TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bất chấp hạn mặn lịch sử, lúa gạo được mùa vượt kế hoạch

Ngày đăng: 10 | 04 | 2020

Đến 30/6 dự kiến thu hoạch xong vụ Đông Xuân với sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn thóc. Từ tháng 7 đến hết năm 2020, tổng diện tích gieo cấy các vụ dự kiến 4,35 triệu ha, năng suất bình quân 53,6 tạ/ha, sản lượng ước đạt 23,3 triệu tấn thóc.

Báo cáo giải pháp đẩy mạnh sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, dự kiến kế hoạch sản xuất lúa năm 2020 đạt hơn 7,36 triệu ha, năng suất bình quân 59,3 tạ/ha, sản lượng đạt 43,5 triệu tấn thóc, tăng 1,6% so với kế hoạch.

Theo đó, đến 30/6 dự kiến thu hoạch xong vụ Đông Xuân với diện tích gieo trồng hơn 3 triệu ha, năng suất bình quân 66,9 tạ/ha, sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn thóc. 

Cụ thể vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích hơn 1,5 triệu ha, năng suất bình quân 70 tạ/ha, sản lượng 10,8 triệu tấn. Vùng Đông Nam Bộ diện tích 77.000 ha, năng suất bình quân 58,8 tạ/ha, sản lượng 0,5 triệu tấn.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ diện tích 209.000 ha, năng suất bình quân 66,5 tạ/ha, sản lượng 1,4 triệu tấn. Vùng Tây Nguyên diện tích 87.000 ha, năng suất bình quân 67,3 tạ/ha, sản lượng 0,6 triệu tấn. Vùng Bắc Trung Bộ diện tích 350.000 ha, năng suất bình quân 63,2 tạ/ha, sản lượng 2,2 triệu tấn. 

Vùng Trung du miền núi phía Bắc diện tích 245.000 ha, năng suất bình quân 58 tạ/ha, sản lượng 1,4 triệu tấn. Vùng Đồng bằng sông Hồng diện tích 508.000 ha, năng suất bình quân 65,8 tạ/ha, sản lượng 3,3 triệu tấn. 

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng trong điều kiện rất khó khăn, nhất là ĐBSCL hạn mặn lịch sử nhưng vẫn được mùa do chủ động nhận định sớm cùng tập trung các giải pháp tổng hợp. 

Đến nay, căn bản diện tích lúa Đông Xuân các vùng miền đều khá tốt, sẽ đạt kế hoạch với sản lượng khoảng 20,2 triệu tấn thóc trong 6 tháng đầu năm, chiếm 46% sản lượng thóc cả năm. Với kết quả đó sẽ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước 6 tháng và công tác xuất khẩu (nếu diễn ra bình thường).

Từ tháng 7 đến hết năm 2020, sản xuất 3 vụ, gồm Hè Thu, Thu Đông và vụ Mùa với tổng diện tích gieo cấy dự kiến 4,35 triệu ha, năng suất bình quân 53,6 tạ/ha, sản lượng ước đạt 23,3 triệu tấn thóc. 

Cụ thể vụ Hè Thu dự kiến diện tích gần 2 triệu ha, năng suất bình quân 55,8 tạ/ha, sản lượng 11 triệu tấn, sẽ tập trung thu hoạch từ 15/6 - 30/9/2020. 

Vụ Thu Đông tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến diện tích 750.000 ha, năng suất bình quân 55,4 tạ/ha, sản lượng 4,2 triệu tấn thóc, sẽ tập trung thu hoạch từ 15/9 - 15/11/2020. 

Vụ Mùa với diện tích hơn 1,62 triệu ha, năng suất bình quân 50,4 tạ/ha, sản lượng 8,2 triệu tấn thóc, dự kiến sẽ tập trung thu hoạch từ 15/9 - 31/12/2020. 

Nhu cầu trong nước 30 triệu tấn thóc, gồm tiêu thụ của người dân là 14,5 tiệu tấn, phục vụ chế biến 7,5 triệu tấn, phục vụ chăn nuôi 3,4 triệu tấn, dùng làm giống, giống dự phòng 1 triệu tấn và dự trữ trong nước 3,8 triệu tấn.

Ngoài ra Bộ này dự báo, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2020 từ 6,5 - 6,7 triệu tấn.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành và địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp, trong đó tập trung theo dõi chặt chẽ thời tiết, sâu bệnh để có các biện pháp kĩ thuật kịp thời, đảm bảo được kế hoạch sản xuất lúa năm 2020.

Cụ thể tập trung chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh như bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu, bạc lá cho 1,2 triệu ha lúa Đông Xuân từ Thừa Thiên Huế trở ra để đảm bảo năng suất, sản lượng cao nhất khoảng 7 triệu tấn. 

Đối với các vụ còn lại gồm Hè Thu tại ĐBSCL, Hè Thu tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên, vụ Mùa ở phía Bắc, vụ Thu Đông ở ĐBSCL, tập trung bám sát thực tế để có biện pháp chỉ đạo tập trung, nhằm đạt năng suất, sản lượng cao nhất, đặc biệt là vụ Thu Đông ở ĐBSCL. 

Đến cuối quí II và đầu quí III, trên cơ sở tín hiệu thị trường và điều kiện sản xuất sẽ tăng diện tích giao cấy để tăng sản lượng, khai thác lợi thế thị trường.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

NỘI DUNG KHÁC

Hạn chế xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp rơi cảnh tiến thoái lưỡng nan

10-4-2020

Theo phản ánh của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo, nếu hạn chế số lượng gạo xuất khẩu như Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng, sẽ khiến DN tiến thoái lưỡng nan, nhiều DN có thể bị thua lỗ.

Gián đoạn nguồn cung lương thực do Covid-19, giá gạo tăng kỷ lục 7 năm

9-4-2020

Giá gạo đang ở mức cao nhất trong 7 năm do ảnh hưởng từ việc bùng phát Covid-19 dẫn đến các nhà nhập khẩu gạo tăng cường tích trữ trong khi các nhà xuất khẩu lại hạn chế xuất khẩu.

Xuất khẩu gạo “nóng” về nhu cầu và giá: Sớm “đón sóng” thị trường?

8-4-2020

Việc Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo không chỉ khiến các thị trường nhập khẩu là Philippines, Hongkong... lo ngại mà còn đẩy giá gạo Thái Lan lên mức cao kỷ lục trong suốt 6 năm trở lại đây. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, xuất khẩu gạo là một bài toán cần phải tính kỹ lưỡng.

Việt Nam thiệt hại bao nhiêu vì Covid-19?

8-4-2020

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), mức độ thiệt hại của nền kinh tế Việt Nam tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh sẽ dao động từ 675 triệu đến 3,7 tỷ USD.

Bộ Công Thương đề xuất cho phép xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo trong tháng 4

7-4-2020

Bộ Công Thương cho biết sau khi tính toán kĩ để đảm bảo an ninh lương thực, Bộ đề xuất trước mắt trong tháng 4 cho phép xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo. Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.

ĐBSCL vượt qua hạn mặn - Tiếp tục sản xuất lúa gạo dồi dào

7-4-2020

Trong bối cảnh hạn mặn bủa vây nhưng ĐBSCL vẫn duy trì sản lượng lúa ở mức ổn định 10,7 triệu tấn (giảm chỉ khoảng 118.000 tấn) là một nỗ lực đáng ghi nhận từ nông dân đến chính quyền các địa phương. Qua đó, góp phần làm cho xã hội yên tâm về vấn đề lương thực trong nước.

Gián đoạn lưu thông do dịch Covid, nhiều nông sản trên thế giới mất giá

1-4-2020

Do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, lưu thông hàng hóa ở nhiều quốc gia bị định trệ bởi các lệnh phong tỏa khiến nhiều loại nông sản trên thế giới tiêu thụ chậm. Những mặt hàng sụt giá trên thị trường giao dịch thế giới trong những ngày gần đây là: ngô, gạo, khô đậu tương, lúa mì, cà phê, tiêu, cao su…

Ngành nông nghiệp không muốn xuất khẩu 'lỡ hẹn' 42 tỷ USD

4-4-2020

Để đạt mục tiêu xuất khẩu theo đúng kế hoạch 42 tỷ USD là thách thức rất lớn và cần có những giải pháp toàn diện trước mắt và lâu dài. Theo đó, Bộ NN&PTNT đã tính toán mục tiêu tăng trưởng cho từng thị trường.

Nông sản 'bắt sóng' thị trường đứt gãy nguồn cung

4-4-2020

Câu chuyện Thương vụ Việt Nam tại Singapore kết nối đưa nhiều mặt hàng nông sản sang nước này giữa mùa dịch Covid-19 rất đáng khích lệ, nhất là việc “bắt sóng” và chớp cơ hội xuất khẩu ở những thị trường đang đứt gãy nguồn cung.

Thủ tướng: Xuất khẩu gạo phải xem xét kĩ lưỡng, thận trọng

4-4-2020

Việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay cần xem xét kĩ lưỡng, thận trọng; trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo.

Quí I/2020 nông, lâm, thủy sản xuất siêu hơn 3 tỉ USD giữa đại dịch COVID-19 bùng phát

4-4-2020

Trong quí I/2020, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt hơn 15 tỉ USD, trong đó, xuất khẩu hơn 9 tỉ USD và nhập khẩu gần 6,2 tỉ USD.

Trừ gạo và điều, xuất khẩu nhiều loại nông sản sụt giảm trong quí I/2020

1-4-2020

Nhiều loại nông sản chính của Việt Nam như rau quả, cà phê, cao su, tiêu...đều sụt giảm cả lượng và giá trị xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2020.