TIN TỨC-SỰ KIỆN

Dự báo cung – cầu gạo thế giới năm 2019/20

Ngày đăng: 06 | 05 | 2020

Trong báo cáo công bố tháng 4/2020, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo về sản lượng gạo niên vụ 2019/20 của Myanmar, Campuchia, Lào, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

USDA hạ dự báo về sản lượng gạo toàn cầu xuống 496,1 triệu tấn, giảm 3,2 triệu tấn so với dự báo tháng 3, và thấp hơn 0,5% so với sản lượng vụ 2018/19.

Các nước xuất khẩu thuộc khu vực Đông Nam Á chiếm hơn 80% trong tổng mức giảm sản lượng dự báo cho năm 2019/20, do bị hạn hán. Sản lượng của Trung Mỹ và Caribê dự báo cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Sản lượng của khu vực Đông Nam Á giảm cũng là lý do khiến USDA hạ dự báo về xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2020.

Tiêu thụ và thất thoát gạo trên toàn cầu niên vụ 2019/20 dự báo ở mức 490,2 triệu tấn, giảm 2,1 triệu tấn so với dự báo tháng 3 và giảm gần 1% so với mức cao kỷ lục của năm trước. Brazil, Myanmar, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nigeria và Thái Lan chiếm phần lớn mức điều chỉnh giảm dự báo về tiêu thụ, trong đó của Nigeria dự báo giảm 300.000 tấn xuống 6,3 triệu tấn do nguồn cung ít đi. Tiêu thụ của Hàn Quốc được điều chỉnh giảm 0,35 triệu tấn xuống 4,1 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ năm 1968/69. So với niên vụ trước, tiêu thụ và thất thoát ở Bangladesh, Myanmar, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Philippines và Việt Nam dự báo sẽ tăng lên; trái lại, tiêu thụ dự báo sẽ giảm ở Nhật Bản và Hàn Quốc do xu hướng đa dạng hóa lương thực. Tiêu thụ ở Mỹ dự báo giảm 7,5% do nguồn cung ít đi.

Thương mại gạo toàn cầu năm 2020 dự báo đạt 42,8 triệu tấn, giảm gần 2% so với dự báo tháng 3 và giảm 5% so với năm 2019. Đây là năm thứ 3 liên tiếp thương mại gạo thế giới sụt giảm, do nhập khẩu của các nước Bangladesh, Trung Quốc và Nigeria giảm sút.

Xuất khẩu gạo toàn cầu trong năm 2020 sẽ tiếp tục bị hạn chế bởi lệnh cấm và những hạn chế xuất khẩu gần đây ở một số nước Đông Nam Á để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh dịch Covid-19. Nguồn cung từ những nước xuất khẩu này dự báo cũng sẽ giảm đi do tác động tiêu cực của thời tiết như hạn hán. Ấn Độ mặc dù không cấm xuất khẩu nhưng hàng tháng phong tỏa (từ 25/3) và tình trạng thiếu nhân lực lao động cũng ảnh hưởng tới việc vận chuyển và bốc xếp gạo ở các nhà máy và cảng biển, khiến các doanh nghiệp không dám ký hợp đồng mới trong thời gian đó.

Nguồn: VITIC/USDA

NỘI DUNG KHÁC

Có hay không việc doanh nghiệp chăn nuôi độc quyền việc phân phối thịt heo trên thị trường?

6-5-2020

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết các doanh nghiệp chăn nuôi chiếm 35% thị phần thịt heo và không vi phạm về qui định doanh nghiệp thống lĩnh thị trường nhưng họ lại có ảnh hướng lớn.

Bộ Công Thương lí giải nguyên nhân giá thịt heo cao kỉ lục giữa lúc dịch bệnh khó khăn

6-5-2020

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, phải đến cuối năm 2020 thì nguồn cung thịt heo mới có thể khắc phục được tình trạng thiếu hụt do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi.

Trung Quốc hối hả mua gạo của Việt Nam, giá gạo xuất khẩu tăng vọt

5-5-2020

Sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xuất khẩu gạo bình thường từ tháng 5/2020, thị trường gạo bắt đầu khởi sắc. Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu nhiều gạo của Việt Nam.

Vải thiều, rau quả chế biến sẽ là chủng loại xuất khẩu ưu thế trong những tháng tới

5-5-2020

Xuất khẩu vải thiều dự báo sẽ khả quan hơn so với năm 2019 do mặt hàng này đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, cùng với sản phẩm chế biến tiện lợi, thời gian bảo quản lâu là những chủng loại rau quả được kì vọng sẽ tăng mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Doanh nghiệp bắt đầu đàm phán hợp đồng xuất khẩu gạo từ tháng 5

4-5-2020

Ngay sau khi Thủ tướng đồng ý cho xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1/5/2020 theo đề xuất của Bộ Công Thương nhiều doanh nghiệp gạo cho biết rất phấn khởi và đang nối lại thông tin với đối tác để tiếp tục đàm phán hợp đồng mới trong tháng 5 này.

Nhiều tỉnh tái đàn lợn đạt 90% so với trước khi có dịch tả lợn châu Phi

4-5-2020

Từ cuối tháng 12/2019, nhiều địa phương đã mạnh dạn tái đàn ngay sau khi hết dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Đến nay, một số địa phương được xem là ít gặp tổn thất từ dịch bệnh đã đảm bảo đạt 90% số lượng lợn so với trước khi có dịch.

Nông sản rà soát 'bắt sóng' các thị trường

4-5-2020

Không chỉ có DN khẩn trương, các tham tán và thương vụ Việt Nam tại các nước ASEAN cũng tích cực kết nối tìm đầu tra cho trái cây Việt.

'Hết gạo chạy rông, nhất nông, nhì sĩ'

30-4-2020

“Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Từ ngàn xưa, cha ông ta đã coi trọng nông nghiệp và nhận biết vai trò to lớn của nông nghiệp.

Nhất trí trình Quốc hội phê chuẩn 2 hiệp định thương mại và đầu tư với EU tại kì họp thứ 9

29-4-2020

Chiều 28/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).

Bộ Công thương kiến nghị xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1/5

28-4-2020

Bộ Công Thương đề xuất cho phép cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường từ ngày 1/5 với điều kiện các doanh nghiệp phải duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó.

Có tiếp tục áp dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo sau những lùm xùm trong tháng 4?

24-4-2020

Bộ Công Thương đã nhận trách nhiệm trước những bất cập phát sinh khi triển khai một quyết định chưa từng có trong nhiều năm qua, đó là áp dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo. Theo đó, hàng ngàn tấn gạo bị kẹt tại cảng, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

WB cảnh báo tác động của dịch COVID-19 đối với an ninh lương thực

22-4-2020

Ngày 21/4, Giám đốc điều hành phụ trách chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB), bà Mari Pangestu cho rằng các nước nghèo nhất thế giới phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, sự sụt giảm nguồn thu ngoại hối, những hạn chế về xuất khẩu lương thực cũng như sự đổ vỡ của các chuỗi cung ứng.