TIN TỨC-SỰ KIỆN

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó vì trục trặc tờ khai hải quan

Ngày đăng: 12 | 04 | 2020

Suốt từ sáng đến tối 11/4, doanh nghiệp không thể truy cập hệ thống làm tờ khai hải quan nhưng đến sáng 12/4 thì hạn ngạch đã được đăng kí hết.

Sau khi Văn phòng Chính phủ ra thông báo Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xuất khẩu gạo có kiểm soát, ngày 10/4, Bộ Công Thương đã có quyết định 1106/QĐ-BCT về công bố hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo trong tháng 4/2020.

Trong quyết định, có quy định về việc thương nhân đăng ký hải quan và các quy định khác liên quan, có hiệu lực thực hiện từ 0 giờ ngày 11/4/2020.

Ngày 12/4, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Đồng bằng Sông Cửu Long phản ánh họ không thể tham gia xuất khẩu gạo trong tháng Tư vì bất cập trong việc đăng ký tờ khai hải quan (đăng ký trực tuyến).

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất-Thương mại Phước Thành IV (Vĩnh Long), cho biết có rất nhiều doanh nghiệp không làm được thủ tục mở tờ khai hải quan do bất cập trong thời gian mở tờ khai trên hệ thống hải quan điện tử.

“Suốt từ sáng đến tối 11/4, doanh nghiệp không thể truy cập hệ thống làm tờ khai hải quan nhưng đến sáng 12/4 thì hạn ngạch đã được đăng ký hết. Bất cập trong việc mở cổng khai hải quan vào nửa đêm, rạng sáng khiến nhiều doanh nghiệp mất cơ hội xuất khẩu và sẽ tiếp tục gặp khó khăn vì hàng còn ùn ứ ngoài cảng rất lớn,” ông Thành chia sẻ.

Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), cho biết sau khi nhận được thông tin cho phép xuất khẩu gạo trở lại, doanh nghiệp đã rất vui mừng vì nghĩ có thể giải phóng được các lô hàng đã vận chuyển đến cảng trước khi có quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo (theo Thông báo số 121/TB -VPCP ngày 23/3/2020).

Từ ngày 11/4, doanh nghiệp đã cử người túc trực trên hệ thống đăng ký tờ khai hải quan trực tuyến của Tổng cục Hải quan (Hệ thống VNACCS/VCIS) nhưng không thể đăng nhập vào hệ thống để đăng ký tờ khai hải quan.

Đến sáng sớm ngày 12/4 khi đăng nhập vào hệ thống này thì thấy thông tin 399.989 tấn gạo đã được đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu trên tổng số 400.000 tấn gạo được cho phép xuất khẩu trong thángTư

Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thể xuất được đơn hàng nào trong tháng Tư, kể các đơn hàng đã ký trước đó, gạo đã vận chuyển đến cảng chờ làm tờ khai hải quan.

Trong khi đó, ông Trần Tuấn Kiệt, Phó Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại-Dịch vụ-Xuất nhập khẩu Dung Nam (Thành phố Hồ Chí Minh), xác nhận vào rạng sáng 12/4, Tổng cục Hải quan đã mở cổng cho đăng ký tờ khai hải quan, đến gần sáng thì đã đủ hạn ngạch xuất khẩu trong tháng Tư nên hệ thống đăng ký tờ khai hải quan đã đóng.

Theo ông Kiệt, doanh nghiệp này đã phải cử nhân viên ngồi canh máy tính cả ngày lẫn đêm chờ Tổng cục Hải quan mở cổng khai báo hải quan để vào mở tờ khai.

Đến sáng 12/4, doanh nghiệp đã thực hiện khai báo hải quan được một số tờ khai nhưng phải đợi số liệu báo cáo tổng hợp mới biết chính xác.

Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương thành phố Cần Thơ cho biết, sau khi nhận được Quyết định của Bộ Công Thương, Sở đã thông báo cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo lên hệ thống hải quan điện tử làm tờ khai hải quan. Tuy nhiên, đến hôm nay doanh nghiệp phản hồi vẫn chưa xuất khẩu được vì phía Hải quan chưa cho thông quan.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang “ngồi trên đống lửa” vì hàng đã kéo ra cảng từ cuối tháng Ba gặp quyết định tạm dừng xuất khẩu, phải lưu lại kho bãi chờ quyết định mới, đến khi được xuất khẩu trở lại thì phải chờ hải quan.

Chỉ riêng các doanh nghiệp Cần Thơ hiện nay có gần 10.000 tấn gạo đang nằm ở kho cảng, trên các ghe tàu chờ xuất khẩu, chi phí phát sinh mà các doanh nghiệp phải trả lên tới tiền tỷ, ông Nguyễn Minh Toại thông tin thêm.

Chiều 12/4, trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cho biết do quyết định công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương được ban hành vào tối 10/4, rơi vào ngày cuối tuần (thứ 6) nên đến hiện tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh chưa nhận được văn bản hướng dẫn thực hiện thông quan đối với xuất khẩu mặt hàng gạo.

Theo ông Đinh Ngọc Thắng, sớm nhất ngày 13/4 (Thứ 2) Bộ Tài chính và Tổng Cục Hải quan mới có văn bản hướng dẫn cho Cục Hải quan các tỉnh thành.

Khi có thông tin cụ thể, Cục Hải quan Thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu gạo.

Theo Vietnamplus/TTXVN

NỘI DUNG KHÁC

Được phép xuất gạo, doanh nghiệp sẽ mua lúa giá cao

13-4-2020

Quyết định của Thủ tướng cho phép xuất khẩu gạo trở lại rất phù hợp với nguyện vọng của các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong ngành hàng lúa gạo Việt Nam, nhất là DN ở ĐBSCL.

Trung Quốc siết chặt quản lí, nông sản sẽ lại ùn ứ nếu không hạn chế đưa hàng lên biên giới

10-4-2020

Tính đến hết ngày 8/4, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đang tồn khoảng 1.698 xe và 1 toa hàng, trong đó riêng tỉnh Lạng Sơn còn tồn 1.582 xe, chủ yếu là các mặt hàng nông sản, trái cây như thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, mít,…

Bất chấp hạn mặn lịch sử, lúa gạo được mùa vượt kế hoạch

10-4-2020

Đến 30/6 dự kiến thu hoạch xong vụ Đông Xuân với sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn thóc. Từ tháng 7 đến hết năm 2020, tổng diện tích gieo cấy các vụ dự kiến 4,35 triệu ha, năng suất bình quân 53,6 tạ/ha, sản lượng ước đạt 23,3 triệu tấn thóc.

Hạn chế xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp rơi cảnh tiến thoái lưỡng nan

10-4-2020

Theo phản ánh của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo, nếu hạn chế số lượng gạo xuất khẩu như Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng, sẽ khiến DN tiến thoái lưỡng nan, nhiều DN có thể bị thua lỗ.

Gián đoạn nguồn cung lương thực do Covid-19, giá gạo tăng kỷ lục 7 năm

9-4-2020

Giá gạo đang ở mức cao nhất trong 7 năm do ảnh hưởng từ việc bùng phát Covid-19 dẫn đến các nhà nhập khẩu gạo tăng cường tích trữ trong khi các nhà xuất khẩu lại hạn chế xuất khẩu.

Xuất khẩu gạo “nóng” về nhu cầu và giá: Sớm “đón sóng” thị trường?

8-4-2020

Việc Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo không chỉ khiến các thị trường nhập khẩu là Philippines, Hongkong... lo ngại mà còn đẩy giá gạo Thái Lan lên mức cao kỷ lục trong suốt 6 năm trở lại đây. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, xuất khẩu gạo là một bài toán cần phải tính kỹ lưỡng.

Việt Nam thiệt hại bao nhiêu vì Covid-19?

8-4-2020

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), mức độ thiệt hại của nền kinh tế Việt Nam tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh sẽ dao động từ 675 triệu đến 3,7 tỷ USD.

Bộ Công Thương đề xuất cho phép xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo trong tháng 4

7-4-2020

Bộ Công Thương cho biết sau khi tính toán kĩ để đảm bảo an ninh lương thực, Bộ đề xuất trước mắt trong tháng 4 cho phép xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo. Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.

ĐBSCL vượt qua hạn mặn - Tiếp tục sản xuất lúa gạo dồi dào

7-4-2020

Trong bối cảnh hạn mặn bủa vây nhưng ĐBSCL vẫn duy trì sản lượng lúa ở mức ổn định 10,7 triệu tấn (giảm chỉ khoảng 118.000 tấn) là một nỗ lực đáng ghi nhận từ nông dân đến chính quyền các địa phương. Qua đó, góp phần làm cho xã hội yên tâm về vấn đề lương thực trong nước.

Gián đoạn lưu thông do dịch Covid, nhiều nông sản trên thế giới mất giá

1-4-2020

Do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, lưu thông hàng hóa ở nhiều quốc gia bị định trệ bởi các lệnh phong tỏa khiến nhiều loại nông sản trên thế giới tiêu thụ chậm. Những mặt hàng sụt giá trên thị trường giao dịch thế giới trong những ngày gần đây là: ngô, gạo, khô đậu tương, lúa mì, cà phê, tiêu, cao su…

Ngành nông nghiệp không muốn xuất khẩu 'lỡ hẹn' 42 tỷ USD

4-4-2020

Để đạt mục tiêu xuất khẩu theo đúng kế hoạch 42 tỷ USD là thách thức rất lớn và cần có những giải pháp toàn diện trước mắt và lâu dài. Theo đó, Bộ NN&PTNT đã tính toán mục tiêu tăng trưởng cho từng thị trường.

Nông sản 'bắt sóng' thị trường đứt gãy nguồn cung

4-4-2020

Câu chuyện Thương vụ Việt Nam tại Singapore kết nối đưa nhiều mặt hàng nông sản sang nước này giữa mùa dịch Covid-19 rất đáng khích lệ, nhất là việc “bắt sóng” và chớp cơ hội xuất khẩu ở những thị trường đang đứt gãy nguồn cung.