TIN TỨC-SỰ KIỆN

Có hay không việc doanh nghiệp chăn nuôi độc quyền việc phân phối thịt heo trên thị trường?

Ngày đăng: 06 | 05 | 2020

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết các doanh nghiệp chăn nuôi chiếm 35% thị phần thịt heo và không vi phạm về qui định doanh nghiệp thống lĩnh thị trường nhưng họ lại có ảnh hướng lớn.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kì diễn ra chiều tối ngày 5/5, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến vấn đề có hay không việc  các doanh nghiệp đang độc quyền trong việc phân phối thịt heo ra ngoài thị trường, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết hiện cả nước có khoảng 20 doanh nghiệp chăn nuôi heo lớn, chiếm 35% thị phần, còn lại 65% là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

“Chúng tôi đã có đoàn kiếm tra liên quan đến vấn đề này. Các doanh nghiệp này không vi phạm về qui định doanh nghiệp thống lĩnh thị trường nhưng họ lại có ảnh hướng lớn. Ví dụ như CP chiếm 19,1% thị phần thịt heo trên cả nước, gấp 15 lần Dabaco, gấp 6 lần CJ”, Thứ trưởng Thắng cho biết.

Tuy nhiên, ông Thắng cũng thông tin thêm thời gian qua mặc dù CP khai báo giá heo hơi xuất chuống là 45.000 - 50.000 đồng/kg nhưng khi bán cho thương lái giá lại lên tới 80.000 - 90.000 đồng/kg.

Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, CP đã hạ giá heo hơi xuống 70.000 đồng/kg nhưng thực tế viêc tiểu thương mua được với giá này cũng rất khó khăn. 

“Bộ Công Thương đã có đoàn kiểm tra liên quan đến vấn đề cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng. Bộ Tài chính cũng đã được rao để rà soát vấn đề giá cả, nộp ngân sách nhà nước và thuế phí”, ông Thắng cho hay. 

Tính đến ngày 5/5, giá heo hơi tại miền Bắc hôm nay tiếp tục tăng tại một số địa phương sau đà bật tăng đến 6.000 đồng/kg vào hôm qua.

Cụ thể, tại Yên Bái, Lào Cao, Vĩnh Phúc và Phú Thọ, giá heo cùng tăng 3.000 đồng lên mức 90.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, Ninh Bình lại từ đỉnh 93.000 đồng/kg giảm 3.000 đồng xuống còn 90.000 đồng/kg. Theo đó, hiện chỉ còn Bắc Giang và Hưng Yên còn giữ mức kỉ lục 93.000 đồng/kg.

Giá heo hơi miền Trung, Tây Nguyên hôm nay sụt giảm trong khoảng 1.000 -5.000 đồng/kg sau nhiều ngày lặng sóng.

Trong đó, giảm nhiều nhất là Bình Định, từ 90.000 đồng/kg xuống còn 85.000 đồng/kg, ngang bằng với Đắk Lắk sau khi báo giảm 2.000 đồng/kg và Lâm Đồng không có sự thay đổi trong hôm nay. Đây là mức giá thấp nhất vùng ghi nhận tại thời điểm này.

Giá heo hơi miền Nam hôm nay tăng vọt theo xu hướng của miền Bắc với mức tăng trong khoảng 2.000 - 5.000 đồng/kg.

Cụ thể, tăng mạnh nhất là giá heo tại Bến Tre, tăng 5.000 đồng lên 90.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất của miền Nam trong hôm nay, cùng ghi nhận tại Đồng Tháp, Hậu Giang và Trà Vinh sau khi tăng 2.000 đồng/kg.

Theo Kinh tế và Tiêu dùng

NỘI DUNG KHÁC

Bộ Công Thương lí giải nguyên nhân giá thịt heo cao kỉ lục giữa lúc dịch bệnh khó khăn

6-5-2020

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, phải đến cuối năm 2020 thì nguồn cung thịt heo mới có thể khắc phục được tình trạng thiếu hụt do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi.

Trung Quốc hối hả mua gạo của Việt Nam, giá gạo xuất khẩu tăng vọt

5-5-2020

Sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xuất khẩu gạo bình thường từ tháng 5/2020, thị trường gạo bắt đầu khởi sắc. Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu nhiều gạo của Việt Nam.

Vải thiều, rau quả chế biến sẽ là chủng loại xuất khẩu ưu thế trong những tháng tới

5-5-2020

Xuất khẩu vải thiều dự báo sẽ khả quan hơn so với năm 2019 do mặt hàng này đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, cùng với sản phẩm chế biến tiện lợi, thời gian bảo quản lâu là những chủng loại rau quả được kì vọng sẽ tăng mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Doanh nghiệp bắt đầu đàm phán hợp đồng xuất khẩu gạo từ tháng 5

4-5-2020

Ngay sau khi Thủ tướng đồng ý cho xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1/5/2020 theo đề xuất của Bộ Công Thương nhiều doanh nghiệp gạo cho biết rất phấn khởi và đang nối lại thông tin với đối tác để tiếp tục đàm phán hợp đồng mới trong tháng 5 này.

Nhiều tỉnh tái đàn lợn đạt 90% so với trước khi có dịch tả lợn châu Phi

4-5-2020

Từ cuối tháng 12/2019, nhiều địa phương đã mạnh dạn tái đàn ngay sau khi hết dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Đến nay, một số địa phương được xem là ít gặp tổn thất từ dịch bệnh đã đảm bảo đạt 90% số lượng lợn so với trước khi có dịch.

Nông sản rà soát 'bắt sóng' các thị trường

4-5-2020

Không chỉ có DN khẩn trương, các tham tán và thương vụ Việt Nam tại các nước ASEAN cũng tích cực kết nối tìm đầu tra cho trái cây Việt.

'Hết gạo chạy rông, nhất nông, nhì sĩ'

30-4-2020

“Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Từ ngàn xưa, cha ông ta đã coi trọng nông nghiệp và nhận biết vai trò to lớn của nông nghiệp.

Nhất trí trình Quốc hội phê chuẩn 2 hiệp định thương mại và đầu tư với EU tại kì họp thứ 9

29-4-2020

Chiều 28/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).

Bộ Công thương kiến nghị xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1/5

28-4-2020

Bộ Công Thương đề xuất cho phép cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường từ ngày 1/5 với điều kiện các doanh nghiệp phải duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó.

Có tiếp tục áp dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo sau những lùm xùm trong tháng 4?

24-4-2020

Bộ Công Thương đã nhận trách nhiệm trước những bất cập phát sinh khi triển khai một quyết định chưa từng có trong nhiều năm qua, đó là áp dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo. Theo đó, hàng ngàn tấn gạo bị kẹt tại cảng, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

WB cảnh báo tác động của dịch COVID-19 đối với an ninh lương thực

22-4-2020

Ngày 21/4, Giám đốc điều hành phụ trách chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB), bà Mari Pangestu cho rằng các nước nghèo nhất thế giới phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, sự sụt giảm nguồn thu ngoại hối, những hạn chế về xuất khẩu lương thực cũng như sự đổ vỡ của các chuỗi cung ứng.

Nông sản, thực phẩm tìm hướng tiêu thụ online sang Trung Quốc giữa mùa dịch COVID-19

22-4-2020

35 doanh nghiệp Việt Nam của 13 tỉnh, thành phố trên cả nước đã giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, thực phẩm đến các nhà nhập khẩu Trung Quốc bằng hình thứ trực tuyến.