khi những lớp nhựa này có thể trở thành một phần của chuỗi thức ăn và tạo ra hậu quả khó lường. Do đó, nhu cầu bức thiết cập nhật thông tin để biết thêm chi tiết về plasticrust. Bài viết làm sáng tỏ về thực trạng diễn biến, nguyên nhân, hậu quả, các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của ô nhiễm nhựa và plasticrust - hướng đến BVMT.

Ao, hồ, đầm Việt Nam nhìn dưới góc nhìn Luật Tài nguyên nước

31-7-2024

  Luật Tài nguyên nước được Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khoá XV thông qua ngày ngày 27 tháng 11 năm 2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Theo Luật này, có nhiều các dạng tích tụ nước tự nhiên như: sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, không kể đến lượng nước biển mênh mông, bao la không thuộc đối tượng chi phối bởi Luật này.

Kinh tế xanh và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam

1-8-2024

Trong bối cảnh nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, những vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu liên tiếp gia tăng và ngày càng trở nên trầm trọng trên toàn cầu, để đạt mục tiêu phát triển bền vững, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã và đang nỗ lực trong việc thúc đẩy thực hiện chiến lược chuyển đổi xanh, phát triển xanh, xây dựng nền kinh tế xanh - một hệ thống kinh tế mà trong đó ưu tiên sự bền vững và bảo vệ môi trường, đồng thời thúc đẩy phúc lợi kinh tế và xã hội. Bài viết tập trung làm rõ khái niệm kinh tế xanh và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam.

Chính sách thuế bất động sản ở Việt Nam: nhận diện bất cập và đề xuất một số giải pháp

2-8-2024

 Trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, thuế bất động sản có vai trò quan trọng đối với nguồn thu tài chính của Nhà nước, đồng thời là công cụ góp phần điều tiết thị trường bất động sản. Tuy nhiên, chính sách thuế bất động sản còn có những hạn chế, bất cập. Bằng các phương pháp xử lý, phân tích số liệu, điều tra xã hội học và lấy ý kiến chuyên gia, nghiên cứu đã phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chính sách về thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam, từ đó nhận diện được những tồn tại, hạn chế và đưa ra một số đề xuất về chính sách pháp luật, công nghệ thông tin và kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách thuế bất động sản.

Tác động của trí tuệ nhân tạo tới ngành Quản lý bất động sản

5-8-2024

Trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội như tài chính - ngân hàng, y tế, nông nghiệp... trong đó có quản lý bất động sản. Ngành Bất động sản đang có sự phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, tuy nhiên tính hiệu quả và năng lực cạnh tranh còn nhiều bất cập. Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích vai trò, cơ hội và lợi ích của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý bất động sản. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích thực trạng và đề xuất kiến nghị giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý bất động sản tại Việt Nam.

Kiến trúc tham chiếu chuyên ngành đa dạng sinh học trong hệ thống thông tin lĩnh vực môi trường

6-8-2024

Theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường (BVMT), hệ thống thông tin (HTTT), cơ sở dữ liệu (CSDL) môi trường được xây dựng và vận hành theo phân cấp quản lý từ quốc gia, bộ ngành và cấp tỉnh, bảo đảm tính thống nhất và có khả năng kết nối, chia sẻ, liên thông giữa các hệ thống, tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0, hướng tới Chính phủ số. Chính vì vậy, để triển khai xây dựng HTTT, CSDL môi trường các cấp đáp ứng các quy định hiện hành, nghiên cứu đề xuất áp dụng Kiến trúc tham chiếu nhằm cung cấp một mô hình để phát triển các tiêu chuẩn hệ thống, thông tin dịch vụ và công nghệ phù hợp với toàn ngành môi trường từ Trung ương đến địa phương.

Tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam

7-8-2024

Là một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh chóng trong khu vực, cũng là một trong 47 quốc gia tuân thủ tuyên bố về tăng trưởng xanh của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2009, Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong diễn đàn về tăng trưởng xanh toàn cầu. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế xanh, mới đây nhất phải kể đến Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh, một công cụ quan trọng nhằm hướng đến chiến lược phát triển bền vững. Việt Nam cũng đã đạt được một số những thành tựu đáng kể về tăng trưởng xanh, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn cần phải giải quyết. Bài viết này tìm hiểu khái niệm về “tăng trưởng xanh”, Bộ chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh, các thành tựu đã đạt được cũng như khó khăn phải đối mặt, từ đó đưa ra khuyến nghị đóng góp vào quá trình tăng trưởng xanh hướng đến kinh tế xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam.

Kinh tế tuần hoàn - xu thế khởi nghiệp và kinh doanh bền vững

9-8-2024

Kinh tế tuần hoàn được đánh giá là sẽ tạo tác động xã hội và mang lại các lợi ích kinh tế, kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp. Theo đó, khái niệm “Kinh tế tuần hoàn” được hiểu là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.

Bảo vệ cỏ biển thông qua chi trả cho dịch vụ hệ sinh thái

9-8-2024

Bảo tồn thảm cỏ biển là rất quan trọng để duy trì hệ sinh thái ven biển lành mạnh, bao gồm cả việc duy trì nghề cá hiệu quả. Là môi trường sống “Các-bon xanh”, đây là nơi lưu trữ các-bon quan trọng và việc duy trì các thảm cỏ biển khỏe mạnh sẽ góp phần tăng cường cô lập các-bon và ngăn chặn khả năng thải các-bon đi-ô-xít vào khí quyển.