ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày đăng: 24 | 08 | 2018

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, nơi hoạt động của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Với vai trò quan trọng như thế, chính sách pháp luật đất đai, ngày càng được quan tâm xây dựng nhằm quản lý chặt chẽ và điều phối hài hòa; đặc biệt, ngày càng hướng đến việc giải quyết tư liệu sản xuất cho các đối tượng ở vùng khó khăn, các chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số.

Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) đã ra Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc thể hiện rõ chủ trương, định hướng và những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số: “Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và vấn đề tranh chấp đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở Tây Nguyên, Tây Bắc và vùng đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ”.

Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định về trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể, Điều 27 ghi nhận cần có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Đồng thời, phải xây dựng chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2085/QĐ-TTg Phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó, nêu mục tiêu cụ thể là giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho trên 80% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất. Song song đó, hoàn thành các dự án định canh định cư tập trung theo kế hoạch được duyệt để tiếp tục bố trí sắp xếp dân cư nhằm ổn định đời sống, phát triển sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư còn lại theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Gần đây nhất, Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư số02/2017/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020; Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 7/7/2017.

Theo đó, Thông tư này hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, tín dụng ưu đãi và chính sách bố trí sắp xếp ổn định dân cư cho hộ dân tộc thiểu số còn du canh du cư theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng áp dụng các chính sách cụ thể như sau:

Đối tượng áp dụng chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: Là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) ở các thôn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo (gồm cả dân tộc Kinh) ở xã khu vực III, thôn, bản, buôn, làng, ấp, phum, sóc, xóm…(thôn) đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, có trong danh sách hộ nghèo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; chưa có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất theo hạn mức đất bình quân chung do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách của nhà nước hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

Riêng các hộ đã được hưởng các chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020, không được hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất và chuyển đổi nghề.

Đối tượng áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi: Là đối tượng chưa có hoặc thiếu đất sản xuất theo mức bình quân chung của địa phương như quy định nêu trên được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất hoặc chuyển đổi nghề; đối tượng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn có phương án sử dụng vốn vay sản xuất kinh doanh được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Đối tượng áp dụng chính sách bố trí sắp xếp ổn định dân cư: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-UBDT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015.

Là một quốc gia nông nghiệp, đất đai đóng một vai trò nền tảng quan trọng đối với đời sống sản xuất của người nông dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Do đó, thực hiện tốt các chính sách về đất đai một mặt giúp cho đồng bào phấn khởi, yên tâm lao động sản xuất, hạn chế tình trạng du canh, du cư.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các khu định canh định cư, tái định cư được quy hoạch, đầu tư đồng bộ, bố trí đất sản xuất... đã đáp ứng phần nào nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của đồng bào trong thời gian qua. Đây là những kết quả quan trọng và cần thiết nhằm góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đoàn kết các dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào đối với lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Theo báo Tài nguyên Môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Tháo gỡ khó khăn cho vay theo Nghị định 67

22-8-2018

Tháo gỡ khó khăn cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản là nội dung chính của hội nghị do Agribank tổ chức ngày 20/8 tại Thanh Hoá.

Sản xuất hàng hóa nông nghiệp và trách nhiệm cộng đồng

18-8-2018

Nông sản Việt Nam đang chinh phục được người tiêu dùng ở những thị trường khó tính nhất trên thế giới. Điều đó cho thấy, Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực quản lý, vận hành một nền nông nghiệp sạch, với những chủ thể tham gia sản xuất hàng hóa nông nghiệp có ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng. Hai dự án Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi được xây dựng cũng nhằm mục tiêu ấy.

Cần nhiều giải pháp để thúc đẩy DN đầu tư vào nông nghiệp

1-8-2018

Phát biểu khai mạc Hội nghị toàn quốc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NN sáng 30/7, PTT Trịnh Đình Dũng đề nghị các đại biểu cần chỉ rõ các giải pháp cả trước mắt và lâu dài để khuyến khích DN đầu tư nhiều hơn, hiệu quả hơn vào lĩnh vực NN.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tôm, cá tra VN liệu có hưởng lợi?

4-8-2018

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được cho là sẽ có tác động trực tiếp đến các nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam. Thủy sản Việt Nam trong đó có tôm, cá tra cũng sẽ có ảnh hưởng.

Nhiều chính sách liên kết sản xuất nông nghiệp

13-7-2018

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 98 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (liên kết).

Kỳ vọng đột phá từ Nghị quyết 19/2018

11-6-2018

Thực hiện Nghị quyết 19 (2014-2017), Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tiêu chí công nhận tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp

7-6-2018

Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành Thông tư quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp.

Ban hành Thông tư hỗ trợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn

7-6-2018

Kể từ ngày 13/7/2018, các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ thông qua một số biện pháp.

Chính sách chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp qua hoạt động khuyến nông

26-5-2018

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông. Trong đó nêu rõ chính sách chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp thông qua hoạt động khuyến nông như: Chính sách bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo; chính sách thông tin tuyên truyền; chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình; chính sách khuyến khích hoạt động tư vấn, dịch vụ khuyến nông…

Giải pháp để tích tụ ruộng đất?

18-5-2018

Tích tụ, tập trung đất đai là xu hướng tất yếu nhằm khai thông con đường mới cho lực lượng sản xuất trong phát triển NN. Song, vấn đề đặt ra là, triển khai tập trung bằng phương pháp nào cho phù hợp? Đâu là giải pháp để tích tụ ruộng đất hiệu quả?

"Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính với hàng nông sản"

22-5-2018

Ông Trần Tuấn Anh nói cần tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới, tránh hệ luỵ khi đầu ra của nông sản phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Các quốc gia dọc sông Mekong gánh chịu chi phí ẩn từ hệ thống đập của Trung Quốc

14-5-2018

Sam In, một nông dân trồng lúa 48 tuổi tại tỉnh đông bắc Campuchia Stung Treng, không từng biết đến việc phải mua nước cho tới khi ông bị buộc phải rời khỏi căn nhà của mình bên bờ sông Mekong 2 năm trước đây.