TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bộ Công Thương đề xuất cho phép xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo trong tháng 4

Ngày đăng: 07 | 04 | 2020

Bộ Công Thương cho biết sau khi tính toán kĩ để đảm bảo an ninh lương thực, Bộ đề xuất trước mắt trong tháng 4 cho phép xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo. Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.

Mới đây, Bộ Công Thương gửi báo cáo tới Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh.

Bộ Công Thương cho biết sau khi tính toán kĩ để đảm bảo an ninh lương thực, Bộ đề xuất trước mắt trong tháng 4 cho phép xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo. 

Vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ vào diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các Bộ, ngành, Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.

Bộ Công Thương cũng tính toán lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5 khoảng 800 nghìn tấn. Lượng được phép xuất khẩu này giảm 40% so với cùng kì năm ngoái và giảm 35,7% so với cùng giai đoạn năm 2018.

Theo thông báo chính thức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lượng gạo hàng hoá của vụ Đông Xuân có thể xuất khẩu là khoảng 3 triệu tấn. Nếu tính cả số lượng “gối đầu” từ 2019 chuyển qua là khoảng 3,2 triệu tấn. 

Với tốc độ xuất khẩu 25 nghìn tấn/ngày trong tháng 3 vừa qua, do các tờ khai hải quan mở trước 0h ngày 24/3 vẫn tiếp tục được thực hiện, ước tính lượng gạo xuất khẩu đến 31/3 khoảng 1,7 triệu tấn. Lượng gạo có thể xuất khẩu còn lại khoảng 1,5 triệu tấn. 

Nhu cầu an ninh lương thực trong tháng 4 và tháng 5 khoảng 700  nghìn tấn. Cụ thể, cần khoảng 300 nghìn tấn để thực hiện kế hoạch mua vào năm 2020 của Tổng cụ Dữ trữ Nhà nước. Ngoài ra, giữ lại thêm 400 nghìn tấn để dự phòng cho mọi tình huống có thể xảy ra trong tháng 4 và 5. 

“Với số lượng giữ lại này, mỗi người dân sẽ dự phòng thêm 7,3 kg gạo, một hộ gia đình 4 người sẽ được dự phòng thêm khoảng 30 kg cho tháng 4 và tháng 5", Bộ Công Thương nhận định.

Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm quản lí 400.000 tấn gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 bằng cách cộng dồn, trừ lùi số lượng theo tờ khai hải quan.

Ngoài ra, đoàn kiểm tra đề xuất, 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn phải ký thoả thuận với ít nhất 1 hệ thống siêu thị bảo đảm cung cấp dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu. Trường hợp không thực hiện theo thoả thuận, Bộ Công Thương có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp.

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản giá lúa, gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhìn chung có xu hướng tăng trong tháng 3. 

Tại An Giang, lúa IR50404 tăng 200 đồng/kg lên mức 4.800 đồng/kg; lúa OM 5451 tăng 300 đồng/kg lên mức 5.100 đồng/kg; lúa OM 6976 tăng 200 đồng/kg lên mức 4.900 đồng/kg. 

Tại Bạc Liêu, lúa Đài Thơm 8 tăng 200 đồng/kg lên 5.400 – 5.500 đồng/kg; lúa OM 5451 tăng 200 đồng/kg lên mức 5.100 – 5.300 đồng/kg. 

Tại Kiên Giang, lúa IR50404 ở mức 5.400 đồng/kg; lúa OM 4218 ở mức 5.800 – 6.000 đồng/kg; lúa OM 6976 ở mức 6.000 – 6.200 đồng/kg, ổn định trong suốt tháng 3/2020. 

Những ngày cuối tháng 3 giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm nhẹ khi bị tác động bởi thông tin việc tạm dừng thông quan xuất khẩu gạo. 

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

NỘI DUNG KHÁC

ĐBSCL vượt qua hạn mặn - Tiếp tục sản xuất lúa gạo dồi dào

7-4-2020

Trong bối cảnh hạn mặn bủa vây nhưng ĐBSCL vẫn duy trì sản lượng lúa ở mức ổn định 10,7 triệu tấn (giảm chỉ khoảng 118.000 tấn) là một nỗ lực đáng ghi nhận từ nông dân đến chính quyền các địa phương. Qua đó, góp phần làm cho xã hội yên tâm về vấn đề lương thực trong nước.

Gián đoạn lưu thông do dịch Covid, nhiều nông sản trên thế giới mất giá

1-4-2020

Do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, lưu thông hàng hóa ở nhiều quốc gia bị định trệ bởi các lệnh phong tỏa khiến nhiều loại nông sản trên thế giới tiêu thụ chậm. Những mặt hàng sụt giá trên thị trường giao dịch thế giới trong những ngày gần đây là: ngô, gạo, khô đậu tương, lúa mì, cà phê, tiêu, cao su…

Ngành nông nghiệp không muốn xuất khẩu 'lỡ hẹn' 42 tỷ USD

4-4-2020

Để đạt mục tiêu xuất khẩu theo đúng kế hoạch 42 tỷ USD là thách thức rất lớn và cần có những giải pháp toàn diện trước mắt và lâu dài. Theo đó, Bộ NN&PTNT đã tính toán mục tiêu tăng trưởng cho từng thị trường.

Nông sản 'bắt sóng' thị trường đứt gãy nguồn cung

4-4-2020

Câu chuyện Thương vụ Việt Nam tại Singapore kết nối đưa nhiều mặt hàng nông sản sang nước này giữa mùa dịch Covid-19 rất đáng khích lệ, nhất là việc “bắt sóng” và chớp cơ hội xuất khẩu ở những thị trường đang đứt gãy nguồn cung.

Thủ tướng: Xuất khẩu gạo phải xem xét kĩ lưỡng, thận trọng

4-4-2020

Việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay cần xem xét kĩ lưỡng, thận trọng; trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo.

Quí I/2020 nông, lâm, thủy sản xuất siêu hơn 3 tỉ USD giữa đại dịch COVID-19 bùng phát

4-4-2020

Trong quí I/2020, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt hơn 15 tỉ USD, trong đó, xuất khẩu hơn 9 tỉ USD và nhập khẩu gần 6,2 tỉ USD.

Trừ gạo và điều, xuất khẩu nhiều loại nông sản sụt giảm trong quí I/2020

1-4-2020

Nhiều loại nông sản chính của Việt Nam như rau quả, cà phê, cao su, tiêu...đều sụt giảm cả lượng và giá trị xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2020.

Dịch bệnh kéo dài “phép thử” lên nông sản xuất khẩu

27-3-2020

Dịch bệnh Covid-19 đang tác động nặng nề tới các mặt hàng nông sản - một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Dự báo tình hình ít nhất kéo dài đến hết năm 2020, là một phép thử cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của nông sản.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang EU phải sử dụng chứng thư điện tử

27-3-2020

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU thông tin, Ủy ban Sức khỏe và An toàn thực phẩm của EU (DGSANTE) vừa có thông báo gấp về chứng thư xuất khẩu sang EU trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) và EU đang phong tỏa biên giới.

Lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL: Vụ đông xuân 2020 được mùa, dư lúa gạo

27-3-2020

Về chủ trương tạm dừng xuất khẩu gạo, tại Hội nghị trực tuyến sơ kết sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2019 - 2020 triển khai kế hoạch vụ hè thu, thu đông, mùa năm 2020 tại các tỉnh, thành Nam Bộ, đại diện nhiều địa phương kiến nghị, Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT đề xuất với Chính phủ xem xét lại chủ trương này.

Giải bài toán giảm giá thịt lợn: Vừa nhập khẩu vừa tái đàn

27-3-2020

Bất chấp các chỉ đạo, khuyến nghị, kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT về việc áp dụng các biện pháp giảm giá thịt lợn, song hơn 1 tháng qua giá lợn hơi vẫn neo ở mức cao, từ 75.000 - 85.000 đồng/kg. Điều này khiến miếng thịt lợn đến tay người tiêu dùng hầu như không giảm, dao động từ 130.000 - 200.000 đồng/kg tùy loại.

Dịch COVID-19: Nhiều nước dừng xuất khẩu lương thực, đe dọa nguồn cung toàn cầu

25-3-2020

Một số nước đang thực thi các biện pháp bảo đảm nguồn cung lương thực trong nước tại thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, hãng tin Bloomberg cho biết.