ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Nghị quyết “tam nông” tạo đà phát triển kinh tế nông nghiệp

Ngày đăng: 06 | 09 | 2018

Một trong những kết quả lớn ngành nông nghiệp đạt được 10 năm qua là bước đầu đã tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại; phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, một trong những kết quả lớn ngành nông nghiệp đạt được đó là bước đầu đã tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại; phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

Ngành lâm nghiệp đã có sự đổi mới về công nghệ vượt bậc trong 10 năm qua - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Giá trị sản xuất tăng gần 4%/ năm

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, hiện nay ngành nông nghiệp đã duy trì tăng trưởng và đang chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô, năng suất và chất lượng ngày càng cao, an toàn thực phẩm được coi trọng. Về cơ bản hiện nay ngành nông nghiệp đã bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và từng bước bảo đảm an ninh dinh dưỡng, góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân nông thôn, đặc biệt trong các giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Giai đoạn 2008 - 2017 tốc độ tăng trưởng GDP ngành đạt 2,66%/năm, giá trị sản xuất tăng 3,9%/năm.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế, phù hợp nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong nội bộ từng ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường thuận lợi đã tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng và tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng. Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu thể hiện rõ kết quả tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường như: thủy sản, rau, hoa, quả, cây công nghiệp giá trị cao, đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Cụ thể, lĩnh vực trồng trọt có giá trị sản xuất tăng 2,9%/năm; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt tăng 46,2 triệu đồng, sản lượng lúa tăng thêm 4,25 triệu tấn; Lĩnh vực chăn nuôi cũng tăng 5,2%/năm về giá trị, thịt hơi các loại tăng từ 3,3 triệu tấn lên 5,2 triệu tấn, bình quân tăng 4,95%/năm; sữa các loại tăng 3,36 lần, trứng tăng 2,15 lần, sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng 2,35 lần.  

Lâm nghiệp có giá trị sản xuất tăng 5,95%/năm; diện tích rừng cả nước tăng 900.316 ha, độ che phủ rừng tăng từ 38,7% lên 41,45%. Lâm nghiệp đã khẳng định rõ vai trò một ngành kinh tế, xã hội và môi trường; thu từ Dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2011 - 2017 là 8.005,179 tỷ đồng (chiếm 16,2% giá trị sản xuất ngành); Giá trị sản xuất thủy sản cũng tăng 5,4%/năm; sản lượng tăng 48,34%, từ mức 4,87 triệu tấn lên 7,22 triệu tấn, trong đó khai thác xa bờ tăng 1,13 triệu tấn, nuôi trồng tăng 1,22 triệu tấn.

Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển đổi theo hướng tăng nhanh công nghiệp và dịch vụ. Hệ thống dịch vụ nông nghiệp phát triển mạnh và được xã hội hóa, nhất là dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật, cơ giới hoá, thủy lợi và thương mại cung ứng vật tư, tiêu thụ nông sản, nước sạch, xử lý rác thải sinh hoạt…

Trái cây vươn lên ngành hàng xuất khẩu tỷ đô - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Bước đầu phát triển công nghiệp chế biến

Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản đang được đầu tư theo hướng phát triển chế biến sâu, chế biến tinh. Hiện nay, trên cả nước có trên 7.000 cơ sở chế biến nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp; có 86,2% số xã có cơ sở chuyên chế biến nông sản, 73,7% số xã có cơ sở chuyên chế biến lâm sản, 7,4% số xã có cơ sở chuyên chế biến thủy sản; 60,8% xã có chợ đang hoạt động.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng nhanh, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (2008 - 2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm; riêng năm 2017 đạt 36,52 tỷ USD, tăng 20,05 tỷ so với năm 2008 và 6,14 tỷ USD so với năm 2013. Đã có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng (trái cây, hạt điều, cà phê; tôm; đồ gỗ) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD (năm 2008 chỉ có 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên và 2 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD). Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới.

Năm năm (2013 - 2017) thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu và các giải pháp của Nghị quyết. Vì vậy, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng ngành vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng  2,55%/năm (2013 - 2017) để phấn đấu đạt mục tiêu kinh tế đã đề ra đến năm 2020 (tốc độ tăng GDP ngành đạt khoảng 3%/năm), kim ngạch xuất khẩu đạt 157,07 tỷ USD, đạt 31,5 tỷ USD/năm, tăng 51,2 % so với bình quân của 5 năm trước. Về mục tiêu xã hội, cùng với đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an ninh dinh dưỡng, cơ cấu lại nông nghiệp đã giúp tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nông thôn bình quân 1,5%/năm. Về mục tiêu môi trường, đến hết năm 2017 tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%.

Ngày 7/9 tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với trên 200 đại biểu là đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương, các chuyên gia, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp. Hội nghị này là một sự kiện hết sức quan trọng nhằm đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện Nghị quyết; đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho thời gian tới.

Theo chinhphu.vn

NỘI DUNG KHÁC

Chương trình OCOP - giải pháp phát triển KTNT và XDNTM hiệu quả

5-9-2018

Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Chương trình OCOP - giải pháp phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới hiệu quả” của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng BCĐ T.Ư các Chương trình MTQG giai đoạn 2016- 2020.

Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ

31-8-2018

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, trong đó quy định cụ thể chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ.

5% ngân sách hỗ trợ dự án đầu tư nông nghiệp - cú hích chưa đủ tầm?

11-8-2018

5% Ngân sách Trung ương và địa phương để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn thực sự đã đủ hay chưa?

Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

24-8-2018

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, nơi hoạt động của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Với vai trò quan trọng như thế, chính sách pháp luật đất đai, ngày càng được quan tâm xây dựng nhằm quản lý chặt chẽ và điều phối hài hòa; đặc biệt, ngày càng hướng đến việc giải quyết tư liệu sản xuất cho các đối tượng ở vùng khó khăn, các chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số.

Tháo gỡ khó khăn cho vay theo Nghị định 67

22-8-2018

Tháo gỡ khó khăn cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản là nội dung chính của hội nghị do Agribank tổ chức ngày 20/8 tại Thanh Hoá.

Sản xuất hàng hóa nông nghiệp và trách nhiệm cộng đồng

18-8-2018

Nông sản Việt Nam đang chinh phục được người tiêu dùng ở những thị trường khó tính nhất trên thế giới. Điều đó cho thấy, Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực quản lý, vận hành một nền nông nghiệp sạch, với những chủ thể tham gia sản xuất hàng hóa nông nghiệp có ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng. Hai dự án Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi được xây dựng cũng nhằm mục tiêu ấy.

Cần nhiều giải pháp để thúc đẩy DN đầu tư vào nông nghiệp

1-8-2018

Phát biểu khai mạc Hội nghị toàn quốc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NN sáng 30/7, PTT Trịnh Đình Dũng đề nghị các đại biểu cần chỉ rõ các giải pháp cả trước mắt và lâu dài để khuyến khích DN đầu tư nhiều hơn, hiệu quả hơn vào lĩnh vực NN.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tôm, cá tra VN liệu có hưởng lợi?

4-8-2018

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được cho là sẽ có tác động trực tiếp đến các nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam. Thủy sản Việt Nam trong đó có tôm, cá tra cũng sẽ có ảnh hưởng.

Nhiều chính sách liên kết sản xuất nông nghiệp

13-7-2018

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 98 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (liên kết).

Kỳ vọng đột phá từ Nghị quyết 19/2018

11-6-2018

Thực hiện Nghị quyết 19 (2014-2017), Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tiêu chí công nhận tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp

7-6-2018

Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành Thông tư quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp.

Ban hành Thông tư hỗ trợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn

7-6-2018

Kể từ ngày 13/7/2018, các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ thông qua một số biện pháp.