ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Tăng mức cho vay hộ nông dân khi không có tài sản bảo đảm

Ngày đăng: 13 | 09 | 2018

Cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa 200 triệu đồng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó tăng mức cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại khi không có tài sản bảo đảm.

Cụ thể, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm theo các mức như sau:

- Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (quy định cũ tối đa 50 triệu đồng) (trừ trường hợp cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm).

-  Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn (quy định cũ tối đa 100 triệu đồng).

Về chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án.

Nghị định cũng bổ sung quy định doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án.

Tổ chức tín dụng được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và các tài sản khác làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng theo quy định của pháp luật.

Theo KTNT

NỘI DUNG KHÁC

Nghị quyết “tam nông” tạo đà phát triển kinh tế nông nghiệp

6-9-2018

Một trong những kết quả lớn ngành nông nghiệp đạt được 10 năm qua là bước đầu đã tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại; phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

Chương trình OCOP - giải pháp phát triển KTNT và XDNTM hiệu quả

5-9-2018

Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Chương trình OCOP - giải pháp phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới hiệu quả” của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng BCĐ T.Ư các Chương trình MTQG giai đoạn 2016- 2020.

Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ

31-8-2018

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, trong đó quy định cụ thể chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ.

5% ngân sách hỗ trợ dự án đầu tư nông nghiệp - cú hích chưa đủ tầm?

11-8-2018

5% Ngân sách Trung ương và địa phương để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn thực sự đã đủ hay chưa?

Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

24-8-2018

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, nơi hoạt động của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Với vai trò quan trọng như thế, chính sách pháp luật đất đai, ngày càng được quan tâm xây dựng nhằm quản lý chặt chẽ và điều phối hài hòa; đặc biệt, ngày càng hướng đến việc giải quyết tư liệu sản xuất cho các đối tượng ở vùng khó khăn, các chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số.

Tháo gỡ khó khăn cho vay theo Nghị định 67

22-8-2018

Tháo gỡ khó khăn cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản là nội dung chính của hội nghị do Agribank tổ chức ngày 20/8 tại Thanh Hoá.

Sản xuất hàng hóa nông nghiệp và trách nhiệm cộng đồng

18-8-2018

Nông sản Việt Nam đang chinh phục được người tiêu dùng ở những thị trường khó tính nhất trên thế giới. Điều đó cho thấy, Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực quản lý, vận hành một nền nông nghiệp sạch, với những chủ thể tham gia sản xuất hàng hóa nông nghiệp có ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng. Hai dự án Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi được xây dựng cũng nhằm mục tiêu ấy.

Cần nhiều giải pháp để thúc đẩy DN đầu tư vào nông nghiệp

1-8-2018

Phát biểu khai mạc Hội nghị toàn quốc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NN sáng 30/7, PTT Trịnh Đình Dũng đề nghị các đại biểu cần chỉ rõ các giải pháp cả trước mắt và lâu dài để khuyến khích DN đầu tư nhiều hơn, hiệu quả hơn vào lĩnh vực NN.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tôm, cá tra VN liệu có hưởng lợi?

4-8-2018

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được cho là sẽ có tác động trực tiếp đến các nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam. Thủy sản Việt Nam trong đó có tôm, cá tra cũng sẽ có ảnh hưởng.

Nhiều chính sách liên kết sản xuất nông nghiệp

13-7-2018

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 98 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (liên kết).

Kỳ vọng đột phá từ Nghị quyết 19/2018

11-6-2018

Thực hiện Nghị quyết 19 (2014-2017), Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tiêu chí công nhận tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp

7-6-2018

Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành Thông tư quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp.