TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ấn tượng từ rau quả chế biến xuất khẩu

Ngày đăng: 08 | 05 | 2020

Xuất khẩu rau quả trong 4 tháng qua bị giảm đáng kể do Covid-19, nhưng rau quả chế biến lại tăng trưởng rất ấn tượng.

Thị phần Trung Quốc giảm mạnh

Theo Tổng cục Hải quan, ước tính, xuất khẩu hàng rau quả tháng 4/2020 đạt 390 triệu USD, tăng 7,9% so với tháng 3/2020, nhưng giảm 15,6% so với tháng 4/2019. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 1,28 tỷ USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu rau quả giảm so với cùng kỳ trong 4 tháng qua, chủ yếu do giảm mạnh về xuất khẩu sang thị trường số 1 là Trung Quốc. Những tháng đầu năm nay, do dịch Covid-19 ở Trung Quốc, rau quả là một trong những mặt hàng bị ảnh hưởng nhất tại thị trường này.

Cụ thể, trong quý 1, xuất khẩu hàng rau quả sang Trung Quốc chỉ đạt 525,6 triệu USD, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Một điều đáng chú ý là trong khi giá trị rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thì lại tăng mạnh ở nhiều thị trường khác.

Trong quý 1, xuất khẩu rau quả sang Thái Lan đã đạt hơn 50 triệu USD, tăng tới 308,8% so với cùng kỳ 2019; xuất sang Hàn Quốc đạt 41,6 triệu USD, tăng 33%; sang Mỹ đạt gần 36 triệu USD, tăng 12,8%; sang Nhật đạt gần 36 triệu USD, tăng 26%…

Chính vì vậy, giá trị hàng rau quả xuất sang Trung Quốc chỉ còn chiếm tỷ trọng 59,1% trong tổng giá trị xuất khẩu rau quả của quý 1.

Trong khi đó, ở quý 1 năm ngoái, giá trị rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 72,4%. Còn nhiều thị trường khác đã có sự gia tăng đáng kể về thị phần: Thái Lan từ 1,3% trong quý 1/2019 tăng lên 5,7%; Hàn Quốc từ 3,3% lên 4,7%; Mỹ từ 3,4% lên 4%; Nhật Bản từ 3% lên 4%…

Sự thay đổi rõ rệt nói trên về mặt thị phần, cho thấy, rau quả Việt Nam hoàn toàn có khả năng giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác.

Hàng chế biến xuất khẩu tốt

Một điều rất đáng chú ý nữa, là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, xuất khẩu rau quả bị giảm về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng riêng nhóm hàng rau quả chế biến, lại tăng trưởng rất mạnh.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), sản phẩm chế biến là một trong những chủng loại hàng rau quả không chịu tác động từ đại dịch Covid-19, khi giá  trị xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2020.

Cụ thể, trong quý 1 vừa qua, rau quả chế biến xuất khẩu đạt giá trị 166,1 triệu USD, tăng tới 33% so với cùng kỳ năm 2019.

Ông Hoàng Hà, chủ một doanh nghiệp đang chuẩn bị đầu tư vào chế biến rau quả, cho rằng, với đặc tính dễ sử dụng, tiện lợi và bảo quản được thời gian dài, sản phẩm rau quả chế biến rất tiềm năng trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu và chưa biết khi nào kết thúc.

Cục Xuất nhập khẩu cũng cho rằng trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh phức tạp, khó lường, thì sản phẩm chế biến sẽ vẫn là chủng loại chiếm ưu thế bởi sự tiện lợi và thời gian bảo quản lâu. Do đó, nhu cầu đối với chủng loại này vẫn tăng.

Ngay tại thị trường Trung Quốc, khi xuất khẩu rau quả nói chung bị giảm mạnh, thì rau quả chế biến vẫn tăng trưởng tốt. Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả chế biến sang Trung Quốc đạt 17 triệu USD, tăng 24,5%.

Cũng trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả chế biến sang các thị trường quan trọng khác đều tăng: Hàn Quốc đạt 14 triệu USD, tăng 3,1%; Nhật Bản đạt 8,9 triệu USD, tăng 3,1%; Mỹ đạt 7,9 triệu USD, tăng 16,7%...

Tuy nhiên, theo Cục Xuất nhập khẩu, rau quả chế biến hiện mới chỉ chiếm 18,6% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả.

Do đó, mức tăng trưởng mạnh của rau quả chế biến chưa bù đắp được nhiều cho sự sụt giảm của ngành hàng rau quả trong quý 1 năm nay.

Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chế biến để làm tăng giá trị xuất khẩu toàn ngành hàng rau quả khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều thị trường trên thế giới.

Các sản phẩm chế biến có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong quý 1/2020: xoài sấy 14,4 triệu USD (tăng 149,7% so quý 1/2019); bột ớt 10,6 triệu USD (tăng 1375,1%); nước chanh leo 10,6 triệu USD (tăng 3,5%); trái cây sấy gần 9,5 triệu USD (tăng 222,2%); lá nho chế biến 8,8 triệu USD…

Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Công nghệ 4.0 trong nông nghiệp: Ứng dụng số 1 thời Covid-19

7-5-2020

Robot, drone và các thiết bị công nghệ cao ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, giúp tiết kiệm nhân lực và tăng hiệu suất công việc. Đặc biệt, đó còn là cách giảm tiếp xúc giữa người với người trong thời điểm bùng phát Covid-19.

Ngày 9-5, Thủ tướng đối thoại trực tuyến với doanh nghiệp hậu COVID-19

4-5-2020

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đối thoại với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động kinh tế ứng phó với dịch COVID-19 tại hội nghị ngày 9-5.

Lộc Trời (LTG) đưa ra 3 nhận định về các thay đổi đáng kể trong sản xuất nông nghiệp

6-5-2020

Giá xuất khẩu bình quân gạo tăng mạnh so với cùng kỳ do động thái tích trữ lương thực của người tiêu dùng tại các nước xuất khẩu lẫn nhập khẩu.

Không lơ là để dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan

6-5-2020

Theo Bộ NN-PTNT, thời gian qua, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã tái xuất hiện ở nhiều địa phương, nguy cơ lan rộng rất cao.

Dự báo cung – cầu gạo thế giới năm 2019/20

6-5-2020

Trong báo cáo công bố tháng 4/2020, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo về sản lượng gạo niên vụ 2019/20 của Myanmar, Campuchia, Lào, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Có hay không việc doanh nghiệp chăn nuôi độc quyền việc phân phối thịt heo trên thị trường?

6-5-2020

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết các doanh nghiệp chăn nuôi chiếm 35% thị phần thịt heo và không vi phạm về qui định doanh nghiệp thống lĩnh thị trường nhưng họ lại có ảnh hướng lớn.

Bộ Công Thương lí giải nguyên nhân giá thịt heo cao kỉ lục giữa lúc dịch bệnh khó khăn

6-5-2020

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, phải đến cuối năm 2020 thì nguồn cung thịt heo mới có thể khắc phục được tình trạng thiếu hụt do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi.

Trung Quốc hối hả mua gạo của Việt Nam, giá gạo xuất khẩu tăng vọt

5-5-2020

Sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xuất khẩu gạo bình thường từ tháng 5/2020, thị trường gạo bắt đầu khởi sắc. Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu nhiều gạo của Việt Nam.

Vải thiều, rau quả chế biến sẽ là chủng loại xuất khẩu ưu thế trong những tháng tới

5-5-2020

Xuất khẩu vải thiều dự báo sẽ khả quan hơn so với năm 2019 do mặt hàng này đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, cùng với sản phẩm chế biến tiện lợi, thời gian bảo quản lâu là những chủng loại rau quả được kì vọng sẽ tăng mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Doanh nghiệp bắt đầu đàm phán hợp đồng xuất khẩu gạo từ tháng 5

4-5-2020

Ngay sau khi Thủ tướng đồng ý cho xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1/5/2020 theo đề xuất của Bộ Công Thương nhiều doanh nghiệp gạo cho biết rất phấn khởi và đang nối lại thông tin với đối tác để tiếp tục đàm phán hợp đồng mới trong tháng 5 này.

Nhiều tỉnh tái đàn lợn đạt 90% so với trước khi có dịch tả lợn châu Phi

4-5-2020

Từ cuối tháng 12/2019, nhiều địa phương đã mạnh dạn tái đàn ngay sau khi hết dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Đến nay, một số địa phương được xem là ít gặp tổn thất từ dịch bệnh đã đảm bảo đạt 90% số lượng lợn so với trước khi có dịch.

Nông sản rà soát 'bắt sóng' các thị trường

4-5-2020

Không chỉ có DN khẩn trương, các tham tán và thương vụ Việt Nam tại các nước ASEAN cũng tích cực kết nối tìm đầu tra cho trái cây Việt.