TIN TỨC-SỰ KIỆN

Không đăng kí được tờ khai hải quan, hàng trăm nghìn tấn gạo 'nằm cảng', doanh nghiệp khóc ròng

Ngày đăng: 15 | 04 | 2020

Các thương nhân thậm chí có khả năng phá sản do chi phí phát sinh mỗi ngày lên đến hàng trăm triệu đồng và nghĩa vụ bồi thường hợp đồng cho khách hàng theo qui tắc ngoại thương cùng hàng loạt rủi ro nặng nề khác kéo theo.

Khốn khổ vì mở đăng kí tờ khai lúc 0h

Mới đây, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã có báo cáo nhanh về những bất cập, khó khăn gặp phải của các thương nhân khi mở tờ khai hải quan để xuất khẩu gạo.

Theo VFA, một số thương nhân lo sợ sự kiện “0 giừ” tái diễn nên đã đã bố trí nhân sự trực canh khai tờ khai hải quan xuyên đêm, nhất là mốc 0 giờ ngày 11/4. 

Các thương nhân đã truyền đủ dữ liệu cần thiết theo qui định cho các lô hàng xuất khẩu và theo dõi thường xuyên hệ thống khai báo hải quan đến 23 giờ ngày 14/4 nhưng không nhận được phản hồi từ hệ thống của hải quan do vẫn bị kháo. 

Sau 23h ngày 11/4, một số thương nhân tạm ngừng theo dõi hệ thống khai hải quan vì không nghĩ rằng hệ thống sẽ mở 0h ngày Chủ Nhật (12/4).

Trong khi đó, từ ngày 24/3 đến ngày 10/4, phía Hải quan đã nắm rõ về việc có hàng trăm nghìn tấn gạo của nhiều thương nhân đã lên đến các cảng, sẵn sàng cho xuất khẩu và chưa thể đăng kí tờ khai hải quan cũng như thông quan được do lệnh tạm dừng việc đăng kí, tiếp nhận và thông quan đối với lô hàng gạo dưới mọi hình thức kể từ ngày 24/3.

Tuy nhiên, việc đăng kí tờ khai đã bất ngờ triển khai lúc 0 giờ ngày ngày Chủ Nhật 12/4 mà không có một thông tin chính thức nào trước đó từ các bên có trách nhiệm liên quan về thời gian mở hệ thống cũng như không có một nhân sự nào của cơ quan hải quan tiếp nhận hay trực hệ thống và các thương nhân hoàn toàn bị động. 

Khoảng 3 tiếng sau đóm một só thương nhân tiếp tục thao tác truyền dữ liệu để khai hải quan thì hệ thống thông báo đã bị chặn hoặc chỉ nhận được phản hồi từ hệ thống của hải quan số tờ khai được tiếp nhận nhưng không được phân luồng. 

Do đó, việc khai hải quan xem như chưa thành công dù đã có số tiếp nhận. 

Đến sáng sớm cùng ngày, thông tin từ các doanh nghiệp rằng hệ thống đóng cửa từ lúc 2h30 sáng và số lượng đã khai báo thành công là 399.989 tấn trong vòng 2 tiếng 30 phút. 

“Điều đó có nghĩa rất nhiều thương nhân đang có hàng sẵn sàng trên cảng không được phép xuất khẩu và phải đối diện với tất cả các chi phí phát sinh từ các container hàng trên cảng.

Các thương nhân thậm chí có khả năng phá sản do chi phí phát sinh mỗi ngày lên đến hàng trăm triệu đồng và nghĩa vụ bồi thường hợp đồng cho khách hàng theo qui tắc ngoại thương cùng hàng loạt rủi ro nặng nề khác kéo theo”, VFA nhận định.

Trước đó có 41/92 thương nhân đã có ý kiến gửi đến đơn vị này nhờ can thiệp, giúp đỡ liên quan đến vấn đề khai báo hải quan.

Kiến nghị giải toả toàn bộ lượng gạo đã có tại cảng

Trước những khó khăn trên, các thương nhân khẩn thiết đề xuất các phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Trước nhất, giải tỏa toàn bộ lượng gạo đã có tại các cảng bằng cách tạo điều kiện cho các thương nhân khai tiếp những đơn hàng còn đang khai dở dang và cho thông quan hết toàn bộ số lượng gạo hàng hóa đã nằm trên cảng trong thời gian sớm nhất có thể (số lượng thực tế ước không vượt quá 300.000 tấn).

Cho phép xuất khẩu gạo nếp và các mặt hàng gạo hữu cơ không giới hạn sản lượng do thực tế phân khúc này hoàn toàn không ảnh hưởng đến cân đối cung - cầu lương thực trong nước.

Về hạn ngạch 400.000 tấn, tiến hành kiểm tra số container, số seal đã được các thương nhân mở tờ khai qua mạng xem có hay không. Tùy thực tế có thể vừa kiểm tra và vừa xuất hàng bị tồn đọng tại cảng, vừa phát hiện được thương nhân khai báo khống nhằm giữ lượng hạn ngạch.

Các cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp chế tài đối với các thương nhân không xuất trình đúng, đủ số lượng hàng hóa, số container và số seal hàng như đã khai báo. Hủy toàn bộ tờ khai của thương nhân tại hệ thống nếu phát hiện việc khai khống số lượng, khai khống số container và số seal, không xuất trình được hàng hóa khi kiểm hóa.

Đối với hàng tàu, ưu tiên thực hiện thủ tục hải quan cho các thương nhân có tàu đã vào cảng nhận hàng trước và trong ngày 12/4 để các thương nhân tranh thủ xếp hàng nhanh.

Huỷ toàn bộ tờ khai đã được truyền của thương nhân tại hệ thống nếu phát hiện tình trạng không có tàu tại phao, khai khống số lượng, không xuất trình được hàng hoá…

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp nông nghiệp ứng biến trước đại dịch

15-4-2020

Cuộc chiến chống Covid-19, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nông sản.

An toàn thực phẩm và vai trò của người tiêu dùng

14-4-2020

Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu để con người duy trì sự sống và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Góc nhìn lạc quan về xuất khẩu nông sản thời Covid-19

14-4-2020

Thời gian qua, XK nhiều mặt hàng nông sản tỷ USD bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19.

Dịch COVID-19 vừa là thách thức vừa là cơ hội cho ngành nông nghiệp

13-4-2020

Trong khi nhiều quốc gia đang gặp khó khăn do dịch Covid 19, Việt Nam đã chủ động được lương thực và thực phẩm là điều rất quan trọng.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó vì trục trặc tờ khai hải quan

12-4-2020

Suốt từ sáng đến tối 11/4, doanh nghiệp không thể truy cập hệ thống làm tờ khai hải quan nhưng đến sáng 12/4 thì hạn ngạch đã được đăng kí hết.

Được phép xuất gạo, doanh nghiệp sẽ mua lúa giá cao

13-4-2020

Quyết định của Thủ tướng cho phép xuất khẩu gạo trở lại rất phù hợp với nguyện vọng của các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong ngành hàng lúa gạo Việt Nam, nhất là DN ở ĐBSCL.

Trung Quốc siết chặt quản lí, nông sản sẽ lại ùn ứ nếu không hạn chế đưa hàng lên biên giới

10-4-2020

Tính đến hết ngày 8/4, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đang tồn khoảng 1.698 xe và 1 toa hàng, trong đó riêng tỉnh Lạng Sơn còn tồn 1.582 xe, chủ yếu là các mặt hàng nông sản, trái cây như thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, mít,…

Bất chấp hạn mặn lịch sử, lúa gạo được mùa vượt kế hoạch

10-4-2020

Đến 30/6 dự kiến thu hoạch xong vụ Đông Xuân với sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn thóc. Từ tháng 7 đến hết năm 2020, tổng diện tích gieo cấy các vụ dự kiến 4,35 triệu ha, năng suất bình quân 53,6 tạ/ha, sản lượng ước đạt 23,3 triệu tấn thóc.

Hạn chế xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp rơi cảnh tiến thoái lưỡng nan

10-4-2020

Theo phản ánh của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo, nếu hạn chế số lượng gạo xuất khẩu như Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng, sẽ khiến DN tiến thoái lưỡng nan, nhiều DN có thể bị thua lỗ.

Gián đoạn nguồn cung lương thực do Covid-19, giá gạo tăng kỷ lục 7 năm

9-4-2020

Giá gạo đang ở mức cao nhất trong 7 năm do ảnh hưởng từ việc bùng phát Covid-19 dẫn đến các nhà nhập khẩu gạo tăng cường tích trữ trong khi các nhà xuất khẩu lại hạn chế xuất khẩu.

Xuất khẩu gạo “nóng” về nhu cầu và giá: Sớm “đón sóng” thị trường?

8-4-2020

Việc Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo không chỉ khiến các thị trường nhập khẩu là Philippines, Hongkong... lo ngại mà còn đẩy giá gạo Thái Lan lên mức cao kỷ lục trong suốt 6 năm trở lại đây. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, xuất khẩu gạo là một bài toán cần phải tính kỹ lưỡng.

Việt Nam thiệt hại bao nhiêu vì Covid-19?

8-4-2020

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), mức độ thiệt hại của nền kinh tế Việt Nam tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh sẽ dao động từ 675 triệu đến 3,7 tỷ USD.