HỢP TÁC QUỐC TẾ

Đức viện trợ cho Việt Nam 117 triệu euro giai đoạn 2008-2009

18-4-2008

Bộ Phát triển CHLB Đức viện trợ mới cho Việt Nam 117 triệu euro cho các năm 2008 và 2009 với trọng tâm là các dự án bảo vệ môi trường, đào tạo nghề và hỗ trợ y tế.

Thành phố Hồ Chí Minh mời các nhà khoa học vào cuộc

15-4-2008

TP Hồ Chí Minh vừa vạch ra mục tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện trong năm 2008 của các nhà khoa học và quản lý khoa học công nghệ (KHCN). Với mảng khoa học xã hội là nghiên cứu các vấn đề sát với cuộc sống, giải quyết bài toán quản lý xã hội. Còn lĩnh vực KHCN, vấn đề đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh là "đơn đặt hàng" quan trọng hàng đầu của TP Hồ Chí Minh.

Việt Nam và Ucraina tăng cường hợp tác về thuỷ sản

7-4-2008

AGROINFO - Ông Volkov Vladimir Vasilievich, Chủ tịch Uỷ ban Kinh tế Thuỷ sản Ucraina cho biết, Ucraina chủ trương đẩy mạnh hợp tác phát triển nuôi cá nước lạnh ở Việt Nam. Dẫn đầu đoàn đại biểu Uỷ ban Kinh tế Thuỷ sản Ucraina hội đàm với đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ngày 4/3, ông Volkov Vladimir cho biết thời gian qua, ngành thuỷ sản Ucraina đã hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong việc phát triển nuôi cá tầm và đào tạo chuyên gia thuỷ sản.

Việt Nam đăng cai hội nghị toàn cầu về đại dương, vùng bờ và hải đảo

2-4-2008

AGROINFO - Đư­ợc sự đồng ý của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Diễn đàn toàn cầu về đại d­ơng sẽ tổ chức Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 về đại d­ơng, vùng bờ và hải đảo. Ngày 21.3.2008, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản thay mặt Ban thư­ ký Hội nghị đã tổ chức họp báo giới thiệu về Hội nghị này.

“Giữ chân” tài năng Khoa học công nghệ

26-3-2008

Có một nghịch lý là chúng ta đã và đang bỏ nhiều công sức để phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo người tài, nhưng lại không có chiến lược tốt để sử dụng, trong dụng người tài dẫn đến lãng phí chất xám và chảy máu chất xám. Như vậy, phải chăng ta đang phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho quốc tế ? Thực tế phần lớn người tài hiện nay đang làm việc ở nước ngoài hoặc có ở trong nước cũng đang tìm cách làm cho các công ty nước ngoài đầu tư, làm ăn tại Việt Nam. Tại sao lại xảy ra tình trạng này? Câu trả lời cũng khá đơn giản là chúng ta chưa có cơ chế chính sách để sử dụng người tài, đặc biệt là các tài năng KHCN trẻ.

Hợp tác KH&CN phục vụ phát triển bền vững

20-3-2008

Ngày 18.3.2008, Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn cán bộ của Nhật Bản do ông Kimikazu Iwase (Phó Vụ trưởng Vụ chính sách KH&CN, Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao và KH&CN) làm trưởng đoàn.

Một năm KH&CN trọng điểm

12-3-2008

Tại buổi “Báo cáo tình hình tổ chức triển khai thực hiện các chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước năm 2007, kế hoạch và nhiệm vụ hoạt động của các chương trình năm 2008” do Bộ KH&CN vừa tổ chức, phần lớn thành viên ban chủ nhiệm chương trình đều cho rằng công tác quản lý của Bộ KH&CN đã sát sao và hợp lý hơn; dầu vậy, các vấn đề về tài chính, thủ tục vẫn cần thông thoáng hơn nữa.

Xây dựng chỉ tiêu tối thiểu về số công bố quốc tế

5-3-2008

Rất nhiều ý kiến trên diễn đàn của Tia Sáng đòi hỏi công trình nghiên cứu, đặc biệt là công trình của các nghiên cứu sinh trong nước phải được đăng trên các tạp chí quốc tế. Đó là điều vô lý với Một quốc gia chưa có trường đại học nào nằm trong Top 500 của thế giới, đầu tư cho nghiên cứu thấp như Việt Nam.

Nhìn lại hoạt động khoa học ở Việt Nam qua các ấn phẩm khoa học quốc tế

28-1-2008

Thành tích của đội tuyển Việt Nam trong kỳ thi Olympic toán học quốc tế (IMO) lần thứ 48 vừa qua, cũng như các lần tham dự IMO khác là rất đáng tự hào. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào những thành công đó mà lạc quan cho rằng, nền khoa học của nước ta đang phát triển tốt. Trong thực tế, trình độ khoa học nước ta, kể cả ngành toán học, còn kém xa so với trình độ quốc tế và kém hơn cả một số nước trong khu vực. Trong tương lai, chúng ta cần phải đầu tư cho những ngành khoa học ứng dụng để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

KHCN cần chủ động gắn với cuộc sống sôi động của đất nước

22-1-2008

Bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển- người được các doanh nhân kính trọng, yêu mến không chỉ vì có những đóng góp vào sự đổi mới thể chế, môi trường kinh tế mà còn vì sự thẳng thắn, sâu sắc, khiêm tốn và cởi mở của bà. Tia Sáng đã có cuộc trao đổi với bà về chất lượng tăng trưởng kinh tế và những vấn đề đặt ra đối với KH&CN trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Xây dựng chiến lược quản lý sâu bệnh hại lúa

14-1-2008

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bùi Bá Bổng đã kêu gọi các nhà khoa học quốc tế giúp Việt Nam nghiên cứu xây dựng một chiến lược quản lý côn trùng và bệnh virút hại lúa không lệ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật và có tính bền vững.

Những đột phá khoa học năm 2007

4-1-2008

Những khám phá liên quan đến gen người, các tính chất vật liệu mới và cả những cảnh báo về quá trình ấm lên ngày càng nhanh của Trái đất đã được tạp chí Science bình chọn là những sự kiện khoa học đột phá của năm 2007.