HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư và kiểm soát, giám sát môi trường các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động môi trườ

24-1-2018

1. Mục tiêu: - Đánh giá được thực trạng hệ thống đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hiện hành và thực trạng công tác quản lý, kiểm soát, giám sát môi trường của Việt Nam.Chỉ ra được những tồn tại và giải pháp khắc phục. - Xây dựng được đề xuất hoàn thiện khung pháp lý, qui trình kỹ thuật đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. - Xây dựng được đề xuất hoàn thiện khung pháp lý, qui trình kỹ thuật kiểm soát, giám sát môi trường các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động. - Hình thành các hướng dẫn kỹ thuật (lập, thẩm định) báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án khai thác khoáng sản (theo loại hình công nghệ và một số khoáng sản đặc thù), dự án sản xuất thép. 2. Nội dung - Đánh giá thực trạng hệ thống ĐTM và thực trạng công tác quản lý kiểm soát, giám sát môi trường của Việt Nam; - Cơ sở khoa học, kinh nghiệm quốc tế về ĐTM - Nghiên cứu đề xuất khung pháp lý về ĐTM - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất các công cụ quản lý môi trường sau ĐTM; xây dựng báo cáo phân tích tác động chính sách RIA; - Nghiên cứu đề xuất quy định về kiểm tra, xác nhận công trình bảo vệ môi trườngtrước khi dự án đi vào vận hành chính thức; xây dựng báo cáo tác động chính sách RIA.; - Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn cụ thể đối với việc kiểm soát, giám sát môi trường cho tất cả các giai đoạn của dự án - Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hướng dẫn ĐTM cho dự án khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên; - Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hướng dẫn ĐTM cho dự án khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò; - Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hướng dẫn ĐTM cho dự án khai thác quặng có chứa phóng xạ; - Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hướng dẫn ĐTM cho dự án sản xuất thép - Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm lập, thẩm định và xây dựng chương trình kiểm soát, giám sát môi trường cho cơ sở sản xuất đang hoạt động 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư và kiểm soát, giám sát môi trường các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động. - Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động môi trường cho dự án khai thác khoáng sản, sản xuất thép 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập tài liệu; - Phương pháp kế thừa; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu; - Phương pháp phân tích, tổng hợp; - Phương pháp so sánh. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 30 tháng (từ tháng 11/2017 đến tháng 04/2020) 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: TS. Mai Thế Toản

Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và đề xuất xây dựng mô hình kinh tế xanh cấp xã lưu vực sông Lam

24-1-2018

1. Mục tiêu: -  Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và đề xuất được các mô hình kinh tế xanh ở lưu vực sông Lam, xây dựng và trình diễn một số mô hình kinh tế xanh đặc thù cấp xã, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh cho các lưu vực sông ở Việt Nam. - Mục tiêu cụ thể: + Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn về các mô hình kinh tế xanh, từ đó lựa chọn tiêu chí để nhận diện, đánh giá các mô hình kinh tế xanh lưu vực sông quy mô cấp xã. + Đánh giá được thực trạng các mô hình phát triển kinh tế - xã hội quy mô cấp xã trên lưu vực sông Lam, từ đó phát hiện những điểm phù hợp và chưa phù hợp của các mô hình đó đối với mô hình kinh tế xanh. + Đề xuất các mô hình kinh tế xanh lưu vực sông Lam, lựa chọn xây dựng một số mô hình trình diễn kinh tế xanh đặc thù quy mô cấp xã thuộc lưu vực sông Lam. + Đề xuất các giải pháp phát triển, nhân rộng mô hình kinh tế xanh ở các lưu vực sông của Việt Nam. 2. Nội dung - Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn về các mô hình kinh tế xanh, lựa chọn tiêu chí để nhận diện và đánh giá mô hình kinh tế xanh lưu vực sông quy mô cấp xã. - Điều tra, khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đồ chuyên đề phục vụ nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và đề xuất mô hình kinh tế xanh quy mô cấp xã trên lưu vực sông Lam. - Nghiên cứu đề xuất các mô hình kinh tế xanh lưu vực sông Lam. - Xây dựng các mô hình trình diễn kinh tế xanh đặc thù quy mô cấp xã trên lưu vực sông Lam. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển, nhân rộng mô hình kinh tế xanh lưu vực sông của Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động kinh tế xã hội của các chủ thể trên lưu vực sông Lam. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: nghiên cứu trên lưu vực sông Lam trong lãnh thổ Việt Nam. + Phạm vi thời gian: nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kinh tế xanh trong những năm gần đây và đề xuất định hướng phát triển cho tương lai của lưu vực sông Lam. + Phạm vi nội dung: nghiên cứu các đặc trưng về tự nhiên, con người, các điều kiện kinh tế - xã hội trên lưu vực sông Lam để đánh giá hiện trạng, tiềm năng nhằm đề xuất các mô hình kinh tế xanh phù hợp. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp, kỹ thuật thu thập và xử lý dữ liệu, bao gồm: Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp; Phương pháp, kỹ thuật thu thập dữ liệu sơ cấp. - Phương pháp, kỹ thuật tổng hợp, phân tích, đánh giá, bao gồm: Phương pháp phân tích tại bàn; Phương pháp kế thừa và phát triển; Phương pháp, kỹ thuật phân tích thống kê; Phương pháp, kỹ thuật phân tích chính sách; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân tích khung sinh kế bền vững; Phương pháp, kỹ thuật phân tích kinh tế lượng; Phương pháp nghiên cứu đánh giá tổng hợp DPSIR Phương pháp bản đồ, viễn thám và sử dụng hệ thống thông tin địa lý; Phương pháp, kỹ thuật phân tích đánh đổi; Phương pháp phân tích chuỗi giá trị; Kỹ thuạt phân tích SWOT; Phương pháp, kỹ thuạt của khuyến nông – lâm – ngư và khuyến công; Một số kỹ thuật sử dụng trong trình diễn mô hình kinh tế xanh cấp xã lưu vwucj sông (kỹ thuật chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp; kỹ thuật ươm tạo, chăm sóc và nhân giống các loại cây trồng bản địa, cây dược liệu, các loài cá, kỹ thuật sử dụng, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị năng lượng tái tạo, thiết bị tiết kiệm năng lượng…..) 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ  tháng  09/2017 đến tháng 08/2020) 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: TS. Lại Văn Mạnh

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xác lập phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống hạch toán tái khoản quốc gia mới ở Việt Nam

24-1-2018

1. Mục tiêu: - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trỉ của tài nguyên và môi trường vào trong hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia; - Lựa chọn được các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam; - Thử nghiệm áp dụng hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới vào công tác hoạch định và điều hành chính sách quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam. 2. Nội dung - Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về lượng giá các giá trị của tài nguyên và môi trường; - Nghiên cứu cơ lý luận, kinh nghiệm quốc tế về hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) và hệ thống tài khoản quốc gia mới – tichshowpj kinh tế môi trường (SEEA); - Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về thực hiện kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống tài khoản quốc gia mới – tích hợp kinh tế với môi trường; - Điều tra, đánh giá thực trạng và khả năng thực hiện các phương pháp lượng giá và kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống tài khoản quốc gia mới – tích hợp kinh tế với môi trường ở Việt Nam; - Tổng hợp xây dựng báo cáo cơ sở khoa học về các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống tài khoản quốc gia ở Việt Nam; - Xác lập phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống tài khoản quốc gia mới – tích hợp kinh tế với môi trường ở Việt Nam; - Nghiên cứu áp dụng hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới vào công tác hoạch định và điều hành chính sách quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam; - Thử nghiệm các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống tài khoản quốc gia mới ở Việt Nam; - Biên tập tài liệu hướng dẫn và báo cáo của đề tài về lượng giá và kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường trong hệ thống tài khoản quốc gia mới ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài được lựa chọn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ TN&MT, gồm 3 loại tài nguyên là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và 2 loại môi trường được xem xét là ô nhiễm môi trường và dịch vụ hệ sinh thái. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Việc nghiên cứu đánh giá cơ sở khoa học cho việc thực hiện các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường được thực hiện trên cơ sở lý thuyết, đánh giá thực trạng và khả năng thực hiện các phương pháp lượng giá và kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống tài khoản quốc gia mới – tích hợp kinh tế với môi trường ở Việt Nam. Trong đó, đề tài lựa chọn 16 tỉnh/thành phố đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội, các dạng TN&MT, khả năng tiếp cận thông tin, quản lý để tiến hành nghiên cứu đánh giá hiện trạng thông tin, dữ liệu; năng lực của cán bộ để thực hiện lượng giá, kết chuyển. + Phạm vi thời gian: các nghiên cứu rà soát, các tài liệu hướng dẫn về hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường, dữ liệu trong hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia trong những năm gần đây. + Phạm vi nội dung: đề tài tập trung vào các nhóm nội dung chính là: (1) nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về kết chuyển các giá trị của TN&MT vào trong hệ thống tài khoản quốc gia mới – tích hợp kinh tế với môi trường (SEEA); (2) xác lập phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của TN&MT phù hợp với đặc trưng quản lý ở Việt Nam; (3) thử nghiệm áp dụng hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới vào công tác hoạch định và điều hành chính sách quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập dữ liệu: + Thu thập dữ liệu thứ cấp. + Thu thập dữ liệu sơ cấp. - Phương pháp xử lý dữ liệu: dựa trên các phần mềm hỗ trợ như Excel, Spss, Eview, Arcgis. - Phương pháp phân tích số liệu, bao gồm: phương pháp thống kê; phương pháp phân tích logic hệ thống; phương pháp hạch toán chữ T; phương pháp phân tích chính sách; phương pháp chuyên gia; phương pháp toán kinh tế; phương pháp điều tra, viễn thám, phân tích bản đồ và mô hình GIS; phương pháp phân tích SWOT; phương pháp kế thừa, chọn lọc; phương pháp lấy mẫu.. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ  tháng 12/2016 đến tháng 12/2019) 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh

Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai của một số quốc gia trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam

27-3-2016

1. Mục tiêu: - Luận giải xu hướng lựa chọn hình thức sở hữu đất đai chủ yếu hiện nay trên thế giới, tính ưu việt và những hạn chế. - So sánh, phân tích sự giống và khác nhau trong các quy định của pháp luật, giữa hình thức sở hữu đất đai toàn dân của Việt Nam và các hình thức sở hữu đất đai của các nhóm nước và các nước thuộc khu vực nghiên cứu. - Rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây dựng các chính sách đất đai.   2. Nội dung: - Nghiên cứu tổng quan về sở hữu và sử dụng đất trên thế giới. - Vấn đề sở hữu đất đai của một số quốc gia điển hình trên thế giới. - Vấn đề sở hữu đất đai ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu sở hữu đất đai của một số nước trên thế giới.   3. Sản phẩm/Kết quả đạt được: (1) Nghiên cứu lịch sử phát triển của các học thuyết về sở hữu trên thế giới cho thấy, vấn đề sở hữu đất đai hiện đang còn những quan điểm rất trái ngược giữa các trường phái, nhưng dù đứng ở vị trí ý thức hệ nào, tất cả các trường phái đều có chung nhận thức: sở hữu về đất đai, trước hết đó là vấn đề  quan hệ về tài sản, và vì thế nó phải gắn liền với một chủ thể nhất định, dù đó là nhà nước, thể nhân hay pháp nhân. Đồng thời, dù ở thể chế chính trị nào, vấn đề sở hữu đất đai luôn gắn với an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, và vì thế tất cả các hình thức sở hữu đất đai đều là không tuyệt đối, trong bất kỳ mô hình sở hữu đất đai nào, nhà nước đều có quyền định đoạt tối cao. (2) Mô hình “chế độ sở hữu đất đai toàn dân” ở Việt Nam hiện nay chỉ chiếm thiểu số rất nhỏ trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có chủ quyền trên thế giới, và đang còn nhiều lúng túng bế tắc cả về thực tiễn và về mặt lý luận. (3) Trong hai mô hình về chế độ sở hữu đất đai chủ yếu đang tồn tại trên thế giới hiện nay, mô hình sở hữu kép (hay chế độ SHTN về đất đai, trong đó có các hình thức: SHNN, SHTN, sở hữu pháp nhân, sở hữu cộng đồng…) có tính ưu việt hơn và tạo ra nhiều khả năng khai thác, quản lý đất đai hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường mang tính toàn cầu. (4) Cho dù lựa chọn mô hình chế độ sở hữu đất đai nào, trong hình thái kinh tế chính trị nào, trong thực tiễn thể chế chính trị nào, mọi quốc gia trên thế giới đều thường xuyên có những qui định pháp luật cụ thể bổ sung, hoàn thiện chính sách đất đai cho phù hợp yêu cầu của đời sống xã hội, trong đó xu hướng chung là vai trò của quản lý nhà nước ngày càng được chú ý hơn, mục tiêu sử dụng đất cho các công trình công cộng cũng được qui định rõ ràng hơn theo hướng ưu tiên. (5) Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, việc đổi mới chế độ sở hữu đất đai trong Hiến pháp và pháp luật đất đai là cần thiết, nhưng cần có lộ trình và các giải pháp cụ thể cho mỗi bước đi, tránh gây ra những “cú sốc” làm mất ổn định xã hội.   4. Thời gian thực hiện đề tài: 2010 - 2011   5. Kết quả nghiệm thu: - Đề tài đã được nghiệm thu - Kết quả: Khá   6. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường   7. Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Tú Cường

Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các tiêu chí xác định các khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt

27-3-2016

  1. Mục tiêu: - Cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn trong việc xác định các tiêu chí xác định khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt; - Đề xuất các tiêu chí xác định các khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt phù hợp với điều kiện đặc thù từng vùng lãnh thổ, nhằm phục vụ mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia   2. Nội dung: - Nghiên cứu những quan điểm, quy định của pháp luật liên quan đến an ninh lương thực, đất trồng lúa nước, tiêu chí xác định đất chuyên trồng lúa nước; - Phân tích, đánh giá tổng quan về đất trồng lúa nước trên thế giới; - Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng các tiêu chí xác định khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt; - Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới trong việc bảo vệ diện tích đất trồng lúa; - Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất lúa gạo ở nước ta; - Đánh giá tình hình sử dụng đất trồng lúa nước, dự báo biến động diện tích đất trồng lúa nước ở nước ta đến năm 2020; - Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định diện tích đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt; - Đề xuất các tiêu chí xác định các khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an ninh lương thực.   5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các tiêu chí xác định các khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, các nhóm yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc xác định diện tích đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt. Về không gian: Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn cả nước (7 vùng lãnh thổ).   6. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra, thu thập thông tin; - Phương pháp kế thừa; - Phương pháp thống kê (mô tả, phân tích); - Phương pháp tiếp cận hệ thống; - Phương pháp chuyên gia.   8. Kết quả đạt được Bộ tiêu chí được xây dựng gồm 14 tiêu chí chia thành 5 nhóm: điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - thị trường, văn hóa - xã hội và môi trường. Các tiêu chí trong 5 nhóm trên được phân thành hai loại: các tiêu chí cơ bản và các tiêu chí bổ sung. Các tiêu chí cơ bản là các tiêu chí mang tính kỹ thuật quy định những yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất, sản lượng lúa nước ở thời điểm hiện tại, đó là các tiêu chí về điều kiện tự nhiên. Các tiêu chí bổ sung là các tiêu chí thuộc bốn nhóm còn lại, các tiêu chí này quy định việc giảm đi hay tăng thêm diện tích đất chuyên trồng lúa nước đã phù hợp với các tiêu chí cơ bản. Dựa trên nhóm tiêu chí chung và điều kiện kinh tế - văn hóa, xã hội,… cụ thể của từng vùng để xác định bộ tiêu chí riêng cho từng vùng. Về cơ bản, bộ tiêu chí của 7 vùng bao gồm các nhóm tiêu chí thuộc bộ tiêu chí chung, nhưng mức độ ưu tiên của từng tiêu chí sẽ khác nhau phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.   3. Thời gian thực hiện đề tài: 2009 - 2010 9. Kết quả nghiệm thu - Đề tài đã được nghiệm thu - Kết quả: khá.   6. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường   2. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Phạm Thị Minh Thủy/Ban Đất đai

Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ ở Việt Nam

27-3-2016

  1. Mục tiêu: - Cung cấp cơ sở khoa học về lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ; - Đề xuất một số vấn đề đổi mới về cấp quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam.   2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu, đánh giá tổng quan về phân vùng lãnh thổ ở Việt Nam; - Nghiên cứu cơ sở lý luận về lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ; - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ; - Đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam; - Đề xuất một số vấn đề đổi mới về cấp quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam.   3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu của đề tài:   4. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu các nội dung trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp chuyên gia.   5. Kết quả đạt được Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận của lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và đánh giá thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất ở nước ta hiện nay, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất các cấp, đó là: Nâng cao chất lượng công tác dự báo trong lập quy hoạch sử dụng đất; tăng cường, nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản về tài nguyên đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai từ trung ương đến các địa phương, trong đó toàn bộ thông tin, dữ liệu đất đai của tất cả các địa phương trong cả nước phải được thống nhất quản lý tại trung ương, cần tạo cơ chế để chia sẻ thông tin dễ dàng giữa các bộ, ngành; giữa cá nhân với cơ quan nắm giữ thông tin; quy hoạch sử dụng đất cần được lập trên nguyên tắc đối thoại giữa các bên có liên quan tới sử dụng đất là Nhà nước, người đang sử dụng đất, cộng đồng dân cư, các nhà đầu tư muốn có đất để thực hiện dự án; không bố trí các khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp bám sát các trục đường cao tốc, quốc lộ; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, để tạo điều kiện thu hút nguồn lực nhằm giảm áp lực sử dụng đất ở các vùng đồng bằng; quy hoạch sử dụng đất phải được xây dựng dựa trên tầm nhìn dài hạn, dự báo hai chiều cả về nhu cầu sử dụng cho các mục đích và những biến động về diện tích, chất lượng nguồn tài nguyên đất do những tác động của tự nhiên và con người.   6. Thời gian thực hiện đề tài: 2012 7. Kết quả nghiệm thu - Đề tài đã được nghiệm thu - Kết quả: Đạt.   8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường   9. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Phạm Thị Minh Thủy

Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí xác định vùng đất thuộc hạ lưu các sông lớn ở Việt Nam

27-3-2016

  1. Mục tiêu: - Cung cấp cơ sở khoa học xác định ranh giới và diện tích vùng đất hạ lưu các sông lớn ở Việt Nam; - Đề xuất định hướng xây dựng tiêu chí xác định ranh giới và diện tích vùng đất hạ lưu các sông lớn ở Việt Nam, nhằm phục vụ xây dựng chiến lược sử dụng đất vùng hạ lưu các sông lớn ở Việt Nam.   2. Nội dung - Nghiên cứu cơ sở lý luận xác định ranh giới và diện tích vùng đất hạ lưu các sông - Phân tích, đánh giá tình hình khai thác, sử dụng đất thuộc vùng hạ lưu hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long - Đề xuất định hướng xây dựng tiêu chí xác định ranh giới và diện tích vùng đất hạ lưu các sông lớn ở Việt Nam   3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tiêu chí xác định ranh giới và diện tích vùng đất hạ lưu các sông lớn ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tiến hành nghiên cứu khu vực đất thuộc hạ lưu hai hệ thống sông lớn nhất ở Việt Nam là hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long.   4. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu các nội dung trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp thu thập tài liệu; Phương pháp tổng hợp, phân tích; Phương pháp chuyên gia.   5. Kết quả đạt được Cung cấp cơ sở khoa học cho đề xuất xây dựng chiến lược sử dụng đất vùng hạ lưu các sông lớn ở Việt Nam, phục vụ công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai hiệu quả và bền vững.   6. Thời gian thực hiện đề tài: 2015 7. Kết quả nghiệm thu - Đề tài đang thực hiện   8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường   9. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Phạm Thị Minh Thủy/Ban Đất đai